CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:
2.3.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.3.2.1 Cỡ mẫu
Xác định dựa trên cơng thức tính cỡ mẫu cho việc ước lượng một tỷ lệ:
n=Z21−α/2 p(1−p)
(p.ε)2
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu nghiên cứu
α: Mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05)
Z1-α/2: Khoảng tin cậy phụ thuộc mức ý nghĩa thống kê. Ta có: Z1-α/2 = 1,96 với α = 0,05.
ɛ: Mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể (ɛ = 0,1).
Do ở Việt Nam, khơng có nghiên cứu về bạo lực bạn tình được tiến hành trên nhóm phụ nữ phá thai, nên để tính tốn cỡ mẫu một cách phù hợp và chính xác hơn khi sử dụng tỷ lệ p từ các nghiên cứu nước ngồi, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu thử trên 50 đối tượng trước khi nghiên cứu chính thức, nhằm điều chỉnh bộ câu hỏi và ước tính tỷ lệ bị bạo lực do bạn tình trên mẫu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thử cho thấy trong lần mang thai này, có 52,6% phụ nữ phá thai bị ít nhất 1 hình thức bạo lực (bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục).
Thay các giá trị trên vào cơng thức với p = 52,6%, tính được cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 346. Thực tế đã phỏng vấn được 422 đối tượng.
25
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
Tất cả người bệnh có đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu đến phá thai tại khoa KHHGĐ, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Lựa chọn cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
Ước tính có khoảng 20 phụ nữ đến phá thai tại khoa KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong một ngày. Dựa vào nguồn nhân lực tham gia phỏng vấn và thời gian phụ nữ chờ làm thủ tục và thủ thuật, ước tính mỗi ngày có khoảng 4 – 5 phụ nữ thỏa mãn tiêu chuẩn được lựa chọn vào nghiên cứu, từ đó tính được k = 5. Chọn 1 số ngẫu nhiên giữa 1 và 5, số được chọn là phụ nữ đầu tiên trong ngày phỏng vấn, các phụ nữ tiếp theo được chọn bằng cách lấy số phụ nữ trước đó cộng với k cho đến khi hết buổi phỏng vấn. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện tham gia nghiên cứu hoặc từ chối tham gia thì lấy ngay người có số thứ tự tiếp theo để thay thế.