Vốn đầu tư cho các trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 105)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.3.4. Vốn đầu tư cho các trang trại

Trên thực tế vốn tự có của các trang trại vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Vì vậy, bản thân các chủ trang trại cần có những định hướng chiến lược riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình theo phương thức “lấy ngắn ni dài” bằng cách trồng thêm những cây ngắn ngày, hoặc chăn nuôi gia súc gia cầm, ni ong lấy mật... từ đó tích lũy vốn đầu tư mở rộng sản xuất.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn cần ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ trang trại được vay vốn theo lãi suất ưu đãi, trong đó có vay vốn khơng đảm bảo bằng tài sản. Trên thực tế vốn tự có của các trang trại vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Vì vậy, bản thân các chủ trang trại cần có những định hướng chiến lược riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình từ đó tích lũy vốn đầu tư mở rộng sản xuất.

Chủ trang trại có thể hợp tác trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như: thủy lợi, giao thông nội đồng, sơ chế, chế biến,bảo quản nông sản.... để giảm bớt áp lực về vốn.

Trang trại sản xuất kinh doanh bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra cần được ưu tiên hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ như giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất.

Hướng dẫn các chủ trang trại lập các thủ tục xác nhận tài sản, lập dự án vay vốn ngân hàng theo chu kỳ sản xuất, tăng cường cho vay trung và dài hạn với lãi suất hợp lý để các trang trại mở rộng đầu tư theo chiều sâu. Tổ chức xây dựng các quỹ tín dụng nhân dân có sự thamgia của các chủ trang trại.

Huyện cần có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các trang trại mới thành lập, hỗ trợ về khoa học, kỷ thuật, tiêu thụ sản phẩm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 105)