Mục tiêu và ý nghĩa của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0614 hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NH TMCP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 36)

1.2.3.1. Mục tiêu:

- Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nói chung và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nói riêng được xác định là một cơng cụ quản lý rủi ro hữu hiệu bởi hệ thống này giúp nhà quản trị đánh giá khách hàng trên một nền tảng nhất quán, xác định được cơ cấu rủi ro của danh mục cho vay, tạo cơ sở cho việc định giá khoản vay, phát triển tín dụng cũng như thực hiện lập, phân bổ dự phịng tổn thất tín dụng. Xếp hạng tín dụng sẽ giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, có chính sách khách hàng hợp lý từ đó góp phần tăng lợi nhuận hoạt động.

- Đáp ứng yêu cầu của cơ quan giám sát và hiệp định quốc tế:

Hệ thống ngân hàng là một trong những kênh tài chính quan trọng trong nền tài chính quốc gia do vậy ln được các cơ quan hữu quan giám sát chặt chẽ các mặt hoạt động và quản lý rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng. Một trong những cơng cụ quản lý rủi ro tín dụng mà các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quản lý tốt nhất theo khuyến nghị của Basel đều hướng tới đó là hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ (IRS).

Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng hiệp ước Basel là yêu cầu cấp thiết và

11

bắt buộc đối với mọi ngân hàng nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro hoạt động. Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng để đánh giá năng lực và sự tín nhiệm của doanh nghiệp trong việc trả nợ không chỉ là sự quan tâm của các NHTM mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc từ phía các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của mỗi quốc gia và quốc tế.

1.2.3.2. Ý nghĩa:

Với vai trị như là một cơng cụ đo lường, phản ánh năng lực trả nợ của khách hàng vay, xếp hạng tín dụng nội bộ giúp các ngân hàng cải thiện tính chính xác và hỗ trợ việc ra quyết định tín dụng khiến cho q trình cấp tín dụng trở nên hiệu quả, tốn ít thời gian hơn và giảm bớt sự can thiệp của con người ở cả ba giai đoạn: thẩm định, cho vay và giám sát sau cho vay.

Ở giai đoạn thẩm định, kết quả xếp hạng tín dụng được sử dụng để quyết định việc đồng ý hay từ chối cấp tín dụng cho khách hàng, tối ưu hoá tỷ lệ phê duyệt các đơn xin vay thông qua việc xác định một mức điểm từ chối (cut - off). Thay vì thực hiện cả một quy trình nhiều bước phức tạp để đánh giá tồn diện mọi mặt của khách hàng, ngân hàng trước tiên xếp hạng khách hàng dựa trên các thông tin cơ bản thu thập được. Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay những khách hàng có mức điểm thấp hơn mức điểm từ chối và dành nhiều thời gian, nhân lực hơn để tiếp tục thẩm định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế tiết kiệm được nhiều thời gian, mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng.

Trong các giai đoạn tiếp theo, kết quả xếp hạng tín dụng là căn cứ để ngân hàng dự đốn khả năng khơng trả được nợ của các khách hàng hiện tại, từ đó quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt, quyết định về thời hạn và mức lãi suất cho vay cũng như xác định yêu cầu về tài sản bảo đảm. Kết quả xếp hạng tín dụng cũng được sử dụng để đánh giá hiện

12

trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay, cảnh báo sớm để ngân hàng kịp thời triển khai các biện pháp can thiệp với các khách hàng xấu.

Thơng qua việc thực hiện xếp hạng tín dụng, tính khách quan của q trình phê duyệt tín dụng cũng được tăng lên. Khi áp dụng các tiêu chuẩn xếp hạng như nhau với mọi khách hàng, ngân hàng bảo đảm rằng họ đã đối xử bình đẳng đối với mọi khách hàng vay và nhờ áp dụng các tiêu chí nhất quán, sự áp đặt các ước lượng hoặc định kiến cá nhân trong đánh giá khách hàng của các cán bộ tín dụng được giảm thiểu.

Xếp hạng tín dụng cịn là cơng cụ hỗ trợ ngân hàng thiết lập, quản lý hạn mức tín dụng cho khách hàng, quản lý danh mục đầu tư, đo lường hiệu quả của danh mục, định giá khoản vay dựa trên rủi ro, quản lý rủi ro tập trung tín dụng theo các hạng khách hàng, quản lý việc thu nợ theo các mức rủi ro tiềm năng, xác định mức dự phịng rủi ro tín dụng phải trích lập, ... .

Hệ thống xếp hạng tín dụng cũng ghi dấu ấn hơn nữa với quản trị rủi ro của các ngân hàng nhờ vai trị của nó trong thu thập, quản lý, khai thác, phân tích thơng tin. Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, các bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh rằng, thách thức lớn nhất nhưng cũng là lợi ích tiềm năng lớn nhất trong dài hạn của các ngân hàng chính là việc thu thập và phân loại thơng tin chính xác, chi tiết về khách hàng vay, về các đặc điểm của các loại hình rủi ro (theo sản phẩm/ngành kinh tế/khu vực địa lý khác nhau, ..) và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó. Thế nhưng trên thực tế, cơ sở dữ liệu về các thông tin trên tại các ngân hàng vẫn rất hạn chế so với nhu cầu khai thác, sử dụng. Điều này vừa xuất phát từ khó khăn khách quan là chi phí lớn trong việc thu thập thơng tin vừa bắt nguồn từ hạn chế chủ quan là thiếu cơ sở và căn cứ để thu thập thơng tin - vốn ít ỏi lại nằm rải rác tại nhiều cấp hoặc nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau của ngân hàng. Hệ

13

thống xếp hạng tín dụng, vốn địi hỏi rất nhiều thơng tin đầu vào để vận hành, cũng như tạo ra nhiều thơng tin đầu ra có giá trị, sẽ tạo động lực và tiền đề để ngân hàng đầu tư vào hạ tầng cơng nghệ, hệ thống hố, lưu giữ và tích luỹ dần các thơng tin cần thiết, quan trọng đó.

Những phân tích trên cho thấy, xếp hạng tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, từ khâu đầu vào đến các khâu quản lý, đo lường và theo dõi liên tục tín dụng, từ cấp độ khách hàng riêng lẻ đến toàn bộ danh mục đầu tư, từ những ứng dụng trực tiếp trong tín dụng đến các ứng dụng trong đánh giá chất lượng tài sản, dự phịng, chính sách khách hàng, ... .

Một phần của tài liệu 0614 hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NH TMCP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w