Phạt vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể nhằm giáo dục ý thức tơn trọng hợp đồng, phịng ngừa vi phạm hợp đồng. Với mục đích như vậy, phạt vi phạm được áp dụng một cách phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng [19, tr.55].
Phạt vi phạm là một chế tài tiền tệ được áp dụng phổ biến đối với tất cả các hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng, khơng cần tính đến hành vi đó đã gây ra thiệt hại hay chưa gây thiệt hại. So với chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng” được áp dụng nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã kí kết, chế tài phạt vi phạm hợp đồng cứng rắn hơn và có chức năng chủ yếu là trừng phạt, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, đề cao ý thức tơn trọng pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng.
Với quy định như vậy, chế tài phạt vi phạm được áp dụng nhằm đồng thời hai mục đích:
- Răn đe, ngăn chặn vi phạm hợp đồng (trong trường hợp có vi phạm thì bên vi phạm sẽ phải nộp "phạt" không phụ thuộc vào việc thực tế vi phạm đó có gây ra thiệt hại cho bên kia không);
- Bồi thường thiệt hại theo mức định trước (tức là nếu có vi phạm gây thiệt hại thì bên bị thiệt hại khơng được quyền địi bồi thường thiệt hại theo mức thiệt hại thực tế mà chỉ được đòi khoản tiền đã xác định trước mặc dù thực tế khơng có thiệt hại hoặc thiệt hại có thể là thấp hơn hoặc cao hơn mức quy định này).
Phạt vi phạm không phải là điều khoản bắt buộc của hợp đồng. Để có thể thực hiện việc phạt hợp đồng khi có sự vi phạm hợp đồng thì tại thời điểm kí kết hợp đồng hoặc khi sửa đổi, bổ sung, phụ lục hợp đồng, các bên phải thỏa thuận về vấn đề này. Như vậy, để được coi là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng thì thỏa thuận này phải nhằm răn đe với mục đích hướng tới việc thực hiện đúng nghĩa vụ. Do đó những thỏa thuận khơng hướng tới việc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ khơng phải là thỏa thuận phạt vi phạm.
Chủ thể có quyền địi phạt vi phạm là bên bị vi phạm, chủ thể có nghĩa vụ là bên vi phạm, khách thể trong quan hệ này mà các bên hướng tới là một khoản tiền phạt vi phạm.
Như vậy, phạt vi phạm là chế tài có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tơn trọng hợp đồng, phịng ngừa vi phạm hợp đồng.