Các nguyên tắc lựa chọn và tổ chức trị chơi học tập mơn Tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn toán ở khối lớp hai (Trang 27 - 30)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích, nguyên tắc lựa chọn tổ chức trị chơi học tập mơn Tốn

2.1.2. Các nguyên tắc lựa chọn và tổ chức trị chơi học tập mơn Tốn

2.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, lấy nội dung dạy học mơn Tốn ở khối lớp hai làm trung tâm

Các biện pháp tổ chức trò chơi học tập và các nhiệm vụ từ khâu chuẩn bị đến khi tổ chức trò chơi học tập trong tiết dạy đều phải hướng vào việc đáp ứng mục tiêu bài hay một đơn vị kiến thức cụ thể, đáp ứng hiệu quả của tiết dạy. Ngoài ra, chúng còn phải đáp ứng được việc đảm bảo nhu cầu hứng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao được chất lượng học tập của các em. Tùy vào trình độ cụ thể của HS và yêu cầu của chương trình lớp hai mà giáo viên đề ra mục tiêu phát triển nhận thức cho học sinh.

Dựa vào mục tiêu của bài học, chúng ta lựa chọn trị chơi, hình thức tổ chức trị chơi một cách phù hợp. Ví dụ:

Đối với bài mới GV sẽ chọn trị chơi lật các ơ số cho HS trả lời cá nhân. Trị chơi này chủ yếu là ơn tập lại nội dung bài cũ, gợi mở cho nội dung bài mới và vào bài nhịp nhàng hơn. Cụ thể, với bài “Một phần hai” GV phải ôn lại kiến thức ở bài “Bảng chia hai”.

Đối với bài Luyện tập hoặc Luyện tập chung: GV chọn tổ chức trò chơi cho HS tự ôn tập kiến thức và vận dụng kiến thức có sẵn để giải các bài tập.

2.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu có hệ thống

Quy trình tổ chức trị chơi học tập phải đáp ứng được sự logic giữa các bước, trình tự trong từng bước. Bước một sẽ là nền cho bước hai và cứ thế. Khi tổ chức trò chơi học tập trong tiết dạy, giáo viên cần tiến hành theo thứ tự của quy trình, học sinh cần tn thủ theo trình tự của bước tổ chức trị chơi học tập trong tiết học. Có như thế trị chơi học tập mới được tổ chức thành công và đáp ứng được mục tiêu.

2.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Các biện pháp tổ chức trò chơi học tập cần đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh; phải thực hiện có chất lượng. Trị chơi học tập cũng phải được thiết kế một cách phù hợp với

+ Mục tiêu đơn vị kiến thức hay mục tiêu bài, chương, …; + Năng lực tổ chức của giáo viên;

+ Thời gian và kinh phí chuẩn bị vật liệu cho trị chơi học tập; + Khả năng thực hiện của cá nhân học sinh, nhóm học sinh, cả lớp; + Sở thích của đa số học sinh, có như thế mới tạo được khơng khí lớp sinh động, hào hứng, hiệu quả tiết học;

+ Thời lượng cho phép tổ chức trò chơi học tập; + Điều kiện lớp học.

2.1.2.4. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện

Nếu đa số hoặc tất cả học sinh của lớp có thể tham gia trị chơi học tập thì hứng thú học tập của các em sẽ lan tỏa cho nhau. Từ đó, tất cả các em đều sẽ hứng thú và như thế, chất lượng học sẽ nâng cao.

+ Không gian lớp học

o Bố trí bàn ghế phù hợp tạo khơng gian đủ để tổ chức trị chơi học tập.

o Có thể tận dụng 4 bức tường để trưng bày sản phẩm, … + Vật liệu

Vì trị chơi học tập thay cho hoạt động học nên vật liệu ở đây được xem như đồ dùng hay phương tiện học. Do đó, vật liệu của trị chơi cần phải đáp ứng được hai yêu cầu sau:

o Đầy đủ cho nhiều học sinh, nhóm học sinh (tất cả học sinh của lớp);

o Dễ làm, dễ sử dụng, giá thành không cao (tận dụng những mẫu giấy bìa, thùng, lịch, …).

+ Thời gian

o Vừa đủ để học sinh hoàn thành nhiệm vụ.

o Chú ý thời gian cho học sinh thật sự suy nghĩ, hoạt động (có thể cùng nội dung nhưng thời gian tổ chức trò chơi học tập sẽ dài hơn tổ chức học bình thường).

+ Khả năng điều khiển

Khả năng điều khiển của giáo viên đóng vai trị hết sức quan trọng khi tổ chức trị chơi học tập. GV cần chuẩn bị cho mình những điều kiện sau đây.

o Hiệu lệnh: rõ, ngắn gọn, dễ hiểu, có sự thay đổi (có thể sử dụng các nhạc cụ đơn giản như trống lắc, tiếng đàn, chai nhựa chứa sỏi, gõ song loan, còi, … để làm hiệu lệnh điều khiển).

o Khả năng quan sát: quan sát khơng gian lớp học, bố trí vị trí hoạt động cho cá nhân, nhóm, đội một cách thích hợp.

o Khả năng sắp xếp: bố trí các phương tiện, đồ dùng cho hoạt động trò chơi học tập một cách khoa học.

o Khả năng đánh giá: đánh giá một cách công bằng cho tất cả các thành viên tham gia trò chơi học tập.

o Khả năng hài hước: một chút tính khơi hài (nếu có) sẽ nâng cao sự thành cơng của trị chơi học tập.

+ Sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu nhà trường về ý tưởng, vật chất.

2.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đo lường được

Để đảm bảo cho trị chơi học tập có thể góp phần hứng thú học tập cho học sinh thì trị chơi khơng được q dễ hay q khó, vì như thế sẽ làm cho học sinh nhàm chán.

Việc thực sự tổ chức được trò chơi học tập mơn Tốn nói riêng cũng như việc tổ chức các mơn học nói chung một cách có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu bài (hay một phần của bài), và hình thành được hứng thú học tập cho học sinh là điều mà chúng ta cần thực hiện. Đúc kết từ kinh nghiệm báo cáo bài về đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn tiểu học và qua thực tế dự giờ dạy mơn Tốn của giáo viên tiểu học, cùng với việc tham khảo các tài liệu về trò chơi, trị chơi học tập, chúng tơi đã xây dựng các biện pháp và quy trình tổ chức trò chơi học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn toán ở khối lớp hai (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)