GV và cán bộ quản lý cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn toán ở khối lớp hai (Trang 63 - 66)

3.2.2 .Tính cấp thiết

3.2.5. GV và cán bộ quản lý cung cấp thông tin

Sau đây là một số ý kiến đóng góp quý báu về các khó khăn và trở ngại, cũng như các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và tổ chức TCHT trên thực tế của những GV và cán bộ quản lý cung cấp. Những thông tin này đã được chúng tôi đề cập đến ở Chương II, mục 3.

3.2.5.1. Về mức độ phù hợp

GV ít khi tổ chức TCHT như hoạt động học để giải quyết nhiệm vụ dạy học một bài, hay một phần bài. Nghĩa là, TCHT chưa được tổ chức như việc giải quyết một tình huống dạy học, TCHT chưa thay được cho hoạt động tìm hiểu KT mới hay thay cho việc giải quyết một bài tập.

- Ở phần mở bài, tổ chức hoạt động trị chơi ơn kiến thức cũ, chỉ có vài em có thể tham gia như trị chơi “Ếch ăn kẹo”, trị chơi “Giải cứu cơng chúa”. GV chưa nghĩ đến ơn tập KT có liên quan hay ôn KT nền cần thiết cho bài mới. Như vậy, khi giới thiệu bài mới, GV chưa gây được sự tò mò, hứng thú học cho HS. Khi đưa bài mới, giáo viên cần chủ động đặt câu hỏi để học sinh tự đưa ra mục tiêu của bài học, mong muốn sẽ được học gì trong tiết học này.

- Phần KT mới, đôi lúc một số GV đã chế biến nội dung bài thành TCHT. Tuy nhiên, sự chế biến này chỉ mới dừng lại ở việc tăng sự phong phú về mặt KT, vẫn chưa đạt được mục tiêu giúp HS thật sự chiếm lĩnh KT. Ngoài ra, GV vẫn chưa chuẩn bị được ĐDDH phù hợp.

- Phần luyện tập thực hành: GV chưa khai thác được yêu cầu chính của bài. GV cịn sử dụng câu hỏi chưa phù hợp, cịn lịng vịng và gây khó hiểu. Giáo viên chưa chốt được kiến thức nền, không chọn được TC phù hợp với nội dung bài tập.

3.2.5.2. Về số lượng HS tham gia

GV chưa có biện pháp tổ chức cho tất cả HS của lớp tham gia, thường là tổ chức cho một đến hai đội hoạt động, mỗi đội vài em, các em còn lại của lớp chỉ cổ vũ. GV khơng tổ chức TCHT cho tất cả HS vì vướng khâu chuẩn bị vật liệu, điều khiển chưa nhịp nhàng và chưa có biện pháp tổ chức cũng như hỗ trợ học sinh đúng thời điểm, đúng mục tiêu bài học.

3.2.5.2. Không gian lớp học

Các lớp học vẫn cịn bố trí bàn ghế 4 chỗ ngồi, khơng có khơng gian để hoạt động di chuyển nên việc HS tham gia dò đáp án theo đội hình trịn hay

chữ U, tổ chức TCHT theo nhóm gặp nhiều khó khăn. Yếu tố này làm cho GV ngại tổ chức TCHT.

3.2.5.3. Vật liệu

- Ít khi đủ cho cả lớp hay tất cả các nhóm.

- Tuy giá thành của vật liệu không cao nhưng nếu tổ chức cho mọi thành viên trong lớp hoạt động thì rất khó thực hiện thường xuyên vì trường tiểu học chưa có máy photo, máy ép nhựa. Nhà trường cũng khơng đủ kinh phí để hỗ trợ đầy đủ cho GV và vì thế GV phải tự chi tiêu cũng như tự làm thêm đồ dùng hoặc vật liệu để phục vụ hoạt động dạy học. Điều này cũng làm hạn chế việc giáo viên sử dụng phương pháp này.

- Vật liệu thường dễ làm và dễ sử dụng nhưng làm nhiều thì mất thời gian.

- Tính đa năng của vật liệu: Vật liệu nào có thể sử dụng cho nhiều trò chơi, nhiều mơn? (Có thể dùng bảng cài, bảng nhóm, các thẻ hình quả, cá, thỏ, …)

3.2.5.4. Thời gian

Thời gian chưa đáp ứng yêu cầu của tiết dạy, do

- Không chuẩn bị chu đáo phần hướng dẫn cách chơi, luật chơi, nên mất thời gian lặp lại, chưa có biện pháp ổn định trật tự.

- Chơi nháp, xé nháp, chơi lại (vì TCHT được tổ chức như mọi hoạt động dạy học nên có thể linh động vừa hướng dẫn vừa mô tả cách làm, tùy theo từng hoạt động mà có thể bỏ qua khâu chơi thử).

- Chưa sử dụng luật chơi một cách nghiêm túc, đặc biệt là đối với HS làm chậm.

3.2.5.5. Khả năng điều khiển

GV chưa tự rèn luyện KN tổ chức hoạt động. Trong việc tổ chức TCHT trong tiết dạy, phần lớn GV khó ổn định được HS, thời gian tổ chức TCHT

dài, TCHT ít mang lại hiệu quả. Đó là do GV chưa xây dựng được quy trình tổ chức logic, lúng túng trong khâu điều khiển HS thực hiện như:

- GV không thơng báo thời gian, hiệu lệnh thực hiện trị chơi. - Việc phát vật liệu diễn ra trước khi phân cơng vị trí chơi.

- GV chưa sử dụng các công cụ tạo âm thanh gây cảm giác nhẹ nhàng, vui, lạ, hấp dẫn trong hiệu lệnh báo bắt đầu hay kết thúc trị chơi.

- Thầy cơ xây dựng chưa thành cơng việc giáo dục tính kỷ luật cho HS, chưa đưa các em vào tình huống chấp nhận kỷ luật và tích cực học tập.

- Vấn đề rèn luyện cho HS các KN hợp tác nhóm chưa được chú ý nhiều do khâu tổ chức cịn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn toán ở khối lớp hai (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)