ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 100)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN

HUYỆN BỐ TRẠCH

2.4.1. Kết quả đạt được

Những năm qua, mặc dù phải đối phó với những khó khăn, thách thức của suy thoái kinh tế, nguồn vốn, thị trường, thiên tai, dịch bệnh... nhưng qua phân tích

thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Bố Trạch, cũng như các số liệu ở trên cho thấy kinh tế trang trại giai đoạn 2013 - 2017 đã phát triển khá nhanh cả về quy mô, chất lượng và giá trị sản xuất hàng hóa góp phần tích cực vào q trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chất lượng, giá trị, sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tạo nên những vùng sản xuất tập trung, góp phần khai thác thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hố, mặt nước ven sông, ven biển, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ứng dụng nhanh khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và dịch vụ ở nông thôn. Đã huy động lượng vốn khá lớn trong dân để đầu tư cho phát triển sản xuất nơng, lâm, thủy sản, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần xốđói giảm nghèo, làm giàu cho người dân và làm đổi mới bộ mặt nông thôn trong huyện; Kinh tếtrang trại đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của ngành Nông nghiệp và được khẳng định là mơ hình sản xuất hàng hóa tập trung và hiệu quả.

Kinh tế trang trại phát triển đa dạng trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên tất cả các vùng miền núi, gò đồi, đồng bằng, ven biển; đã khai thác được tiềm năng về đất đai, cây trồng, vật nuôi. Nhiều vùng sản xuất tập trung đã được hình thành như vùng trồng cây cơng nghiệp, cây ăn quả tại các xã, thị trấn,

vùng gò đồi (thị trấn Nơng trường Việt Trung, Tây Trạch, Nam Trạch, Hồ Trạch); vùng trang trại chăn nuôi gia cầm tại xã Hạ Trạch; vùng trang trại tổng hợp tại xã Sơn Lộc, Nhân Trạch, vùng trang trại nuôi trồng thuỷ sản tại xã Trung Trạch …

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Tiêu biểu như: mơ hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Hịa Trạch; mơ hình trồng tiêu sử dụng cơng nghệ tưới nhỏ giọt của Isarel ở thị trấn Nông trường Việt Trung. Ngồi ra, có nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư vào nông nghiệp ở Bố Trạch: Công ty Cổ phần chăn ni CP Việt Nam với mơ hình chăn ni lợn thịt quy mô 1.000 lợn thịt/lứa; Dự án chăn ni bị thịt áp dụng cơng nghệ cao của Tập đoàn Hịa Phát với quy mơ 29.000 con; Dự án chăn ni bị sinh sản và bị thịt của Cơng ty Cổ phần chăn ni Bình Hà với quy mơ 100.000 con...

Tuy quy mô và hiệu quả khác nhau nhưng hầu hết các trang trại bước đầu đã sử dụng có hiệu quả về đất đai, thu hẹp dần diện tích đất trống, mặt nước, ao hồ. Đẩy nhanh tốc độ phủ xanh, góp phần điều hịa khí hậu của vùng và cải tạo mơi trường sinh thái.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển kinh tế trang trại của huyện trong những năm qua còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Giá trị sản xuất bình qn trên một trang trại cịn thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chưa cao so với các địa phương khác. Số lượng trang trại quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, mang tính đột phá cịn ít, cịn thiếu kết nối với thị trường. Liên kết giữa các trang trại và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Sản phẩm bán ra chưa qua chế biến, tiêu thụ chủ yếu qua khâu trung gian nên phụ thuộc lớn vào sự biến động của thị trường.

- Trình độ quản lý, sản xuất kinh doanh của chủ trang trại còn hạn chế. Lực lượng lao động trong trang trại chưa được đào tạo nghề cơ bản. Sản xuất của trang trại chưa thật sựbền vững, có trang trại gây ô nhiễm môi trường.

- Các chủ trang trại gặp khó khăn về nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển trang trại rất lớn, trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của trang trại gặp nhiều khó khăn. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng. Vốn vay của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Để đủ điều kiện vay vốn, các chủ trang trại buộc phải có tài sản thế chấp.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Thế nhưng, phần lớn đất đai làm trang trại là đất thuê, đất đấu thầu cho nên ngân hàng khơng có cơ sở để cho vay.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Sự quan tâm của các cấp, các ngành và địa phương về đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại chưa nhiều. Chính sách hỗ trợ chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng mơ hình điểm cịn ít; thiếu những cơ chế, chính sách mang tính đột

phá. Các chính sách của Nhà nước đã ban hành chưa được thực hiện tốt. Do đó nhiều chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

- Thiên tại, lũ lụt thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của trang trại.

- Thiếu vốn cho phát triển sản xuất, việc tiếp cận vốn tín dụng của các trang trại gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là vay thương mại nên mức đầu tư thấp, chưa có đủ vốn để đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng những tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất, chăn nuôi để nâng cao năng suất lao động, sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ đáp ứng nhu cầu thị trường; hình thức sản xuất chủ yếu của các trang trại hiện nay vẫn là quảng canh nên hiệu quả thấp, thiếu bền vững.

- Các chủ trang trại hầu hết chưa qua đào tạo kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, nên gặp nhiều khó khăn trong điều hành sản xuất, kinh doanh. Lao động của trang trại phần lớn là lao động phổ thông, nên khó đáp ứng được những cơng việc địi hỏi chun mơn, tay nghề cao của trang trại. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại còn phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng của người lao động trong mỗi trang trại.

- Khả năng tiếp cận thị trường, hình thức tiêu thụ sản phẩm của các trang trại hiện nay chủ yếu là bán cho các thương lái và bán tươi. Các trang trại gặp nhiều khó khăn trong việc bán các sản phẩm, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khâu thu tiền về của cả trang trại sau một chu kỳ sản xuất. Điều này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều chủ trang trại khơng muốn mở rộng quy mô sản xuất mặc dù khả năng đất đai, lao động vẫn còn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của kinh tế trang trại trong lĩnh vực nông lâm.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

- Hiện nay trình độ quản lý và kiến thức về kỹ thuật của chủ trang trại còn nhiều hạn chế, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất còn khiêm tốn, nhiều ứng dụng chưa mang tính đặc thù riêng cho từng vùng sinh thái, thiếu chọn lọc nên chưa đem lại hiệu quả cao.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)