Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm sán lá truyền qua cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá ở người trên 15 tuổi tại vùng hồ thác bà tỉnh yên bái năm 2016 và một số yếu tổ liên quan (Trang 26 - 29)

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chứng minh một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm SLTQC với mức độ khác nhau như: Giới tính, kiến thức về nguyên nhân gây bệnh SLTQC, kiến thức về đường lây và món ăn truyền bệnh, kiến thức tác hại của bệnh, thực hành ăn

1.7.1. Giới tính

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ. Như kết quả trong nghiên cứu của tác giả Trịnh Hồ Tình tại Mỹ Quang, Phù Mỹ, Bình Định cho thấy tỷ lệ nhiễm ở nam là 18,2%, cao gấp 5,6 lần so với nữ giới (3,8%) [22]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đề và cộng sự năm 2002, khi điều tra tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa, nam giới nhiễm sán lá gan nhỏ cao hơn nữ giới trên 6 lần [37]. Kết quả trong ngiên cứu của Hà Tấn Dũng tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội cho thấy tỷ lệ nữ nhiễm SLGN là 30,4% thấp hơn nhiều so với nam giới (60,3%) [40]. Điều này khá là phù hợp, do người dân thường ăn gỏi cá đi kèm với uống rượu, trong các bữa nhậu nên nam giới thường ăn gỏi cá nhiều hơn, đây là điều kiện lây truyền bệnh SLTQC chủ yếu, còn phụ nữ thì ít có thói quen này.

1.7.2. Kiến thức về đường lây và món ăn truyền bệnh

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ nhiễm sán lá của nhóm người biết và khơng biết về đường lây truyền bệnh sán lá truyền qua cá. Như nghiên cứu của Ngọ Văn Thanh tại Nga Sơn, Thanh Hóa năm 2014 chỉ ra lệ nhiễm SLGN của nhóm người hiểu sai về đường lây nhiễm sán lá là 26,9%, cao hơn rõ rệt nhóm người hiểu đúng (chỉ nhiễm 7,3%). Nhóm hiểu sai đường lây nhiễm sán có nguy cơ nhiễm sán cao gấp 4,666 lần so với nhóm hiểu đúng, OR = 4,666 [11]. Điều này được giải thích bởi những người đã hiểu biết về đường lây truyền bệnh sán lá thì họ cũng biết cách phịng tránh bệnh SLTQC tốt hơn, nên tỷ lệ nhiễm cũng thấp hơn.

1.7.3. Kiến thức về tác hại của bệnh

Cũng trong nghiên cứu của tác giả Ngọ Văn Thanh điều tra tại Nga Sơn, Thanh Hóa năm 2014 đã cho thấy lệ nhiễm sán lá của nhóm người hiểu sai về tác hại nhiễm sán lá là 24,6%, cao hơn rõ rệt nhóm người hiểu đúng

(9,2%). Nhóm hiểu sai tác hại bệnh sán lá có nguy cơ nhiễm sán cao gấp 3,216 lần so với nhóm hiểu đúng, OR = 3,216 [11]. Nghiên cứu của Hà Tấn Dũng tại Khánh Thượng, Ba Vì, Hà Nội năm 2015 cho thấy người có kiến thức về tác hại của bệnh SLGN ở mức không đạt có nguy cơ nhiễm sán gấp 1,96 lần nhóm người có kiến thức đạt [40]. Điều này hồn tồn phù hợp vì những người đã hiểu biết đúng về tác hại khi bị bệnh SLTQC thì thường họ rất sợ khi bị nhiễm sán. Do đó họ thường lo lắng và có ý thức hơn để phịng tránh bệnh SLGN, nên tỷ lệ nhiễm bệnh cũng thấp hơn.

1.7.4. Thực hành ăn gỏi cá

Theo một nghiên cứu do nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 thực hiện cho thấy nước chanh và rượu trong món gỏi cá khơng có tác dụng ngăn ngừa sự lây truyền của sán lá truyền qua cá. Dưới tác dụng của nước chanh và rượu, ấu trùng sán lá gan nhỏ vẫn có tỷ lệ sống sót và tồn tại khoảng 95% [8]. Nói cách khác, hành vi ăn gỏi cá hay các món cá chưa nấu chín chính là thủ phạm gây ra bệnh sán lá gan nhỏ nói riêng và các bệnh SLTQC nói chung. Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của các tác giả như: nghiên cứu của Ngọ Văn Thanh tại Nga Sơn, Thanh Hóa năm 2014 cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá của nhóm người đã từng ăn gỏi cá nước ngọt là 25,9%, cao hơn rất nhiều nhóm người chưa từng ăn gỏi cá chỉ nhiễm 1,5%. Nhóm đã từng ăn gỏi cá có nguy cơ nhiễm sán cao gấp 23,019 lần so với nhóm chưa từng ăn, OR = 23,019 [11]. Tương tự trong báo cáo của tác giả Đỗ Trung Dũng và cộng sự (2007) khi nghiên cứu 615 người có tiền sử ăn gỏi cá, có đến 64,9% bị nhiễm các loại sán lá truyền qua cá [47]. Cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Thái và cộng sự tại xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng năm 2012, tỉ lệ nhiễm sán lá của người có tiền sử ăn gỏi cá là 19,37%, cao hơn hẳn người khơng có tiền sử

tại Khánh Thượng, Ba Vì, Hà Nội (2015) cho thấy có mối liên quan giữa hành vi ăn gỏi cá và thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ. Những người có tiền sử ăn gỏi cá có nguy cơ nhiễm SLGN gấp 57,6 lần những người không ăn gỏi cá [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá ở người trên 15 tuổi tại vùng hồ thác bà tỉnh yên bái năm 2016 và một số yếu tổ liên quan (Trang 26 - 29)