Hệ thống xếp hạng tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu 0614 hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NH TMCP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28)

- Định nghĩa: Hệ thống xếp hạng tín dụng của NHTM là tập hợp các

chỉ tiêu đánh giá về khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng theo

các tiêu

thức nhất định.

- Vai trị của hệ thống xếp hạng tín dụng của NHTM:

Vai trị quan trọng nhất của hệ thống xếp hạng tín dụng của NHTM là giảm thiểu rủi ro tín dụng, thơng qua việc đánh giá khả năng tài chính và phi tài chính của từng khách hàng, từ đó NHTM đưa ra chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp.

6

NHTM có thể đánh giá được hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên nguồn lực vào những nhóm khách hàng an tồn, đảm bảo được nguyên tắc hoạt động tín dụng của NHTM.

Hệ thống xếp hạng tín dụng NHTM lượng hóa các rủi ro tín dụng nhằm cung cấp thơng tin cho các quy trình quản lý tín dụng sau: Ban hành chính sách tín dụng, quy trình cho vay, giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, Chính sách dự phịng rủi ro tín dụng, xác định vốn an tồn tối thiểu, phân tích hiệu quả sinh lời của danh mục tín dụng, xác định khung lãi suất tiêu chuẩn...

Kết quả của xếp hạng tín dụng dùng làm căn cứ để phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng phù hợp với quy định tại điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và tiến gần tới các chuẩn mực quốc tế hơn. Tóm lại, hệ thống xếp hạng tín dụng là một cấu phần quan trọng và là công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng.

- Cấu trúc của hệ thống xếp hạng tín dụng của NHTM:

Các đặc điểm về cấu trúc thiết kế và vận hành của hệ thống xếp hạng tín dụng có thể khác nhau giữa các ngân hàng, như cơ cấu đánh giá, trọng số của các chỉ tiêu, số lượng các mức xếp hạng, ước tính các mức rủi ro giắn liền với các mức xếp hạng, các chính sách khách hàng, chính sách áp dụng cho từng mức xếp hạng. Nhìn chung, khi xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng các ngân hàng đều cân nhắc đến các yếu tố như: chi phí và lợi ích của việc thu thập và đánh giá thơng tin, tính nhất qn của các tiêu chí đánh giá, tính hợp lý của các mức xếp hạng tương ứng với các mức rủi ro xác định, các chính sách cụ thể với từng nhóm khách hàng, chiến lược hoạt động kinh doanh của

7

ngân hàng và việc ứng dụng kết quả xếp hạng vào hoạt động quản trị ngân hàng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng của NHTM thường gồm 3 phần: Hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là cá nhân và hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là định chế tài chính. Trong đó, cấu phần hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp đóng vai trị cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất của các NHTM.

1.2. xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của NHTM: 1.2.1. Khái niệm:

Có nhiều khái niệm khác nhau về xếp hạng tín dụng (credit rating).

Ở nước ta, thuật ngữ "credit rating" được được dịch với nhiều nghĩa khác nhau như xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, phân loại tín dụng doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp ... Trong đó, sát nghĩa nhất là xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và phân loại tín dụng doanh nghiệp.

* Theo Standards & Poor, “xếp hạng tín dụng doanh nghiệp” là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và

thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách

đầy đủ và đúng hạn.

* Theo Moody's, “xếp hạng tín dụng doanh nghiệp” là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể

đi vay

dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thơng qua hệ 7

8

nghiệp” là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khốn đó

Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhưng các khái niệm này đều có điểm chung: xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là đánh giá uy tín tín dụng tổng quát của doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết tài chính đối với các đối tác (ngân hàng, nhà cung cấp, cổ đông...) trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong luận văn này, thuật ngữ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được hiểu là hệ thống phương pháp, quy trình, bộ máy, cơng cụ đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng doanh nghiệp (khả năng trả nợ của doanh nghiệp đi vay). Mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng được lượng hố thơng qua quá trình đánh giá bằng thang điểm để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp.

Xếp hạng tín dụng là một cơng cụ để đánh giá mức rủi ro của khách hàng. Tuy không thể chỉ ra chính xác, song một hệ thống xếp hạng tín dụng chuẩn mực sẽ giúp ngân hàng đánh giá khả năng một khách hàng sẽ trở thành “tốt” hoặc “xấu”. Đánh giá này, cùng với các phân tích khác sẽ trở thành nền tảng cho quyết định cấp và quản lý tín dụng của ngân hàng.

1.2.2. Đặc điểm chung của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:

- Chủ thể xếp hạng:

Chủ thể xếp hạng có hai loại: Các tổ chức bên ngoài xếp hạng và tự bản thân ngân hàng thực hiện xếp hạng.

Khi các ngân hàng tự thực hiện xếp hạng tín dụng, chủ thể xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là bản thân các ngân hàng - đối tượng chịu ảnh hưởng trực

9

tiếp từ khả năng trả nợ của các khách thể được xếp hạng. Trong khi đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp bên ngoài như Moody, Standard & Poor’s, Fitch, ... chủ thể xếp hạng khơng cấp tín dụng cho khách hàng nên họ có lợi ích độc lập với khách thể được xếp hạng. Do vậy, kết quả xếp hạng của các tổ chức bên ngoài thường được xem là khách quan cao hơn so với kết quả xếp hạng của các ngân hàng.

- Số lượng các mức xếp hạng:

Số lượng các mức xếp hạng được sử dụng để thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng phụ thuộc vào tính chất kinh doanh và cơ cấu danh mục cho vay của từng ngân hàng. Nhiều mức xếp hạng hơn cho phép các ngân hàng có thể phân định rõ hơn các cấp độ rủi ro. Các tổn thất nhờ đó cũng có thể được đo lường tốt hơn.

Để thể hiện các mức xếp hạng, các ngân hàng có thể sử dụng số thứ tự hoặc các chữ cái. Trường hợp sử dụng chữ cái, các dấu cộng (+) hoặc trừ (-) có thể được bổ sung để cung cấp thơng tin chi tiết hơn trên một cấu phần nhỏ của một mức xếp hạng cụ thể.

- Đối tượng sử dụng kết quả xếp hạng:

Kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng thường được ban hành và sử dụng nội bộ. Trong khi đó, kết quả xếp hạng doanh nghiệp của các công ty xếp hạng chuyên nghiệp được công bố rộng rãi cho công chúng và là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư tham khảo trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.

- về nguồn thông tin:

Thông tin sử dụng trong xếp hạng tín dụng có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Với vai trò là nhà tài trợ đối với các doanh nghiệp,

10

ngân hàng có khả năng tiếp cận và khai thác khá nhiều thơng tin trong đó có cả những thơng tin mang tính chất nội bộ của doanh nghiệp mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm bên ngồi khó có điều kiện tiếp cận và khai thác. Sự chính xác và tồn diện của các thông tin là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả phân tích, xếp hạng.

1.2.3. Mục tiêu và ý nghĩa của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:

1.2.3.1. Mục tiêu:

- Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nói chung và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nói riêng được xác định là một công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu bởi hệ thống này giúp nhà quản trị đánh giá khách hàng trên một nền tảng nhất quán, xác định được cơ cấu rủi ro của danh mục cho vay, tạo cơ sở cho việc định giá khoản vay, phát triển tín dụng cũng như thực hiện lập, phân bổ dự phịng tổn thất tín dụng. Xếp hạng tín dụng sẽ giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, có chính sách khách hàng hợp lý từ đó góp phần tăng lợi nhuận hoạt động.

- Đáp ứng yêu cầu của cơ quan giám sát và hiệp định quốc tế:

Hệ thống ngân hàng là một trong những kênh tài chính quan trọng trong nền tài chính quốc gia do vậy ln được các cơ quan hữu quan giám sát chặt chẽ các mặt hoạt động và quản lý rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng. Một trong những cơng cụ quản lý rủi ro tín dụng mà các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quản lý tốt nhất theo khuyến nghị của Basel đều hướng tới đó là hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ (IRS).

Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng hiệp ước Basel là yêu cầu cấp thiết và

11

bắt buộc đối với mọi ngân hàng nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro hoạt động. Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng để đánh giá năng lực và sự tín nhiệm của doanh nghiệp trong việc trả nợ không chỉ là sự quan tâm của các NHTM mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc từ phía các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của mỗi quốc gia và quốc tế.

1.2.3.2. Ý nghĩa:

Với vai trị như là một cơng cụ đo lường, phản ánh năng lực trả nợ của khách hàng vay, xếp hạng tín dụng nội bộ giúp các ngân hàng cải thiện tính chính xác và hỗ trợ việc ra quyết định tín dụng khiến cho q trình cấp tín dụng trở nên hiệu quả, tốn ít thời gian hơn và giảm bớt sự can thiệp của con người ở cả ba giai đoạn: thẩm định, cho vay và giám sát sau cho vay.

Ở giai đoạn thẩm định, kết quả xếp hạng tín dụng được sử dụng để quyết định việc đồng ý hay từ chối cấp tín dụng cho khách hàng, tối ưu hoá tỷ lệ phê duyệt các đơn xin vay thông qua việc xác định một mức điểm từ chối (cut - off). Thay vì thực hiện cả một quy trình nhiều bước phức tạp để đánh giá tồn diện mọi mặt của khách hàng, ngân hàng trước tiên xếp hạng khách hàng dựa trên các thông tin cơ bản thu thập được. Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay những khách hàng có mức điểm thấp hơn mức điểm từ chối và dành nhiều thời gian, nhân lực hơn để tiếp tục thẩm định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế tiết kiệm được nhiều thời gian, mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng.

Trong các giai đoạn tiếp theo, kết quả xếp hạng tín dụng là căn cứ để ngân hàng dự đốn khả năng khơng trả được nợ của các khách hàng hiện tại, từ đó quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt, quyết định về thời hạn và mức lãi suất cho vay cũng như xác định yêu cầu về tài sản bảo đảm. Kết quả xếp hạng tín dụng cũng được sử dụng để đánh giá hiện

12

trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay, cảnh báo sớm để ngân hàng kịp thời triển khai các biện pháp can thiệp với các khách hàng xấu.

Thông qua việc thực hiện xếp hạng tín dụng, tính khách quan của q trình phê duyệt tín dụng cũng được tăng lên. Khi áp dụng các tiêu chuẩn xếp hạng như nhau với mọi khách hàng, ngân hàng bảo đảm rằng họ đã đối xử bình đẳng đối với mọi khách hàng vay và nhờ áp dụng các tiêu chí nhất quán, sự áp đặt các ước lượng hoặc định kiến cá nhân trong đánh giá khách hàng của các cán bộ tín dụng được giảm thiểu.

Xếp hạng tín dụng cịn là cơng cụ hỗ trợ ngân hàng thiết lập, quản lý hạn mức tín dụng cho khách hàng, quản lý danh mục đầu tư, đo lường hiệu quả của danh mục, định giá khoản vay dựa trên rủi ro, quản lý rủi ro tập trung tín dụng theo các hạng khách hàng, quản lý việc thu nợ theo các mức rủi ro tiềm năng, xác định mức dự phịng rủi ro tín dụng phải trích lập, ... .

Hệ thống xếp hạng tín dụng cũng ghi dấu ấn hơn nữa với quản trị rủi ro của các ngân hàng nhờ vai trị của nó trong thu thập, quản lý, khai thác, phân tích thơng tin. Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, các bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh rằng, thách thức lớn nhất nhưng cũng là lợi ích tiềm năng lớn nhất trong dài hạn của các ngân hàng chính là việc thu thập và phân loại thơng tin chính xác, chi tiết về khách hàng vay, về các đặc điểm của các loại hình rủi ro (theo sản phẩm/ngành kinh tế/khu vực địa lý khác nhau, ..) và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó. Thế nhưng trên thực tế, cơ sở dữ liệu về các thông tin trên tại các ngân hàng vẫn rất hạn chế so với nhu cầu khai thác, sử dụng. Điều này vừa xuất phát từ khó khăn khách quan là chi phí lớn trong việc thu thập thơng tin vừa bắt nguồn từ hạn chế chủ quan là thiếu cơ sở và căn cứ để thu thập thơng tin - vốn ít ỏi lại nằm rải rác tại nhiều cấp hoặc nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau của ngân hàng. Hệ

13

thống xếp hạng tín dụng, vốn địi hỏi rất nhiều thơng tin đầu vào để vận hành, cũng như tạo ra nhiều thơng tin đầu ra có giá trị, sẽ tạo động lực và tiền đề để ngân hàng đầu tư vào hạ tầng cơng nghệ, hệ thống hố, lưu giữ và tích luỹ dần các thơng tin cần thiết, quan trọng đó.

Những phân tích trên cho thấy, xếp hạng tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, từ khâu đầu vào đến các khâu quản lý, đo lường và theo dõi liên tục tín dụng, từ cấp độ khách hàng riêng lẻ đến toàn bộ danh mục đầu tư, từ những ứng dụng trực tiếp trong tín dụng đến các ứng dụng trong đánh giá chất lượng tài sản, dự phịng, chính sách khách hàng, ... .

1.2.4. Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:

Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thơng thường bao gồm các bước cơ bản sau:

1.2.4.1. Thu thập thơng tin:

Để có thể phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, các thơng tin cần thu thập rất phong phú và đa dạng, từ các thơng tin cơ bản về tình hình nội tại của doanh nghiệp đến các thông tin tầm rộng hơn về ngành, nền kinh tế, . .

Các thông tin cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp có thể thu thập, tổng hợp từ hồ sơ do khách hàng cung cấp theo yêu cầu của ngân hàng như các báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các tài liệu liên quan khác. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thơng tin từ các nguồn như phỏng vấn, khảo sát thực địa khách hàng, báo cáo kiểm tốn, thơng tin từ cơ quan quản lý, dịch vụ thơng tin, ... . Ngồi ra, cịn có những nguồn thơng tin phi chính thức như: thơng tin

Một phần của tài liệu 0614 hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NH TMCP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w