Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu 2.1.Bc tong hop - ky bo sung (Trang 40 - 42)

Năm 2012, An Giang là một trong năm tỉnh của cả nước được chọn thực hiện dự án “Thử nghiệm điều tra thối hóa đất cấp tỉnh phục vụ xây dựng chỉ tiêu thống kê diện tích đất bị thối hóa thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia” và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1940/QĐ-BTNMT ngày 15/10/2013. Kết quả đánh giá tổng hợp thối hóa đất cho thấy tồn tỉnh có 96.745 ha đất bị thối hóa chiếm 32,86% diện tích điều tra và 27,35% diện tích tự nhiên trong đó diện tích thối hóa ở mức trung bình chiếm đa số. Bên cạnh các thành tựu nổi bật, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã có những tác động nhất định đến mơi trường nói chung và mơi trường đất nói riêng. Cụ thể ở các lĩnh vực:

- Việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là một yêu cầu tất yếu dẫn đến thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tăng cường khai

thác quỹ đất nông nghiệp, phá rừng làm đất đai dễ bị xói mịn, rửa trơi, suy giảm chất dinh dưỡng.

- Q trình chuyển đổi mục đích từ đất trồng tràm sang trồng lúa đã làm gia tăng nguy cơ phèn hóa các khu vực xung quanh do sự di chuyển vật liệu phèn theo hệ thống thủy lợi.

- Quá trình thâm canh, tăng vụ làm cho thời gian nghỉ của đất bị ngắn lại, cùng với việc sử dụng nhiều phân bón hóa học trong sản xuất góp phần làm cho đất bị chua, bị chai cứng.

- Lạm dụng phân vô cơ lại không chú ý bồi bổ bằng phân hữu cơ để tăng hàm lượng mùn làm đất bị chai cứng, cây trồng sinh trưởng phát triển kém, năng suất bị suy giảm.

- Trong sản xuất nơng nghiệp đã xuất hiện tình trạng thối hoá đất tại các khu vực đê bao kiểm soát lũ. Do hệ thống đê bao ngăn lũ làm cho đất trong đê ít được phù sa bồi tụ, dẫn đến nguy cơ suy giảm độ phì.

- Hệ thống thủy lợi Biển Tây làm gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn vào mùa khô, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Hoạt động khống sản tại một số khu vực chân núi đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đặc biệt là phá hủy thảm thực vật bề mặt, gia tăng nguy cơ sạt lở đá.

- Tình trạng khai thác cát trái phép trên sơng Tiền và sơng Hậu cịn diễn biến phức tạp; xây dựng các cơng trình kiên cố tự phát trên đất bờ sông mềm yếu gây ra hiện tượng sạt lở bờ sông và đe dọa cuộc sống của người dân.

- Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn lượng khuyến cáo tuy chưa đến mức báo động nhưng cũng đã có dấu hiệu tồn lưu trong đất tại một số khu vực.

- Các hoạt động nuôi thủy sản ở dạng lồng, bè gây ra ô nhiễm nguồn nước rất lớn đối với các dịng sơng, gây hiện tượng phú dưỡng hóa và lắng đọng bùn đáy làm thay đổi dòng chảy.

- Ơ nhiễm mơi trường cịn do tập quán sinh hoạt của người dân, các chất thải chưa được thu gom và xử lý…

Một phần của tài liệu 2.1.Bc tong hop - ky bo sung (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w