Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tại vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN mô HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại xã sơn TRẠCH, HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 40 - 45)

5. Bố cục luận văn

2.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tại vùng nghiên cứu

V trí địa lý kinh tế: Huyện Bố Trạch là một trong tám đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Bình, nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phốĐồng Hới, có diện tích trải rộng từ Tây sang Đơng chiếm tồn bộ chiều ngang của Việt Nam, vừa tiếp giáp với biển Đông vừa tiếp giáp đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. Hơn nữa, Bố

Trạch cịn có cửa khẩu Cà Rng - Noọng Ma (Việt Nam - Lào), có cảng Gianh, danh thắng nổi tiếng Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

sản thiên nhiên thế giới lần 2. Có đường bờ biển dài 24 km, hình thành các khu du lịch, điểm dịch vụ, có bãi tắm Đá Nhảy... thu hút đơng đảo khách tham quan trong và

ngoài nước. Phát huy những thế mạnh đó, đồng thời biết tận dụng thời cơ, định hướng

đường lối phát triển đúng đắn, Bố Trạch đã từng bước vươn lên mạnh mẽ và vững

bước trên đường hội nhập.

Đặc điểm địa hình: Huyện Bố Trạch có diện tích tự nhiên 2.124,2 km2, với diện tích trải rộng từ Tây sang Đơng chiếm tồn bộ chiều ngang của Việt Nam; vừa tiếp giáp với biển Đông vừa tiếp giáp đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.Phía Nam giáp thành phố Đồng Hới, phía Bắc giáp thị xã Ba Đồn và huyện Quảng

Trạch. Tồn huyện có 28 xã và 2 thị trấn, với đầy đủ địa hình đồng bằng, miền núi, trung du và ven biển. Hội tụ đầy đủ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển; có các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua là đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và các tỉnh lộ tạo thành mạng lưới giao thông ngang - dọc tương đối hồn chỉnh

Khí hu: Bố Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của

khí hậu vùng ven biển bắc miền Trung. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng

năm, thường có nhiều trận bão lụt xảy ra gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất, đời sống và con người.

2.2.2. V trí địa lý, đặc điểm t nhiên, kinh tế xã hi tại xã Sơn Trạch

a) Vịtrí địa lý:

Sơn Trạch là xã miền núi nằm phía tây của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, có

vị trí địa lý giáp ranh giới với các xã.

+ Phía Bắc giáp xã Phúc Trạch; + Phía Nam giáp xã Tân Trạch; + Phía Đơng giáp xã Hưng Trạch;

+ Phía Tây giáp xã Tân Trạch và Phúc Trạch.

Cách thành phố Đồng Hới 50km về phía Tây Bắc, cách trung tâm huyện lỵ (thị

trấn Hồn Lão) 30km về phía Tây Bắc. Với tổng diện tích đất tự nhiên 9.947,56 ha,

trong đó có 4.275 ha rừng đặc dụng của Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tồn xã có 3.029 hộ và 12.093 nhân khẩu có 09 thơn (có 02 thơn đặc biệt khó khăn) và 01

bản dân tộc Vân Kiều thuộc diện 135, trong đó:

Có trên 40% dân số theo đạo thiên chúa giáo; đồng bào dân tộc chiếm 1,5% dân sốtồn xã. Có 2 nhánh đường HồChí Minh và đường 20 đi qua, là tuyến đường huyết

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

mạch phục vụ việc giao lưu kinh tế - xã hội của 06 xã miền tây huyện Bố Trạch cũng như hoạt động khai thác du lịch của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và động

Thiên Đường. Trên địa bàn xã có nhiều cơ quan, tổ chức, trong đó có trung tâm hành

chính và dịch vụ Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng. b) Đặc điểm kinh tế xã hội:

Hàng năm, Sơn Trạch đón hàng ngàn lượt khách tham quan du lịch trong và

ngoài nước đến thăm quan động Phong Nha là điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - thương mại.

-Năm 2017: cơ cấu kinh tếcác ngành: Thương mại - dịch vụ 50%, nông lâm thủy sản 30%, tiểu thủ cơng nghiệp, xây dựng 18%; Bình qn thu nhập đầu người 32 triệu

đồng/người; Tỷ lệ hộnghèo đến cuối năm cịn 6,1% và có 13/19 tiêu chí đạt tiêu chí xã nơng thơn mới [1].

- Năm 2018: Cơ cấu ngành kinh tế: Ngành Thương mại – dịch vụ 51%, nông lâm thủy sản 29%, công nghiệp xây dựng 20%, tổng thu ngân sách trên địa bàn: 10,21 tỷ đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 xuống còn 4,48%, Số lao động được giải quyết việc làm là 226/ kế hoạch là 500 lao động; Thu nhập bình quân đầu người là 39 triệu

đồng /người, đã đạt được 14/19 tiêu chí đạt tiêu chí xã nơng thơn mới. c) Tình hình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã:

Gắn với việc xây dựng Nông thôn mới UBND xã đã và đang từng bước đầu tư

xây dựng để hoàn thiện cơ sở vật chất. Tồn xã có 8/10 thơn có nhà văn hóa; có 3 trường đạt chuẩn quốc gia (Trường Tiểu học số 1, trường tiểu học số 2 và trường Tiểu

học số4) đạt chuẩn Quốc gia về y tếgiai đoạn 2011 - 2020; có hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụcho công tác tưới tiêu 2 vụđông xuân và hè thu 2016 - 2017 với diện tích 760,59 ha; có 10/10 thơn, bản có điện lưới về đến thơn, xóm và tận người dân ( tại bản

Rào Con đã sử dụng điện năng lượng Mặt trời); hệ thống giao thông liên xã, liên thôn, giao thông nội đồng đi lại thuận tương đối đảm bảo.

Nhìn chung tính đến thời điểm hiện nay, tình hình cơ sở vật chất trên địa bàn xã đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống, sinh hoạt; sản xuất kinh doanh cho nhân dân trên tồn xã.

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đang còn gặp rất nhiều khó

khăn. Do ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm làm cho các cơng trình giao thơng, thủy lợi

hư hỏng xuống cấp. Trong khi nguồn đầu tư công bị cắt giảm, nhiều hạng mục công

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

trình thiếu nguồn vốn đầu tư đang cịn xây dựng dở dang. Nguồn vốn xây dựng đầu tư

xây dựng cơ bản của xã chủ yếu phụ thuộc vào tiền đấu giá đất ở nhưng quỹđất ngày càng thu hẹp lại.

2.2.3. Tài nguyên và tiền năng du lịch ti xã Sơn Trạch, huyn B Trch

Tiềm năng du lịch ti xã Sơn Trạch, huyn B Trch

Xã Sơn Trạch, Huyện Bố Trạch là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như

Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; những di tích lịch sử văn hóa có giá trị như phà Xuân Sơn, đường 20 quyết thắng, hang “Tám cô”; các khu du lịch sinh thái Thiên Đường, suối nước Mooc, Sông chày Hang Tối... Đó là điều kiện để hình thành và phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch vui chơi giải trí và du lịch tâm linh...

Xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch đã và đang từng bước phát huy tiềm năng lợi thế để đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Hoạt

động du lịch trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Hướng vào các hoạt động kỷ

niệm 10 năm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2013 và động Phong Nha vinh dự được TripAdvisor trao chứng

nhận là điểm du lịch xuất sắc, Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng đã có sự đổi mới phong cách phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách khi đến tham quan.

Các điểm du lịch trên địa bàn xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch và các vùng lân cận như vườn thực vật nằm trong khuôn viên VQG Phong Nha, Chày Lập, suối Nước Moọc, Khu tưởng niệm TNXP, động Thiên Đường... đã được đầu tư nâng cấp và thu hút sốlượng khách đến tham quan khá lớn. Ngoài ra, Trung tâm Du lịch Phong Nha - KẻBàng đưa vào hoạt động có hiệu quả các tuyến du lịch mới như: khám phá 1.500m vào động Phong Nha, du lịch hang động Rào Thương, hang Én, du lịch sinh thái khám phá hang động thung lũng Sinh Tồn; tổ chức khai trương nhiều sản phẩm du lịch như

Zip-line tắm sông, tắm bùn tại tuyến du lịch Sông Chày – Hang Tối thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Các xã có lợi thế bờ biển trên địa bàn huyện cũng đã từng bước lập quy hoạch các khu dịch vụ, bãi tắm nhằm phát triển dịch vụ của địa phươngcũng góp phần tác động đến tình hình du lịch trên địa bàn xã Sơn Trạch. Từ năm 2010 đến nay, lượng khách du lịch

đến huyện Bố Trạch đạt gần 2.350 ngàn lượt với doanh thu trên 270 tỷđồng.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Đặc biệt, trong năm 2015, số lượng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện có trên 760 ngàn lượt, doanh thu về du lịch đạt gần 120 tỷ đồng, đạt 147% kế

hoạch và tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng 3 tháng đầu năm 2016, tổng lượng khách đến tham quan di sản Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là 110 ngàn

lượt, tăng 33,7% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế trên 40.000 lượt, khách nội địa gần

70.000 lượt; tổng doanh thu đạt hơn 18 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2015.

Nhiều năm qua trên địa bàn huyện đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào các địa điểm du lịch trên địa bàn như: Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông

Mekong (MTDP) đầu tư phát triển động Tiên Sơn 9 tỷ đồng, Dự án hợp phần KFW của Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức đã đầu tư phát triển động Phong Nha 5 tỷ đồng. Tập đoàn Trường Thịnh năm 2010 đầu tư trên 150 tỷđồng và khai thác có hiệu quảđộng Thiên Đường.

Bên cạnh đó, cơ sởlưu trú du lịch ngày càng phát triển với gần 60 khách sạn, nhà nghỉ. Đồng thời hệ thống giao thông vận tải, bưu chính viễn thơng, tài chính ngân hàng, hệ thống chợ, các điểm vui chơi giải trí, các dịch vụ mua sắm phát triển mạnh,

đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách.

Có thể thấy, kinh tế du lịch đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa theo

hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ du lịch, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho

người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách và tạo tiền đề cho các

ngành kinh tế khác phát triển.

Giai đoạn 2016 - 2020, huyện Bố Trạch tập trung phát triển du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, tập trung phát triển các sản phẩm lợi thế, đưa Bố Trạch trở

thành một trong những trung tâm du lịch lớn của tỉnh, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện; phấn đấu tăng trưởng số lượng khách du lịch từ 25-30% /năm, đến năm

2020 đón hơn 1,8 triệu lượt khách, nâng mức doanh thu du lịch đạt hơn 1.850 tỷđồng;

có 82 cơ sởlưu trú với 800 buồng, trong đó có ít nhất 3 khách sạn, khu nghỉ dưỡng đạt từ 3 sao trở lên.

Huyện chủtrương khuyến khích thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các

nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ, ưu tiên hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ

thuật như các cơ sở nhà hàng, cơ sở lưu trú, các cơng trình phục vụ du lịch, cơ sở vui

chơi giải trí, mua sắm, khu thương mại tổng hợp... Bên cạnh đó, phát triển các trung tâm

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

thương mại - dịch vụ có chất lượng cao, hệ thống chợ trung tâm. Tiếp tục nâng cấp hệ

thống giao thông liên xã, liên thôn; hiện đại hóa và nâng cao chất lượng phục vụ của các dịch vụ như: viễn thơng, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, cấp điện cấp nước...

Có thể khẳng định, tập trung đầu tư để du lịch phát triển bền vững là một chủ trương đúng đắn của huyện Bố Trạch nhằm phát huy lợi thế và khai thác có hiệu quả

tiềm năng; phấn đấu đến năm 2020 giá trị tăng thêm ngành dịch vụ đạt trên 3.700 tỷ

đồng, bảo đảm tỷ trọng dịch vụ chiếm 48% trong toàn bộ nền kinh tế huyện và tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 12%.

Trên địa bàn xã Sơn Trạch có dịng sơng Son. Về phía Tây Nam theo tuyến

đường 20 lịch sửđến cửa khẩu Cà Ròong – Nọng Ma, tiếp giáp với nước bạn Lào là

vùng đồi của vườn quốc gia Phong Nha – KẻBàng được UNESCO công nhận là si sản thiên nhiên thế giới.

Ngoài di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – KẻBàng, xã Sơn Trạch còn là nơi

quần tụ của các di tích lịch sử như: Phà Xuân Sơn, Km 0 đường 20 Quyết Thắng,

đường Nguyễn Văn Trỗi, phà Nguyễn Văn Trỗi.

Mặc dù vậy nhưng trên địa bàn vẫn chưa có hệ thống cấp và thốt nước nên về mùa mưa, lũ nước sơng Son dâng ngập sâu từ 1m đến 2m đối với toàn bộ khu dân cư

của xã sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không làm tốt công tác môi

trường trước và sau mùa mưa, lũ.

2.3. Thc trng phát trin du lch ti địa bàn nghiên cu 2.3.1. Thc trng phát trin du lch ti huyn B Trch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN mô HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại xã sơn TRẠCH, HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 40 - 45)