Quy hoạch phát triển số lượng trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 101 - 103)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.3.1. Quy hoạch phát triển số lượng trang trại

Huyện Bố Trạch cần rà soát, bổ sung quy hoạch vùng phát triển kinh tế trang trại gắn với thị trường, tạo điều kiện cho chủ trang trại tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hóa quy mơ lớn. Quỹ đất để phát triển kinh tế trang trại có thể quy hoạch từ đất sơng, ngịi và đất chưa sử dụng, đất trống đồi núi trọc, đất rừng nghèo kiệt, từ đất rừng sản xuất, quỹ đất cơng ích của xã…, hoặc có thể đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương tạo thành vùng tập trung để đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại. Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phải ổn định ít nhất

10 - 15 năm; cụm trang trại chăn nuôi phải xa khu vực đơng dân cư, gắn với xử lý

mơi trường.

Rà sốt, di dời đến vùng quy hoạch các trang trại không đảm bảo điều kiện sản xuất như nằm trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường… Quy hoạch tổng thể phát triển các cụm, vùng trang trại để tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và vệ sinh an toàn thực phẩm. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Huyện cần quy hoạch phát triển các cụm trang trại tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; ưu tiên đầu tư giống, cơng nghệ, khoa học, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; thuận lợi cho bao tiêu sản phẩm và xây dựng các nhà máy chế biến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Việc quy hoạch phân vùng phát triển kinh tế trang trại nhằm tạo điều kiện cho tất cả các vùng trên địa bàn huyện phát triển đồng đều.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành

nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cấp xã và các quy hoạch liên quan khác, địa phương cần xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển các cụm trang trại, các loại hình trang trại phù hợp gắn với tiệu thụ sản phẩm theo hướng:

- Vùng cát ven biển: Phát triển các cụm, loại hìnhtrang trại ni trồng thuỷ

sản, trang trạichăn ni, trang trại tổng hợp (chăn ni bị, lợn, gà , vịt; nuôi tôm,

cá, trồng rau màu các loại…) kết hợp trồng trừng phịng hộ, bảo vệ mơi trường và du lịch sinh thái. Cụ thể các vùng như Nhân Trạch, Đồng Trạch, Thanh Trạch, Trung Trạch và phụ cận.

- Vùng đồng bằng: Với nhiệm vụ là vùng kinh tế trọng điểm, bảo đảm an

ninh lương thực cho cả huyện vì vậy cần phát triển các cụm, loại hình trang trại ni trồng thuỷ sản mặn, lợ ở vùng ven sông (tôm, cá, cua); Phát triển các trang trại tổng hợp: trồng lúa, cây hàng năm kết hợp chăn nuôi lợn, gà, vịt, nuôi cá... Phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể các vùng như Bắc Trạch, Hạ Trạch, Mỹ Trạch và phụ cận.

- Vùng gò đồi và rừng núi: Phát triển các cụm, loại hình trang trại chăn

ni, trồng trọt, lâm nghiệp, tổng hợp. Tích cực chuyển đổi rừng nghèo kiệt để phát triển trang trại lâm nghiệp, trang trại trồng trọt; Phát triển các cây trồng có

thế mạnh như cây cao su, hồ tiêu…; Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với trồng cây lâm nghiệp và phát triển du lịch sinh thái ở những trang trại có điều kiện, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; góp phần phịng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Cụ thể các vùng như vùng Thị trấn Nơng trường Việt Trung, Nam Trạch, Hịa Trạch, Tây Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Sơn Lộc và phụ cận.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 101 - 103)