Cơng tác quản lý đất đai nói riêng và quản lý tài ngun và mơi trường nói chung và trên địa bàn tỉnh ln được các cấp chính quyền quan tâm, đặc biệt là luôn được sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng. Vì vậy đất đai được quản lý chặt khá chặt chẽ, các văn bản hành chính được ban hành kịp thời và đồng bộ nên nhiều vấn đề nóng về đất đai được xem xét giải quyết triệt để. Cụ thể:
- Cơng tác quản lý địa giới hành chính: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang đã có hồ sơ địa giới hành chính ở cả 03 cấp tỉnh, huyện và xã. Hồ sơ địa giới hành chính theo Chỉ thị số 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) gồm 11 huyện. Địa giới hành chính thể hiện trên bản đồ địa hình do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) xuất bản năm 1995 ở các tỷ lệ 1:5000, 1:25.000 và 1:50.000. Từ năm 1995 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các phường, xã (8 Nghị định và Nghị quyết của Chính phủ).
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình: Cơng tác này ln được quan tâm đầu tư nên tồn tỉnh cụ thể năm 2015 tỉnh triển khai đo đạc cấp đổi đất nông nghiệp thêm cho 24 xã (11 xã của huyện Tri Tôn, 9 xã của huyện Tịnh Biên, 2 xã của Thoại Sơn và 2 xã của huyện Phú Tân). Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 94%. Cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 1 cấp trên địa bàn tỉnh đang được triển khai theo đúng tiến độ được phê duyệt. Hồn thành cơng tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định. Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất được tiến hành song song với việc Lập quy hoạch sử dụng đất của các cấp. Đến nay, trên địa bàn tỉnh An Giang đã lập được hệ thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, gồm: 01 bản đồ cấp tỉnh, 11/11 bản đồ cấp huyện.
- Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất: Vùng đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai công tác điều tra, phân loại, đánh giá và lập bản đồ đất từ những năm 80 trở lại đây, trong đó các chương trình của Nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương thực hiện gồm:
+ Năm 1984, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn triển khai Chương trình điều tra cơ bản tổng hợp Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là chương trình 60-02, chương trình 60B) xây dựng Bản đồ đất tỉnh An Giang tỷ lệ 1:100.000 và phân loại đất theo hệ thống phát sinh học Việt Nam.
+ Năm 1985 và 1997, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng đã triển khai điều tra chi tiết đánh giá phân loại và lập bản đồ đất tỉnh An Giang tỷ lệ 1:100.000 và phân loại đất theo hệ thống phát sinh học Việt Nam.
+ Năm 1982, Chương trình hợp tác Việt Nam – Hà Lan (gọi tắt là VH 10),
đã điều tra, đánh giá phân loại, lập bản đồ đất Vùng Tây nam sông Hậu, phân loại đất theo hê thống Soil Taxonomy – USDA.
+ Chương trình SAREC Thụy Điển tài trợ do Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Nông Lâm TPHCM thực hiện tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá và lập bản đồ đất có vấn đề vùng đồng bằng sông Cửu Long, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam đã phân loại đất theo hệ thống FAO/UNESCO.
+ Đến năm 2006, Trường Đại học An Giang đã tiến hành đề tài Chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất tỉnh An Giang tỷ lệ 1:100.000, phân loại theo hệ thống
FAO/UNESCO có xét tương đương với hệ thống Soil Taxonomy.
Tóm lại, tỉnh An Giang rất quan tâm cơng tác điều tra, phân loại và đánh giá nguồn tài nguyên đất đưa vào khai thác sử dụng sao cho tương ứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Kết quả là tồn bộ diện tích đất tự nhiên đã được đưa vào khai thác sử dụng triệt để, hiệu quả và phù hợp, từ đó cũng giúp cho ngành nông nghiệp không ngừng nâng cao sản lượng, chất lượng và hình thành các vùng chuyên canh đạt hiệu quả cao. Đặt biệt, trên cơ sở nguồn tài ngun đất đai được đánh giá tồn diện chính xác đã giúp tỉnh An Giang trở thành tỉnh sản xuất lúa gạo dẫn đầu trên cả nước.