Kinh nghiệm quản lý đối với rừng sản xuất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý rừng sản xuất trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 33)

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý rừng sản xuất

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý đối với rừng sản xuất ở Việt Nam

Văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng là những văn bản không chỉ cung cấp thơng tin mà cịn thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan quản lý nhà nước đối với người khai thác, sử dụng rừng nhằm thực hiện các chủ trương, quy định của

nhà nước. Hệ thống pháp luật về rừng từng bước được hoàn thiện. Từ năm 1991 tới nay, các luật, chính sách về rừng được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời các chính sách ngày càng khuyến khích việc phát triển, bảo vệ rừng sản xuất.

Chính sách quản lý, bảo vệ rừng sản xuất được các cơ quan ban ngành rất quan tâm, bởi lẽ nó là kim chỉ nam giúp cho công việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng sản xuất bền vững. Nhìn chung những nghiên cứu về chính sách phát triển rừng trồng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều hơn, song cũng mới chỉ quan tâm tập trung vào một số vấn đề như: phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp và một số nghiên cứu nhỏ về thị trường. Nhà nước cũng ban hành những nghị định, chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngày càng tốt hơn. Nhà nước cịn có các chính sách bảo hộ và làm giàu từ rừng sản xuất. Đây là những rừng tự nhiên nghèo, trồng các cây gỗ lớn, gỗ quý,… đồng thời ngày càng có nhiều chính sách hỗ trợ cơng tác xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu, đưa ra chính sách khuyến lâm, hỗ trợ nhân dân tại nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng sản xuất.

Nhà nước cịn khuyến khích tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân nhận đất để trồng rừng sản xuất tại những nơi có đất trống, đồi núi trọc, ưu tiên phát triển rừng sản xuất trồng nguyên liệu, phục vụ các ngành kinh tế; thực hiện đấu thầu, cho thuê đất để trồng rừng; đồng thời có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi cho những cá nhân tham gia trồng rừng. Nhà nước cịn xây dựng chính sách nhằm phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích các tổ chức,cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư và phát triển, chế biến lâm sản. Nhiều chương trình, dự án cấp quốc gia, quốc tế được triển khai tạo đà thúc đẩy việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tốt hơn. Việc liên kết thông qua các dự án giúp bảo vệ và phát triển rừng bền vững, có khoa học, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và đất nước.

Bảo vệ và phát triển rừng gắn liền với các chính sách về kinh tế - xã hội, đồng thời thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn lao động, ổn định và thực hiện cải thiện đời sống nhân dân tại những nơi có rừng. Đồng thời ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, thực hiện phát triển công nghệ và đào tạo nguồn lao động cho

bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, xây dựng lực lượng chữa cháy rừng, thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị, phương tiện phục vụ phòng cháy chữa cháy, phòng trừ sinh vật gây hại rừng sản xuất.

Kinh nghiệm quản lý tài nguyên rừng ở Sơn La: Năm 2012 Tỉnh Sơn La đã triển khai

dự án "tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam" đã tạo điều kiện thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cộng đồng tại địa phương trong việc quản lý tài nguyên rừng bền vững, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo đối với người dân sống dựa vào rừng. Mục tiêu của dự án là tạo điều kiện thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa phương ở Việt Nam vào việc quản lý tài nguyên rừng tự nhiên một cách công bằng và bền vững về mặt sinh thái; góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo đối với những cộng đồng sống dựa vào rừng. Tại tỉnh Sơn La, dự án có tổng vốn đầu tư hơn 4,4 tỷ đồng, với sự tham gia của 640 hộ dân. Diện tích rừng cộng đồng quản lý tại các bản là hơn 3.100 ha.

Rừng cộng đồng trong cả nước nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng được phân thành 3 loại: Rừng và đất do cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống tự nhiên từ nhiều đời nay; rừng và đất được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng; rừng và đất rừng do các tổ chức, cơ quan Nhà nước, các nơng lâm trường giao khốn cho cộng đồng. Hiện nay, rừng cộng đồng được quản lý theo các hình thức chính là quản lý theo dịng tộc, theo dân tộc; quản lý rừng theo thơn, bản và quản lý rừng theo nhóm hộ, sở thích. Việc trao quyền sử dụng và quản lý rừng cho người dân sẽ tăng cường sự tham gia của người dân vào q trình ra các quyết định có ảnh hưởng đến đời sống của họ. Giao rừng cho cộng đồng chính là giao quyền tự chủ cho dân, đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. Khi trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, người dân sẽ biết nhiều hơn, có thêm một diễn đàn để thảo luận các vấn đề quan trọng đối với họ và kiểm tra các hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong ngành lâm nghiệp.

Từ khi thực hiện dự án lâm nghiệp cộng đồng, rừng được giao cho dân quản lý và được khai thác theo quy định khi có sự đồng ý của cả cộng đồng. Nhờ đó, người dân có thêm nguồn thu được tạo ra từ hoạt động khai thác gỗ của rừng cộng đồng. Để tạo điều kiện để người dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống, dự án đã hỗ trợ xây dựng

mơ hình cây ổi ăn quả cho 5 cộng đồng, với quy mơ 5 ha, mức hỗ trợ bình qn là hơn 17 triệu đồng/ha. Hiện tại cây sinh trưởng tốt, về lâu dài sẽ đem lại nguồn thu nhập từ cây trồng và tăng cường chất lượng rừng, góp phần phát triển nguồn tài nguyên rừng cộng đồng. Dự án còn hỗ trợ người dân xây dựng 42 bếp tiết kiệm củi, trị giá 2,5 triệu đồng/bếp.

Bên cạnh đó, Nhà nước đang thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ mơi trường rừng áp dụng Thơng qua chính sách này, người dân sẽ được chi trả tiền tương ứng với diện tích rừng mà họ tham gia bảo vệ. Theo quy định, người dân sẽ được chi trả 250.000 đồng/ha/năm. Đây cũng chính là một nguồn thu nhập quan trọng cho người dân.

Kinh nghiệm quản lý tài nguyên rừng ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn: là một huyện miền núi vùng cao, trong đó: Phía Nam giáp với thị xã Bắc Kạn, phía Đơng giáp với huyện Na Rì, phía Bắc giáp với Ngân Sơn, Ba Bể; phía Tây giáp với huyện Chợ Đồn. Chính vì vậy, Bạch Thơng là huyện phản ánh tương đối đầy đủ những đặc điểm chính của Bắc Kạn cả về điều kiện tự nhiên và xã hội. Huyện Bạch Thông với chiều dài hơn 30Km chạy theo Quốc lộ 3 với tổng diện tích tự nhiên là 545,62km2 với dân số 32.216 người, huyện lỵ là thị trấn Phủ Thông cách thành phố Bắc Kạn 18 km về hướng bắc.

Tài nguyên thiên nhiên của huyện Bạch Thông khá phong phú, trong đó rừng và khống sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như: Nghiến, lim, sến, táu.. cùng các loài thú và các loại lâm sản quý khác. Đất cũng là một nguồn tài nguyên quý của huyện Bạch Thông. Đất ở Bạch Thông chủ yếu là các loại đất feralit rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây cơng nghiệp như: Mía, lạc, đậu tương, hồi, quế,… và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như cam, quýt…

Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp của huyện Bạch Thơng có trên 36.428ha (66,78%); trong đó diện tích trồng rừng tập trung thực hiện được 542,6ha, diện tích trồng rừng phân tán là 11,65ha. Từ phong trào nông dân thi đua, sản xuất nông - lâm nghiệp giỏi, trên địa bàn huyện Bạch Thông ngày càng xuất hiện nhiều hộ dân làm giàu từ mơ hình kinh tế kinh tế đồi, rừng góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tốt thế mạnh của từng vùng, hình thành các đơn vị sản xuất hàng hóa phù hợp với thị

trường tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, diện tích rừng trồng mới của huyện tăng qua các năm: năm 2015, toàn huyện thực hiện được 914,24 ha rừng trồng mới, trong đó: Diện tích trồng rừng dự án 147 thực hiện 739,24 ha/700 ha, đạt 105,6% kế hoạch.

Có được kết quả trên là do các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đã được ban lãnh đạo tỉnh, đặc biệt là chi cục lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn, hạt kiểm lâm huyện Bạch Thông rất quan tâm. Cụ thể: chi cục đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, kết quả là trên 95% diện tích rừng đã được bàn giao đất và thuộc quản lý của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng. Đồng thời, với chính sách tạo điều kiện cho phát triển, huyện đã thu hút được nhiều các chương trình, dự án đầu tư cả trong và ngồi nước cho việc phát triển rừng, từ đó góp phần tăng diện tích, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao.

Không những thế, uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, uỷ ban nhân dân huyện Bạch Thơng cịn thực hiện chỉ đạo các sở, ban ngành rà sốt diện tích đất, rừng chưa giao; đồng thời thực hiện cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các cá nhân trong huyện. Ngoài ra, với đề án “bốn tại chỗ”, công tác bảo vệ, quản lý, phát triển rừng, phòng cháy rừng được thực hiện quyết liệt tại cơ sở. Thực hiện giao trách nhiệm trực tiếp cho chủ tịch uỷ ban nhân dân các xã trong huyện, lực lượng kiểm lâm và hạt kiểm lâm chịu trách nhiệm chính trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân quản lý rừng. Đồng thời ban này còn trực tiếp tổ chức ký cam kết, xây dựng các buổi nói chuyện với người dân về chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Với cách làm như vậy đã khiến cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Từ đó góp phần phát triển rừng nói riêng, kinh tế xã hội huyện Bạch Thơng nói chung ngày càng vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý rừng sản xuất trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)