.9 Mối liên quan giữa BLTX, BLTD và một số đặc điểm sản khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bạo lực bạn tình và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 58 - 97)

khoa

Đặc điểm

Bạo lực thể xác Bạo lực tình dục n (%) bị

bạo lực OR (95% CI) n (%) bịbạo lực OR (95% CI) Số lần mang thai

1 – 2 lần 13 (8,1) 1 14 (8,8) 1

≥ 3 lần (27,5)72 3,7 (1,7 – 8,2) (11,8)31 0,8 (0,3 – 2,1)

Tiền sử sẩy thai

(33,3)16 1,6 (0,8 – 3,2) 8 (16,7) 2,1 (0,8 – 5,2)

Không (18,4)69 1 37 (9,9) 1

Tiền sử phá thai

(29,6)34 1,4 (0,8 – 2,5) (15,7)18 2,1 (1,1 – 4,5)

Không (16,6)51 1 27 (8,8) 1

Tiền sử thai lưu

(29,1)16 1,4 (0,7 – 2,8) 7 (12,7) 1,6 (0,6 – 4,0) Không (18,8)69 1 (10,4)38 1 Số con ≤ 2 con (19,8)79 1 (10,5)42 1 ≥ 3 con 6 (27,3) 0,9 (0,3 – 2,8) 3 (13,6) 1,8 (0,5 – 7,0) Giới tính con Đã có con trai (22,1)46 1 (10,6)22 1

Chưa có con trai (18,2)39 1,1 (0,6 – 2,0) (10,7)23 1,1 (0,5 – 2,2)

Giới tính thai nhi

Đặc điểm n (%) bịBạo lực thể xác Bạo lực tình dục bạo lực OR (95% CI) n (%) bịbạo lực OR (95% CI)

(42,9)

Không biết (18,3)64 1 (10,3)36 1

Tuổi thai khi phá

≤ 12 tuần (20,8)76 1 (11,0)40 1

> 12 tuần 9 (15,8) 0,7 (0,3 – 1,5) 5 (8,8) 0,8 (0,3 – 2,1)

Nguyên nhân phá thai

Vì sức khỏe (17,0)16 0,8 (0,4 – 1,5) 7 (7,4) 0,6 (0,3 – 1,4) Nguyên nhân khác 69

(21,0) 1 (11,6)38 1

Những đối tượng đã biết giới tính thai nhi là con trai có nguy cơ bị BLTX cao gấp 2,7 lần (95% CI: 1,2 – 6,0) so với những đối tượng khơng biết giới tính thai nhi. Những đối tượng đã biết giới tính thai nhi là con gái có nguy cơ bị BLTX cao gấp 2,9 lần (95% CI: 1,1 – 9,5) so với những đối tượng khơng biết giới tính thai nhi. Nhóm đối tượng mang thai từ 3 lần trở lên có nguy cơ bị BLTX cao gấp 3,7 lần (95% CI: 1,7 – 8,2) so với những đối tượng mang thai từ 1 – 2 lần. Nhóm đối tượng có tiền sử phá thai có nguy cơ bị BLTD cao gấp 2,1 lần (95% CI: 1,1 – 4,5) so với nhóm đối tượng khơng có tiền sử phá thai.

51

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN4.1 Thực trạng bạo lực bạn tình ở phụ nữ phá thai 4.1 Thực trạng bạo lực bạn tình ở phụ nữ phá thai

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần trong cuộc đời cao nhất trong ba loại hình thức bạo lực (58,1% so với BLTX là 35,3%, BLTD là 27,5%). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010, nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh (năm 2011) với tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần từ bạn tình trong cuộc đời lần lượt là 53,6% và 80,3% [20],[44]. Trong các hình thức bạo lực, bạo lực tinh thần diễn ra phổ biến ở những nghiên cứu trước đây, nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 cho thấy tỷ lệ bạo lực tinh thần là 53,6% trong đời và 25,4% trong 1 năm gần đây, tiếp đến là bạo lực thể xác (31,5% trong đời và 6,4% trong 1 năm gần đây) và thấp nhất là bạo lực tình dục (9,9% trong đời và 4% trong 1 năm gần đây) [51]. Tỷ lệ các hình thức bạo lực ở phụ nữ trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh (2011) cao hơn nghiên cứu này khá nhiều: 80,3% bạo lực tinh thần, 66,2% bạo lực thể xác và 13,3% bạo lực tình dục [20]. Tỷ lệ cao là do nghiên cứu đó được triển khai tại các bệnh viện, mẫu được chọn là bệnh nhân nữ là nạn nhân bị bạo lực và cán bộ y tế là người trực tiếp tiếp cận, chăm sóc, hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực. Khi được cán bộ y tế thăm khám, hỏi han trong không gian riêng tư họ dễ dàng khai báo, chia sẻ tình trạng của mình để được điều trị, chăm sóc và tư vấn tốt nhất. Trong khi đó, nghiên cứu của chúng tơi chọn các phụ nữ vào bệnh viện phá thai, với tinh thần bất ổn cộng với chủ đề nhạy cảm sẽ khiến họ e ngại và dè dặt khi chia sẻ tình trạng bị bạo lực của mình.

10,7%. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu khác trên thế giới, nghiên cứu của Simukai Shamu (2013) cho thấy có 63,1% phụ nữ có ít nhất một trong ba loại bạo lực về thể xác, tình dục và tinh thần trong thời gian mang thai; trong đó 44% bạo lực tinh thần, 38,9% bạo lực tình dục và 15,9% bạo lực thể xác [35]; nghiên cứu ở Bangladesh năm 2017 đã ghi nhận một tỷ lệ tương tự là 65% bạo lực tinh thần, 35,2% bạo lực tinh thần và 18,5% bạo lực tình dục [37]. Nhưng tỷ lệ lại không tương đồng với nghiên cứu tỷ lệ bạo hành gia đình ở những phụ nữ sống ở Thành phố Hồ Chí Minh đến sinh ở Bệnh Viện Hùng Vương, trong nghiên cứu này tỷ lệ hiện mắc của bạo hành gia đình theo bảng câu hỏi AAS là 23,8% và theo bảng câu hỏi CTS2 tỷ lệ bạo hành là 10,1% về thể xác, 41,9% về tinh thần, và 29,4% về tình dục trong thai kỳ [46]. Sự khác nhau này là do mỗi nghiên cứu sử dụng thang đo bạo lực khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tơi đánh giá các hình thức bạo lực bằng bảng câu hỏi của Nghiên cứu đa quốc gia của WHO về Sức khỏe phụ nữ và Bạo lực gia đình đối với Phụ nữ.

Khi kết hợp các hình thức bạo lực trong lần mang thai này, có 53,1% bị ít nhất một trong ba loại hình thức bạo lực (bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác, bạo lực tình dục), kết quả này tương đồng với nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ 53,1% phụ nữ bị ít nhất một hình thức bạo lực bất kỳ [46]. Tỷ lệ này cao hơn một số nghiên cứu trên thế giới, đối tượng phụ nữ sau sinh ở khu vực thu nhập thấp Zimbabwe (2013), cho thấy có 63,1% phụ nữ có ít nhất một trong ba loại bạo lực về thể xác, tình dục và tinh thần trong thời gian mang thai [35], phụ nữ mang thai ở Bangladesh (2017) có 66,4% đã trải qua bất kỳ hình thức bạo lực nào trong thai kỳ [37]. Ngược lại, với nghiên cứu ở Ethiopia (2016) cho ra tỷ lệ bạo lực thấp hơn là 44,5% [36] và ở đối tượng phụ nữ mang thai tham gia

53

chăm sóc tiền sản tại phịng khám Outapi, Namibia (2017) cho thấy tỷ lệ phụ nữ đã từng bị bạo lực thấp hơn rất nhiều (10,1%) [38]. Như vậy, sự chưa tương đồng trong nghiên cứu này so với một số nghiên cứu của thế giới có thể lý giải do sự chưa đồng nhất về một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

4.2 Một số yếu tố liên quan đến bạo lực bạn tình ở phụ nữ phá thai

Yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của người phụ nữ

Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ là cán bộ viên chức/nhân viên cơng ty tư nhân có nguy cơ bị bạo lực tinh thần cao hơn những phụ nữ có nghề nghiệp khơng có chun mơn cao (cơng nhân, nơng dân bn bán) và chưa đi làm (nội trợ, thất nghiệp, học sinh sinh viên). Điều này có thể giải thích rằng, những phụ nữ là cán bộ viên chức/nhân viên công ty tư nhân là những người có trình độ học vấn cao hơn, họ có những hiểu biết về vấn đề bạo lực nói chung và bạo lực tinh thần nói riêng. Do đó, họ dễ dàng nhận biết, đánh giá các hành vi bạo lực tinh thần từ người bạn tình của họ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn của người phụ nữ và bạo lực tinh thần [25],[47], tuy nhiên trong nghiên cứu này lại khơng tìm thấy sự khác biệt.

Nhóm phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ bị bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục cao hơn so với những đối tượng trẻ hơn 35 tuổi, kết quả này khá tương đồng với một nghiên cứu ở huyện Ba Vì, Hà Nội năm 2010, tỷ lệ bị bạo lực thể xác ở phụ nữ mang thai cao nhất ở nhóm 40 – 49 (39%), giảm ở lứa tuổi trẻ hơn [48]. Nhưng kết quả này lại không tương đồng với một số nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ bạo lực tương đối ổn định ở các nhóm tuổi trẻ, thường tập trung ở nhóm 25 – 35 tuổi và

trở thành nạn nhân của bạo lực, phụ nữ trẻ luôn là nạn nhân của bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục hơn phụ nữ lớn tuổi [25]. Sự chưa tương đồng trong nghiên cứu này so với một số nghiên cứu của thế giới có thể lý giải do sự chưa đồng nhất về một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và văn hóa xã hội khác nhau giữa các khu vực.

Nhóm phụ nữ phụ thuộc kinh tế vào người khác có nguy cơ bị bạo lực tình dục cao gấp 4,3 lần so với nhóm tự lập về kinh tế. Từ xưa, sự ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới thể hiện trong đời sống xã hội như tư tưởng trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tơi, tính gia trưởng của người đàn ông. Những quan niệm này khiến nhiều người chồng cho rằng họ đóng vai trị là trụ cột trong gia đình, quyền quyết định mọi việc quan trọng. Bên cạnh đó, người phụ nữ khơng tự lập về kinh tế, lại khiến giá trị của họ bị hạ thấp hơn nên nguy cơ bị bạo lực sẽ cao hơn rất nhiều. Một nghiên cứu ở Thái Lan cũng cho thấy phụ nữ tự lập về kinh tế và biết tiết kiệm ít có khả năng bị bạo lực hơn những người có kinh tế nhưng khơng biết tiết kiệm [34].

Trong nhiều nghiên cứu khác có chỉ ra sự khác biệt giữa thực trạng bạo lực và những trải nghiệm về bạo lực như tình trạng bị bạo lực khi cịn nhỏ, chứng kiến người mẹ bị bạo lực từ chính cha đẻ [33],[45],[46],[51],

[64]. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi không đề cập đến lịch sử

đời sống của người phụ nữ nên không đưa ra mối liên quan giữa những yếu tố này và vấn đề bạo lực.

Yếu tố từ bạn tình

Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn, hành vi uống rượu bia và sử dụng ma túy của bạn tình có liên quan đến các hành vi bạo lực đối với

55

Những phụ nữ có bạn tình mới tốt nghiệp THCS/THPT có khả năng bị bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục cao hơn những đối tượng có bạn tình mà trình độ học vấn từ trung cấp trở lên. Điều này cho thấy rằng những phụ nữ có bạn tình mà trình độ học vấn thấp sẽ có nguy cơ bị bạo lực cao hơn những phụ nữ có bạn tình mà trình độ học vấn cao. Sự hiểu biết về xã hội, luật bình đẳng giới của bạn tình sẽ làm giảm nguy cơ gây bạo lực đối với người phụ nữ của mình. Điều này tương đồng với một số nghiên cứu trước đây [43],[45].

Những phụ nữ có bạn tình uống rượu bia có nguy cơ cao bị bạo lực tinh thần gấp 3,1 lần; bạo lực thể xác gấp 7 lần; bạo lực tình dục gấp 8,5 lần so với những đối tượng có bạn tình khơng uống rượu bia. Điều này cũng được thể hiện rõ ở nhiều nghiên cứu khác. Nghiên cứu của tác giả Dương Anh Tiểu Linh, những người phụ nữ có chồng uống rượu có nguy cơ bị bạo lực trong suốt cuộc đời cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ có chồng không uống rượu [52]. Trong nghiên cứu của UNFPA về vấn đề bạo lực đối với phụ nữ, những hành vi uống rượu, đánh nhau của người chồng có ảnh hưởng đến tình trạng bạo lực của nười phụ nữ, đặc biệt trong thời gian mang thai [51]. Nghiên cứu ở Ấn Độ và Bolivia cũng cho thấy hành vi sử dụng rượu bia của bạn tình có liên quan đến tình trạng bạo lực của nười phụ nữ [33],[64].

Cũng như hành vi uống rượu bia, những đối tượng có bạn tình sử dụng ma túy có nguy cơ bị bạo lực tình dục cao gấp 6,7 lần so với những đối tượng có bạn tình khơng sử dụng ma túy. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu ở Ai Cập năm 2015, tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực trong khi mang thai cao hơn khi bạn tình của họ nghiện ma túy [43].

tình [36],[46],[51], tuy nhiên, ở nghiên cứu này lại chưa tìm thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến hành vi bạo lực đối với người phụ nữ trong thời gian mang thai.

57

Một số đặc điểm sản khoa

Những đối tượng đã biết giới tính thai nhi là con gái có nguy cơ bị bạo lực tinh thần hoặc bạo lực thể xác cao hơn so với những đối tượng đã biết giới tính thai nhi là con trai hoặc khơng biết giới tính thai nhi. Nghiên cứu ở Ấn Độ xem xét mối liên quan giữa sở thích thích con trai của chồng, giới tính thai nhi và nguy cơ bạo lực thể xác và tình dục; tuy nhiên kết quả cho thấy sở thích thích con trai của chồng và giới tính thai nhi khơng liên quan đến các hình thức bạo lực [65], sự khác biệt này có thể lý giải do sự chưa đồng nhất về một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia. Như vậy, có thể thấy, kết quả của nghiên cứu cũng phản ánh được một phần tình trạng bất bình đẳng giới tính và quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Bên cạnh đó, những đối tượng phá thai vì giới tính thai nhi khơng mong muốn cịn có khả năng lặp lại phá thai do tiếp tục phải lựa chọn giới tính thai nhi [66].

Nhóm phụ nữ phá thai do nguyên nhân sức khỏe của mẹ và thai nhi có khả năng bị bạo lực tinh thần cao hơn những phụ nữ phá thai vì ngun nhân khơng do sức khỏe. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Đức năm 2014 thực hiện trên phụ nữ phá thai tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương đã chỉ ra có đến 77,3% số phụ nữ cho rằng “phá thai là biện pháp bất đắc dĩ, chỉ thực hiện trong những trường hợp bắt buộc”, đặc biệt, có đến 30,2% số phụ nữ cho rằng “phá thai là trái với đạo đức/ chuẩn mực của xã hội hay tơn giáo”

[67]. Ngồi ra, trong văn hóa, xã hội và tôn giáo Việt Nam, phá thai vẫn

được coi là một định kiến nặng nề. Nhiều nhà nghiên cứu vẫn phê phán mạnh mẽ việc phá thai, nhất là khi không phải do điều kiện sức khỏe bà mẹ hoặc thai nhi khơng đảm bảo cho việc giữ thai. Ngồi việc ảnh hưởng đến

cho rằng việc phá thai là một hành vi vơ nhân đạo. Ngày nay, khi mà quan hệ tình dục trước hơn nhân được lứa tuổi vị thành niên và thanh niên đón nhận cởi mở hơn, thì ngay cả trong nhóm đối tượng này, có đến 77,2% đối tượng được hỏi vẫn cho rằng “việc phá thai là một điều không thể chấp nhận”. Theo xu hướng của xã hội hiện tại, có thai sớm được coi là làm hạn chế những cơ hội thăng tiến trong học tập và công việc. Tuy vậy, ngay cả với những người trẻ đã từng phá thai, họ vẫn ln khơng hài lịng với quyết định phá thai và đổ lỗi cho việc phá thai như là một thất bại trong cuộc sống [68],[69]. Như vậy, có thể thấy, những người phụ nữ đến phá thai, họ vẫn có những thái độ khơng đồng tình cho việc phá thai, bởi vậy, khi việc phá thai xuất phát từ sức khỏe, dẫn đến việc họ sẽ dễ có những cảm xúc tiêu cực, bên cạnh đó đối diện với việc phải phá thai vì bản thân khơng chăm sóc tốt cho thai nhi sẽ dẫn đến bị các hành vi bạo lực tinh thần, áp lực từ phía bạn tình.

Nhóm phụ nữ mang thai từ 3 lần trở lên có nguy cơ bị bạo lực thể xác cao gấp 3,7 lần so với những phụ nữ mang thai từ 1 – 2 lần. Những đối tượng có tiền sử phá thai có nguy cơ bị bạo lực tình dục cao gấp 2,1 lần so với những đối tượng khơng có tiền sử phá thai. Những phụ nữ đã từng phá thai hoặc mang thai nhiều lần có thể vì lựa chọn giới tính thai nhi. Với những phụ nữ có khả năng sinh con thứ ba hoặc hơn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề kinh tế, nhiều cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống, những mâu thuẫn về kinh tế làm căng thẳng ức chế về tinh thần, dẫn đến tình trạng tranh cãi và cuối cùng nam giới thường sử dụng sức mạnh của mình để đánh đập và chửi bới người phụ nữ.

59

Nghiên cứu chỉ tiến hành khảo sát tại khoa Kế hoạch hóa Gia đình,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bạo lực bạn tình và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 58 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)