Giới thiệu về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của S&P và

Một phần của tài liệu 0614 hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NH TMCP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 56)

1.4. Giới thiệu về xếp hạng tín dụng của S&P và Moody’s và bài học

1.4.1. Giới thiệu về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của S&P và

học kinh nghiệm đối với xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại các NHTM

VN:

1.4.1. Giới thiệu về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của S&P vàMoody’s: Moody’s:

Moody và S&P là hai công ty xếp hạng tín nhiệm chun nghiệp của Mỹ có bề dày lịch sử hoạt động lâu đời và có uy tín lớn nhất trên thế giới hiện

30

nay. Cả hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm này sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia, đánh giá một cách toàn diện về nền kinh tế, ngành và công ty. Với chỉ tiêu phi tài chính được nỗ lực lượng hóa tối đa, chỉ tiêu tài chính được tính tốn sau khi dữ liệu đã điều chỉnh để có thể so sánh với các doanh nghiệp tương đồng hoặc các doanh nghiệp trong ngành. Họ cũng chú trọng xem xét các nhóm tỷ số hơn bất kỳ tỷ số riêng lẻ nào và thiên về đánh giá dòng tiền thực chất mà doanh nghiệp tạo ra được với dòng tiền mà doanh nghiệp phải chi trả. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào, mơ hình toán học hay phương pháp chuyên gia, mỗi hệ thống xếp hạng tín nhiệm đều có một số khuyết điểm nhất định. Nếu như phương pháp định lượng cần sự hỗ trợ của các nhân tố mềm thì phương pháp chuyên gia, tự thân đã chứa đựng rủi ro do yếu tố chủ quan trong xếp hạng. Trong phân tích xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, Moody’s và S&P xem xét đồng thời cả hai yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro tổng thể của doanh nghiệp đó là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Các yếu tố phản ánh rủi ro kinh doanh là: đặc điểm ngành, vị thế cạnh tranh, quy mô doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ quản lý, rủi ro vốn chủ sở hữu, các yếu tố về tổ chức của doanh nghiệp (như mơ hình kinh doanh, lịch sử tái cấu trúc cơng ty,...). Trong số các yếu tố phản ánh rủi ro kinh doanh thì họ đặc biệt chú trọng hai yếu tố là: quy mô doanh nghiệp và rủi ro vốn chủ sở hữu. Bởi vì doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có khả năng đa dạng hóa các hoạt động tốt hơn và do đó rủi ro kinh doanh sẽ thấp hơn; cịn doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu càng lớn thì doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh do có đủ nguồn vốn để đổi mới công nghệ, dễ tiếp cận các nguồn tài chính khác nhau trong q trình hoạt động.

Theo nghiên cứu của Moody’s và S&P, thì rủi ro vốn chủ sở hữu bao gồm hai yếu tố: rủi ro hệ thống và rủi ro đặc thù. Rủi ro hệ thống và rủi ro đặc thù của vốn chủ sở hữu được xác định thơng qua mơ hình thị trường của

31

Moody’s và S&P. Nếu vốn chủ sở hữu có rủi ro hệ thống cao thì nhìn chung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh doanh bên ngồi (mơi trường kinh doanh, tình hình cạnh tranh trong ngành, ...). Cịn nếu vốn chủ sở hữu có rủi ro đặc thù cao thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố đặc thù của riêng doanh nghiệp (khả năng quản trị, chất lượng nguồn nhân lực,...).

Bên cạnh đánh giá rủi ro kinh doanh, Moody’s và S&P cũng đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Các loại tỷ số tài chính then chốt được xem như đóng vai trị trung tâm trong việc phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đó là: tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi, địn bẩy tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị dòng tiền cho các hoạt động và khả năng thanh khoản, khả năng linh hoạt về tài chính.

Moody’s và S&P sử dụng nhiều mơ hình xếp hạng tín nhiệm khác nhau trong q trình phân tích của mình: mơ hình Probit, mơ hình Altman, mơ hình Merton, ... Các biến số trong các mơ hình này cũng được Moody’s và S&P điều chỉnh cho phù hợp với phương pháp phân tích của mình. Xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp được đưa ra từ các mơ hình xếp hạng sẽ được các chun gia phân tích và điều chỉnh để phản ánh chính xác nhất rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. Sau đó xác suất vỡ nợ sẽ được liên kết với thứ hạng thích hợp trong hệ thống xếp hạng của Moody’s và S&P để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu 0614 hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NH TMCP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w