Tình hình nghiên cứu về sán lá truyền qua cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá ở người trên 15 tuổi tại vùng hồ thác bà tỉnh yên bái năm 2016 và một số yếu tổ liên quan (Trang 29 - 33)

1.8.1. Nghiên cứu về sán lá gan nhỏ

Nghiên cứu của Đặng Thị Cẩm Thạch năm 2005 đã thống kê C.

sinensis xảy ra ở ít nhất 12 tỉnh miền Bắc với tỷ lệ nhiễm biến động theo địa

phương và thời điểm điều tra với tỷ lệ nhiễm trung bình là 17,23%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất tại Ninh Bình (28,94%) rồi đến Nam Định (25,98%), Bắc Giang (16,29%), Hải Phòng (13,1%), Thanh Hóa (9,47%), Hà Tây (8,29%), Hịa Bình (5,0%), Hải Dương (4,9%), Hà Nội (0,43%), Tuyên Quang (0,4%) và thấp nhất ở Thái Bình (0,2%) [28].

Đến năm 2007 theo điều tra của Nguyễn Văn Đề, Nguyễn Văn Chương bệnh sán lá gan nhỏ đã được phát hiện ít nhất ở 25 tỉnh tập trung chủ yếu ở vùng có thói quen ăn gỏi cá, trong đó có 15 tỉnh phía Bắc và 10 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên với tỷ lệ nhiễm khác nhau từ 0,2 - 37% [30, 31]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương năm 2010 tại tỉnh Đăk Nông, cho kết quả tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ C. sinensis là 10,75% (76/707 đối tượng) [32].

Các vùng có tỷ lệ nhiễm cao chủ yếu là vùng mà cộng đồng có thói quen ăn gỏi cá và các món cá nước ngọt chưa nấu chín, đó là: vùng Đồng bằng châu thổ sơng Hồng, đặc biệt là vùng ven biển miền Bắc.

Năm 2008, Trương Tiến Lập và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ tại 3 huyện ven biển tỉnh Nam Định với 2117 mẫu phân đã được xét nghiệm cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 24,7%, cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ trung bình dưới 5.000 trứng/g phân. Điều tra 1.612 người tại ba huyện này cho tỷ lệ ăn gỏi cá từ 24,0% đến 86,9% [33].

Trong nghiên cứu sán lá truyền qua cá trên người tại Nghệ An, An Giang và Nam Định năm 2004-2005 của Nguyễn Văn Đề và cộng sự đã tiến hành điều tra trên 1.376 người. Kết quả: tại Nghệ An, tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá (sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ) là 0,06%. Tại Nam Định, tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá là 64,9%, trong đó nhiễm sán lá gan nhỏ là 50,6%, nhiễm sán lá ruột nhỏ là 52,4% [34].

Một cuộc điều tra khác của Lê Thị Tuyết và cộng sự cũng được thực hiện tại Nam Định nhằm mục mục tiêu: đánh giá nhận thức và thực hành của người trưởng thành về bệnh sán lá gan nhỏ tại hai xã thuộc tỉnh Nam Định. Kết quả cho thấy: tỷ lệ người dân nhận thức được về nguyên nhân gây bệnh là 31,2%, tác hại của bệnh là 56,6%, các biện pháp phòng bệnh là 47,5%. Tỷ lệ người dân ăn gỏi cá rất cao (45,2%) và người có tiền sử ăn gỏi cá có nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ cao gấp 210 lần so với người không ăn gỏi cá [35].

Năm 2013, Đỗ Mạnh Cường và cộng sự tiến hành nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ tại một phường của Hải Phòng, cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 15,69%, nam nhiễm cao hơn nữ (17,0% với nam và 14,39% với nữ). 37,84% người dân tại điểm điều tra có ăn cá chưa nấu chín. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm sán lá gan nhỏ như nghề nghiệp, tập quán ăn cá chưa nấu chín, ni súc vật trong nhà [36].

Ngồi khu vực châu thổ sông Hồng, vùng Bắc miền Trung cũng là nơi người dân có thói quen ăn gỏi cá nước ngọt khá phổ biến.

Như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và cộng sự năm 2002 tại xã Nga Tân huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ ăn gỏi cá của người dân ở đây rất cao (67,9%). Số gia đình có ao thả cá chiếm 73,3%, trong đó có sử dụng phân người và gia súc ni cá là 30,4%. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 11%(94/856) [37].

Năm 2013, một cuộc điều tra của Trần Quang Trung và cộng sự nhằm mục tiêu khảo sát kiến thức, thực hành về phòng chống sán lá gan nhỏ của người dân hai tỉnh Thái Bình và Nam Định cho kết quả: trên 50% người dân có biết đến bệnh sán lá gan nhỏ, tuy nhiên người dân khu vực này vẫn có tỷ lệ ăn gỏi cá rất cao (Thái Bình: 75%, Nam Định 51,5%). Người dân có kiến thức về phịng chống sán lá gan nhỏ là có tuy nhiên tỷ lệ thực hành đúng về phịng, chống sán lá gan nhỏ vẫn còn thấp [38].

Nhiễm sán lá truyền qua cá khơng chỉ có ở vùng đồng bằng ven biển, mà còn xuất hiện ở một số vùng đồng bằng khác. Một điều tra cắt ngang tiến hành vào tháng 9-2007 tại xã Khánh Thượng huyện Ba Vì, Hà Tây của tác giả Cao Bá Lợi được tiến hành trên 1400 người dân tại 6/13 thôn ở tất cả các độ tuổi đã được xét nghiệm phân tìm trứng ký sinh trùng đường ruột theo phương pháp Kato – Katz. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 45,8%, có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm sán la gan nhỏ giữa nam và nữ (52% so với 40% với p<0,05) [39].

Đến năm 2015, tác giả Hà Tấn Dũng đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và các yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ trên người cũng tại xã Khánh Thượng huyện Ba Vì Hà Nội. Kết quả cho thấy trong tổng số 208 đối tượng được xét nghiệm phân, có 98 người cho kết quả dương tính với sán lá gan nhỏ, chiếm tỷ lệ 47,1% [40].

1.8.2. Nghiên cứu về sán lá ruột nhỏ

Theo báo cáo của tác giả Waikagul J, năm 1991 ở khu vực Đơng Nam Á đã xác định có ít nhất 23 loài sán lá ruột ký sinh ở người. Chủ yếu có 7 họ đó là Echinostomatidae, Fasciolidae, Heterophyidae, Lecithodriidae,

Microphallidae, Paramphistomatidae và Plagiorchiidae. Các loài hay gặp

Hàn Quốc là quốc gia có tình trạng nhiễm sán lá ruột nhỏ nặng. Tác giả Chai Jy và Lee S.H (2002) đã cho rằng các loài sán lá ruột nhỏ truyền qua thức ăn đã và đang ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe cộng đồng Hàn Quốc [24].

Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá nhưng chủ yếu là sán lá gan nhỏ, một số ít nghiên cứu đã chỉ ra được tình trạng nhiễm sán lá ruột nhỏ, cụ thể như: Nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá và thành phần loài trên người tại hai xã Nghĩa Phú và Nghĩa Lạc huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định của tác giả Nguyễn Văn Đề và cộng sự (2006) đã phát hiện 6 loài sán lá truyền qua cá trong đó chỉ có 1 lồi sán lá nhỏ và có đến 5 lồi sán lá ruột nhỏ, trong đó tỷ lệ nhiễm sán lá ruột nhỏ đơn thuần là 14,3% [42].

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu Đỗ Trung Dũng và cộng sự (2014), các loài sán thuộc họ Heterophyidae như Haplorchis taichui, Haplorchis

pumilio, Stellantchasmus falcatus, Centrocestus formosanus đã được xác

định là có ký sinh trên người tại 9 tỉnh của Việt Nam. Nguyên nhân nhiễm các loại sán này là do ăn thức ăn được chế biến từ cá chưa nấu chín như gỏi cá, lẩu cá, cá nướng và đây thực sự là một vấn đề sức khỏe tại cộng đồng [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá ở người trên 15 tuổi tại vùng hồ thác bà tỉnh yên bái năm 2016 và một số yếu tổ liên quan (Trang 29 - 33)