Biến số và chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bạo lực bạn tình và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4 Biến số và chỉ số nghiên cứu

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC):

- Tuổi: tính theo năm dương lịch.

- Dân tộc: Kinh hay dân tộc khác.

- Tôn giáo: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Không theo tơn giáo nào, tơn giáo khác.

- Trình độ học vấn: Cấp học cao nhất đã hoàn thành.

- Nghề nghiệp: Nghề nghiệp chiếm nhiều thời gian nhất.

- Tình trạng hơn nhân: Độc thân; có người u nhưng khơng sống cùng; sống cùng người yêu; đã kết hôn và sống cùng chồng; đã kết hơn và sống xa chồng, đã li dị.

- Tình hình kinh tế: tự chủ về tài chính; bị phụ thuộc một phần hay hồn tồn. Người chu cấp tài chính cho đối tượng.

- Nơi ở: Nơi ở hiện tại của đối tượng theo quận/huyện/tỉnh: nội thành Hà Nội, ngoại thành Hà Nội, tỉnh khác ngồi Hà Nội.

- Sống cùng gia đình: Người sống cùng đối tượng tại thời điểm hiện tại.

- Tình hình kinh tế của đối tượng nghiên cứu: tự lập về kinh tế; bị phụ thuộc một phần hay hoàn tồn. Người chu cấp tài chính cho đối tượng.

- Thu nhập của đối tượng nghiên cứu: thu nhập bình quân/tháng.

- Tiền sử sinh sản của đối tượng nghiên cứu: tuổi mang thai lần đầu; tổng số lần mang thai; số lần sẩy thai, sinh non, thai chết lưu, phá thai; số con hiện tại còn sống.

Biến số, chỉ số cho mục tiêu 1: Bị bạo lực bạn tình theo các giai đoạn: Trong cuộc đời, trong khi mang thai, trong 12 tháng qua.

- Bạo lực tinh thần: được tính khi phụ nữ bị ít nhất một trong các hành vi:

+ Kiểm soát quan hệ bạn bè, gia đình và hoạt động của đối tượng.

+ Phớt lờ, tức giận, nghi ngờ đối tượng.

+ Sỉ nhục, lăng mạ đối tượng hoặc làm cảm thấy tồi tệ.

+ Coi thường, làm đối tượng bẽ mặt trước người khác.

+ Uống rượu, đánh bạc và không cho đối tượng biết đi đâu

+ Đưa tiền cho người phụ nữ khác

+ Từ chối quan hệ tình dục như một hình thức trừng phạt đối tượng

+ Đe dọa, dọa nạt đối tượng bằng bất cứ cách nào (quắc mắt, quát mắng, đập phá đồ đạc).

27

- Bạo lực thể xác: được tính khi phụ nữ bị ít nhất một trong các hành vi sau:

+ Tát hoặc ném vật gì đó làm đối tượng tổn thương.

+ Đẩy hoặc xơ thứ gì vào, kéo tóc.

+ Đánh, đấm, hoặc đánh bằng vật có thể làm đối tượng tổn thương.

+ Đá, kéo lê, đánh đập tàn nhẫn.

+ Bóp cổ, làm nghẹt thở, làm bỏng.

+ Đe doạ sử dụng hoặc đã sử dụng súng, dao, hoặc các vũ khí khác làm hại.

- Bạo lực tình dục: được tính khi phụ nữ bị ít nhất một trong các hành vi sau:

+ Dùng vũ lực cưỡng ép đối tượng quan hệ tình dục khi khơng muốn.

+ Đã từng có quan hệ tình dục khi khơng mong muốn.

+ Ép làm các hành động kích dục mà đối tượng cảm thấy nhục nhã, hạ thấp nhân phẩm.

Biến số, chỉ số cho mục tiêu 2:

- Biến phụ thuộc: Bị bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục.

- Biến độc lập:

+ Yếu tố từ đối tượng nghiên cứu: Tuổi; tơn giáo; trình độ học vấn; nghề nghiệp; tình trạng hơn nhân; tình trạng kinh tế; chủ động muốn có thai.

+ Yếu tố từ bạn tình và gia đình bạn tình: Tuổi, tơn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hành vi sử dụng chất kích thích (rượu, ma túy), chủ động muốn có thai, sống cùng gia đình bạn tình.

+ Yếu tố về đặc điểm sản khoa: số lần mang thai; tiền sử sẩy thai, phá thai, thai lưu, sinh non, có thai ngồi ý muốn; số con hiện tại; giới tính con; giới tính thai nhi; tuổi thai khi phá; nguyên nhân phá thai.

29

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bạo lực bạn tình và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)