II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thật chủ yếu của các tổng công ty 91 ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của các tổng công ty
4. Đặc điểm về mặt quản lý.
Hiện nay các Tổng cơng ty hình thành và hoạt động trên cơ sở có sự điều hành chung của Tổng công ty và sự độc lập về mặt sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên. Cơ chế quản lý và hoạt động của các Tổng công ty được xác định trong điều lệ của từng tổng cơng ty do chính phủ phê duyệt. Về nguyên tắc và theo quy định của chính phủ, các bản điều lệ này phải do chính bản thân các Tổng cơng ty tự xây dựng cho phù hợp với điều kiện riêng của họ. Tuy nhiên để đơn giản, nhiều đơn vị sử dụng ngay điều lệ mẫu với sự thay đổi chút ít làm điều lệ chính thức. Mơ hình “Hội đồng quản trị chỉ đạo chung và kiểm tra, Tổng Giám đốc điều hành” được đưa vào tất cả các Tổng công ty. Do những ngun nhân cụ thể khác nhau, mơ hình này đều gặp phải những khó khăn và chưa phát huy được tác dụng của nó.
Trong quan hệ cấp trên, hiện các Tổng cơng ty khơng có cơ quan chủ quản. Quyết địng 91/ CP không quy định các Tổng công ty trực thuộc Chính phủ, nhưng do sự bổ nhiệm cán bộ (Thủ tướng Chính phủ bổ nhiểm HĐQT &TGĐ) đang tồn tại quan niện cho rằng các Tổng công ty đều trực thuộc Chính phủ. Theo tập quán tự ghép vào hệ thống nhà nước và từ thực tế nhiều chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc đã từng giữ các chức vụ cao trong bộ máy Nhà nước, cũng đang tồn tại một quan niện coi Tổng công ty như một kiểu cơ quan tương đương Bộ. Điều này gây ra những cấn cái trong quan hệ giữa Tổng công ty với các cơ quan quản lý ngành kinh tế, kỹ thuật thậm chí cả với Bộ chủ quản trước đây. Trong khi đó văn phịng Chính phủ nơi nhận báo cáo của các Tổng công ty theo luật định lại chưa sẵn sàng và chưa có lực lượng cần thiết để theo dõi tình hình của các Tổng công ty một cách tổng hợp. Điều này dẫn đến tình trạng các Tổng cơng ty khơng có nơi nào nắm được một cách đầy đủ và toàn diện.
Hầu hết các Tổng công ty được uỷ nhiệm thực hiện cả một số chức năng thuộc quản lý Nhà nước, dẫn đến tình trạng chức năng quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh lại không tách bạch rõ ràng. Nhưng ở một mặt khác, chính trong quy định ở nghị định 39/CP lại hạn chế quyền của Tổng công ty với tư cách là một doanh nghiệp: Tổng cơng ty có nghĩa vụ “Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm, phù hợp vớinhững nhiện vụ nhà nước giao và nhu cầu thị trường” (điều 11 khoản 2) nhưng không thể tự quy định chiến lược của mình, vì Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc chỉ có quyền hạn và nghĩa vụ phải “Thông qua đề nghị của Tổng giám đốc để trình thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập phê duyệt chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm của TCT” (điều 13 khoản2).
Điều lệ mẫu được ban hành theo nghi định 39/CP còn xác lập một cơ chế “mời họp” đối với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để họ tham dự các cuộc họp bàn về các vấn đề liên quan đến chiến lược, đầu tư lớn, liên doanh với nước ngoài và hệ thống địng mức tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật của tồn Tổng cơng ty (điều 13 khoản 8). Về mặt thực tiễn việc mời họp này có thể tao điều kiện can thiệp trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động cụ thể của Tổng công ty. Tuy nhiên, quy định này lại khơng cho phép các viên chức có trách nhiệm và thẩm quyền có thể quyết định nhưng vấn đề liên quan trong phạm vi thẩm quyền của họ. Bởi lẽ là đại diện hợp pháp của cơ quan quản lý có thẩm quyền, họ có quyền yêu cầu ngừng thực hiện những quyết định không đúng pháp luật, nhưng không thể quyết định những hành động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.