Sai số và hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bạo lực bạn tình và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.7 Sai số và hạn chế của nghiên cứu

2.7.1 Sai số

- Sai số trong q trình thu thập thơng tin:

+ Câu hỏi không rõ ràng khiến ĐTNC không hiểu hoặc hiểu nhầm ý câu hỏi.

+ ĐTNC từ chối tham gia, bỏ cuộc giữa chừng hoặc cung cấp sai thông tin đối với những thông tin nhạy cảm.

+ Sai số do nhớ lại khi hỏi các câu hỏi liên quan đến thời gian.

+ ĐTNC cố tình cung cấp sai thơng tin đối với những thông tin nhạy cảm hoặc mang yếu tố tâm lý.

- Sai số trong quá trình nhập liệu: người nhập liệu nhập sai hoặc bỏ sót thơng tin.

2.7.2 Cách khắc phục

- Trước khi tiến hành điều tra:

+ Tập huấn kỹ điều tra viên về cách phỏng vấn, những kiến thức liên quan để cung cấp cho ĐTNC.

31

+ Bộ câu hỏi được phỏng vấn thử trên 50 đối tượng, chỉnh sửa cho phù hợp với thông tin của ĐTNC và mục tiêu nghiên cứu.

- Trong quá trình phỏng vấn ĐTNC:

+ Nghiên cứu viên trực tiếp tham gia phỏng vấn và giải đáp thắc mắc cho các đối tượng nghiên cứu.

+ Áp dụng các kỹ năng khai thác thơng tin mang tính chất định tính để thu thập thơng tin của những câu hỏi nhạy cảm.

+ Việc phỏng vấn được tiến hành ở nơi kín đáo để đảm bảo riêng tư (một góc riêng, khơng có người nhà và các đối tượng khác) và thu được ý kiến cá nhân của đối tượng nhằm hạn chế tối đa việc sai số do đối tượng cố tình cung cấp sai thơng tin.

- Trong quá trình nhập liệu:

+ Nhập liệu viên nhập liệu cẩn thận, nhập xong từng phiếu kiểm tra lại một lượt phiếu đó rồi chuyển sang nhập phiếu tiếp theo.

+ Sau quá trình nhập liệu, điều tra viên kiểm tra ngẫu nhiên 10% số phiếu đã nhập.

2.8 Phân tích số liệu

- Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, sau đó được làm sạch, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.

- Đối với mục tiêu (1): Thống kê mơ tả được sử dụng để tính tỷ lệ bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác và bạo lực tình dục. Đối với mục tiêu (2): Thống kê suy luận bằng test thống kê Khi bình phương (χ2), sử dụng mơ hình hồi quy logistic đa biến nhằm xác định các yếu tố liên quan bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác và bạo lực tình dục.

2.9 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

- Nghiên cứu hồn tồn có sự ủng hộ, cho phép Ban lãnh đạo Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và khoa Kế hoạch hóa Gia đình.

- Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng bảo vệ đề cương của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trước khi tiến hành thu thập số liệu.

- Đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia nghiên cứu sau khi đã được giải thích rõ về mục đích cũng như những điểm có lợi và bất lợi khi tham gia nghiên cứu. Họ có thể rút khỏi nghiên cứu bất kỳ khi nào và có thể từ chối trả lời các câu hỏi.

- Nghiên cứu được thực hiện theo các hướng dẫn về đạo đức và an toàn cho nghiên cứu bạo lực gia đình do WHO [62] hướng dẫn như sau:

+ Sự an toàn của người trả lời và nhóm nghiên cứu là rất quan trọng.

+ Nghiên cứu cần phải có phương pháp phù hợp và xây dựng dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu về làm thế nào để giảm thiểu báo cáo về bạo lực.

+ Tính bảo mật là cần thiết để đảm bảo an toàn cho đối tượng tham gia nghiên cứu và chất lượng thông tin.

+ Tất cả các thành viên trong nhóm nghiên cứu nên được lựa chọn cẩn thận, được đào tạo chuyên môn và hỗ trợ liên tục.

+ Thiết kế nghiên cứu phải bao gồm các hành động nhằm giảm thiểu bất kỳ sự cố nào có thể gây ra cho những đối tượng tham gia nghiên cứu.

+ Các nhà nghiên cứu thực địa nên được đào tạo để giới thiệu đối tượng nghiên cứu nếu có yêu cầu hỗ trợ từ các dịch vụ địa phương và

33

các nguồn hỗ trợ. Nơi có ít nguồn hỗ trợ, có thể cần thiết cho nghiên cứu để tạo ra các nguồn hỗ trợ ngắn hạn.

+ Các nhà nghiên cứu và các nhà tài trợ có nghĩa vụ đạo đức giúp đảm bảo rằng các thông tin của người tham gia nghiên cứu được diễn giải và sử dụng đúng đắn để thúc đẩy phát triển chính sách can thiệp.

+ Câu hỏi về bạo lực chỉ nên được đưa vào các cuộc khảo sát được thiết kế cho các mục đích khác khi có thể đáp ứng các u cầu về đạo đức và phương pháp luận.

- Những vấn đề đạo đức can thiệp cụ thể trong nghiên cứu: các thơng tin của ĐTNC được giữ bí mật, thơng tin chỉ được phục vụ cho mục đích nghiên cứu; điều tra viên giới thiệu các nhóm sinh hoạt, trung tâm tư vấn hỗ trợ cho các phụ nữ bị bạo lực nếu họ cần giúp đỡ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bạo lực bạn tình và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)