Bài học kinh nghiệm đối với xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu 0614 hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NH TMCP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 56 - 162)

1.4. Giới thiệu về xếp hạng tín dụng của S&P và Moody’s và bài học

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tạ

tại các NHTM VN:

- Nhìn từ góc độ kinh doanh hay tuân thủ quy định của cơ quan giám sát ngân hàng, việc xây dựng và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nói chung và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nói riêng sẽ là một xu thế và thực

32

hành tất yếu của các NHTM.

- xếp hạng tín dụng là một q trình bao gồm nhiều bước khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, từ việc lựa chọn các dữ liệu phù hợp

với đặc

điểm của từng ngành và từng doanh nghiệp cho đến việc xử lý các dữ

liệu này

một cách khéo léo và khoa học nhằm làm tăng ý nghĩa kinh tế của dữ liệu

được sử dụng trong các mơ hình xếp hạng.

- Việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở xử lý thông tin. Do vậy, chất lượng và số lượng thông tin đầu vào là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác xếp hạng tín dụng. Việc xây

dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, tập trung là một yêu cầu cấp

thiết đối

với các NHTM. Riêng về mặt thời gian, hệ thống xếp hạng tín dụng chuẩn

mực thường đòi hỏi phải lưu trữ dữ liệu tối thiểu trong 5 năm về khả năng

không trả được nợ của khách hàng nếu ngân hàng muốn xây dựng mơ hình

tính xác suất vỡ nợ của khách hàng (PD).

- Xếp hạng tín dụng là nhìn về tương lai phát triển của doanh nghiệp, do đó việc phân tích các dữ liệu về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp phải được đặt trong bối cảnh về rủi ro tổng thể của doanh nghiệp trước những thay đổi có thể có của các chu kỳ kinh tế có thể xảy ra

33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

2.1. Khái quát về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại VN:

Trên thế giới, đặc biệt là tại thị trường Mỹ, xếp hạng tín dụng (xếp hạng tín nhiệm) đã có lịch sử phát triển trên 100 năm với việc xếp hạng bao trùm rất nhiều đối tượng, từ một cá nhân cho đến một quốc gia. Tuy nhiên, ở VN, hoạt động này mới xuất hiện từ đầu những năm 2000 và vẫn cịn khá mới mẻ.

Ở góc độ các tổ chức chun nghiệp, đến nay ở VN có một số cơng ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiêp như: Cơng ty Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp VN (CRV), Cơng ty Thơng tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R), CIC, Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá VN (Vietnam Report)... Tuy nhiên, hoạt động của các công ty này (ngoại trừ CIC) trong thời gian qua vẫn cịn hạn chế, nhỏ lẻ, thiếu tính bài bản. Hầu hết các cơng ty chưa thể công bố một bản danh sách xếp hạng đúng với khái nhiệm của xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và do đó chưa được các nhà đầu tư thừa nhận rộng rãi.

Ngày 15/11/2007, Báo điện tử VietNamNet và Vietnam Report chính thức cơng bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất VN về doanh thu - VNR 500 - tại website www.vnr500.com.vn và trang chủ của Báo điện tử

VietNamNet. Có thể nói, VNR 500 là một trong số ít bảng xếp hạng doanh nghiệp tại VN hiện nay tiếp cận theo thông lệ quốc tế, tham khảo kinh nghiệm xây dựng mơ hình xếp hạng của Fortune 500, Forbes 500. Mặc dù phương thức tổ chức thực hiện và kết quả xếp hạng có thể gây nhiều tranh cãi song

34

đây cũng là dấu hiệu đáng ghi nhận cho sự phát triển của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp tại VN.

Ngày 24/01/2002, với Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN, NHNN đã đặt nền móng chính thức cho hoạt động xếp hạng tín dụng của CIC bằng việc cho phép CIC triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp với thời gian thí điểm là 02 năm. Theo đó, đối tượng thí điểm phân tích, xếp loại tín dụng là các DNNN; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; Công ty cổ phần. Các doanh nghiệp được phân loại theo bốn ngành: nông lâm ngư nghiệp; thương mại dịch vụ; xây dựng; công nghiệp và theo ba loại quy mô: lớn; vừa; nhỏ. Căn cứ vào số điểm tổng hợp, doanh nghiệp được xếp loại tín dụng theo 6 loại có thứ hạng từ cao xuống thấp, có ký hiệu là AA; A; BB; B; CC; C với AA là hạng tốt nhất và C là hạng có mức rủi ro cao nhất.

Sau hai năm thí điểm, kết quả thu được khá khả quan. Đó cũng là cơ sở để ngày 28/4/2004, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 473/QĐ-NHNN chính thức phê duyệt Đề án Phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, cho phép CIC cung cấp bản báo cáo phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Đối tượng được nhận các bản báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, khơng cung cấp cho các đối tượng khác.

Qua quá trình triển khai, rút kinh nghiệm, ngày 21/6/2006, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1253/QĐ-NHNN cho phép CIC chính thức thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng doanh nghiệp. Đối tượng được nhận bản báo cáo xếp hạng đã được mở rộng, bao gồm các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng và một số tổ chức khác khi có yêu cầu. Đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu tự xếp hạng có thể sử dụng kết quả phân tích của CIC để làm tài liệu tham khảo khi có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc để

35

tự đánh giá năng lực hoạt động của chính mình. Để đẩy mạnh hoạt động xếp hạng, CIC đã có kế hoạch thành lập cơng ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp VN trong thời gian tới.

Từ nền tảng của Quyết định 57 nói trên, việc phân loại khách hàng theo ngành và quy mô, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính tương tự hướng dẫn tại Quyết định 57, các ngân hàng đã phát triển thêm nội dung chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính, đánh giá các khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng gồm: lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý, uy tín trong giao dịch ngân hàng, các yếu tố bên ngoài, và các yếu tố khác.

Dấu mốc tiếp theo trong sự phát triển của hoạt động xếp hạng tín dụng trong tồn hệ thống các NHTM VN là sự ra đời của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2004 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Cụ thể, theo Điều 4 của Quyết định này, trong thời gian tối đa ba 3 năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực (tức là chậm nhất đến tháng 05/2008), các tổ chức tín dụng phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của mình. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:

- Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;

- Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;

- Uy tín đối với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây;

36

- Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

Thực hiện quyết định trên, tất cả các NHTM đều đã triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo yêu cầu của NHNN, tuy nhiên tiến độ hồn thành của các ngân hàng có sự khác biệt. Trong khi một số ngân hàng như VIB, BIDV, VCB, MB, ACB, ... đã hoàn thành và áp dụng hệ thống xếp hạng cho tồn hệ thống thì nhiều ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thành.

Ngồi ra theo điều 7 Quyết định 493 nói trên, các ngân hàng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và triển khai thực hiện sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Vì vậy, để chủ động tính tốn và trích lập dự phịng rủi ro một cách hợp lý, các ngân hàng lớn khi xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình đều hướng tới việc sử dụng hệ thống này để phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro nên việc đầu tư cho hệ thống xếp hạng sẽ bài bản và kỹ càng hơn.

2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại VIB:

Năm 2008 đánh dấu một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế thế giới. Những bất ổn trên thị trường tài chính Mỹ và Châu âu đã biến thành cơn bão tàn phá kinh tế và tài chính tồn cầu. Trong năm 2009, nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế VN cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng chung đó. Kinh tế VN trong năm 2008 và 2009 đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi đồng thời phải chặn đà suy giảm kinh tế và đề phòng khả năng lạm phát cao quay trở lại.

Tiêu chí

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước_________ 897,779 83.89 % 16,465,16 5 98.33 % 19,556,048 98.95 % Cho vay chiết khấu

thương phiếu và các

giấy tờ có giá 29,852 2.79% 109,000 0.65% 14,689 0.07% Cho vay băng vôn

tài trợ, ủy thác đầu tư_________________

141,776 13.25

% 55,476 0.93% 89,010 0.45% Cho vay đôi với

các tổ chức, cá nhân nước ngồi 506 0.05% 14,609 0.09% 104,482 0.53% 37

Những biến động bất lợi đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách hàng VIB. Nguy cơ phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. Sau hai năm tăng trưởng mạnh, Ban lãnh đạo VIB đã chủ động giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng. Định hướng rủi ro trong hoạt động cho vay chuyển sang hướng thận trọng, rà soát chất lượng các khoản vay, tăng cường quản lý chất lượng hoạt động, kinh doanh và quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng; thành lập các Ban xử lý nợ tại ba miền Bắc Trung Nam, tập trung nguồn lực cho việc xử lý nợ quá hạn và nợ xấu. Vì vậy, chất lượng tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững. Tính đến 31/12/2009 tổng dư nợ tín dụng đạt 19.775 tỷ đồng tăng 3.03 tỷ đồng tương đương với 18,10% so với dư nợ 31/12 năm 2008 và thấp hơn mức tăng trưởng 25% của toàn hệ thống ngân hàng. Tổng dư nợ chiếm 82,54% so với tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế va dân cư (năm 2008: 87,09%). Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 1.84% so với mức 3.5% của toàn hệ thống trong bối cảnh kinh tế và ngành ngân hàng có nhiều biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các chính sách tín dụng ln được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với những diễn biến của thị trường và sự thay đổi chính sách của nhà nước.

Chi tiết tình hình dư nợ cho vay khách hàng theo nhóm nợ, chất lượng nợ, thời gian, dơn vị tiền tệ như sau:

37 38

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ theo nhóm

Nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý_____________ 250 0.02% - 0.00% 280 0.001% Tổng 1,070,163 100% 16,744,25 0 100% 19,764,509 100%

Tiêu chí

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ trọngTỷ (%) Dư nợ trọngTỷ (%) Dư nợ trọngTỷ (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 1,054,111 98.50% 6,414,950 98.03% 19,129,732 96.74% Nợ cần chú ý 7,020 0.66% 120,903 0.72% 280,220 1.42% Nợ dưới tiêu chuẩn 4,388 0.41% 54,396 0.32% 111,554 0.56% Nợ nghi ngờ 1,284 0.12% 44,992 0.27% 110,335 0.56% Nợ có khả năng mất vốn 3,360 0.31% 109,009 0.65% 142,668 0.721% Tổng 1,070,163 100% 16,744,25 0 100% 19,774,509 100%

Nguồn: BCTC năm 2006, 2007, 2008, 2009 (đã kiểm tốn)

Phân tích dư nợ cho vay khách hàng của VIB theo Nhóm Nợ cho thấy nhóm Nợ chính là Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của VIB (năm 2007 chiếm tỷ trọng tương ứng là 83.89% năm 2008 là 98.33% tổng dư nợ, năm 2009 tỷ trọng này tương ứng là 98.95%). Tỷ trọng này cho thấy trọng tâm của ngân hàng là hoạt động cho vay tới thị trường bán lẻ.

38 39

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay theo chất lượng nợ vay

Tiêu chí

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ trọngTỷ (%) Dư nợ trọngTỷ (%) Dư nợ trọngTỷ (%) Nợ ngắn hạn 5,884,959 %64.41 10,024,899 %59.87 11,608,814 %58.71 Nợ trung hạn 2,279,179 24.94 % 4,084,354 24.39 % 3,700,602 18.71 % Nợ dài hạn 973,025 %10.65 2,634,997 %15.74 4,465,093 %22.58 Tổng 9,137,163 100 % 16,744,250 % 100 19,774,509 % 100

Nguồn: BCTC năm 2007, 2008, 2009 (đã kiểm toán)

Khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Nhiều khoản vay của doanh nghiệp bị chuyển quá hạn hoặc phải gia hạn nợ. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. VIB cũng không tránh khỏi xu thế chung của thị trường tài chính, tỷ lệ nợ xấu năm sau cao hơn năm trước, trong đó Nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng liên tục. Tổng % nợ xấu của năm 2007 chỉ là 1.5%, tăng nhanh trong năm 2008, 2009 lần lượt ở mức 1.97%, 3.26%. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo VIB ra chủ trương quản lý chặt chẽ các khoản vay, không cho phép chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay nội bảng không vượt ngưỡng 3%.

Việc phân chia Nợ theo nhóm chất lượng nợ vay được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng cụ thể được lập cho các khoản vay và tương ứng trên cơ sở hàng quý dựa trên việc xếp hạng cho các khoản cho vay. Dự phòng cụ thể cho các khoản vay và ứng trước tại thời điểm kết

40

thúc kì kế toán (ngày 31/12/2009) được xác định dựa trên việc sử dụng các tỷ lệ dự phòng đến thời điểm 31/12/2009 sau khi đã trừ đi giá trị tài sản thế chấp đã được định giá lại tại ngày này. Dự phòng chung cho các khoản vay và ứng trước , các khoản cam kết được ngân hàng trích lập theo tỷ lệ 0.75% trên giá trị thuần các khoản đó.

Nguồn: BCTC năm 2007, 2008,2009 (đã kiểm tốn)

Phân tích dư nợ cho vay khách hàng của VIB theo loại hình khách hàng cho thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ (năm 2007 là 64.41% 2008 là 59,87%, 2009 là 58,71%), Tỷ trọng nợ trung hạn có xu hướng giảm dần, trái lại Nợ dài hạn lại có xu hướng tăng, xét về giá trị tuyệt đối năm 2008 so năm 2007 tăng 1,661,972 (triệu VND) tương ứng 5,09%. Năm 2009 so năm 2008 tăng 1,830,096 (Triệu VND) tương ứng 6.84%.

2.3. Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại VIB:

2.3.1. Giới thiệu chung về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại VIB:

Hệ thống xếp hạng tín dụng tại VIB được thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 24/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng” và Quyết định 18/2007/QĐ-

41

NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu 0614 hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NH TMCP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 56 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w