Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi pháp luật ( các bên có quyền thỏa thuận về mức phạt nhưng không được vượt quá mức phạt do pháp luật quy định). Theo Luật Thương mại, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm [19, tr.55].
Quan điểm của các nước trên thế giới về chế tài phạt vi phạm đều cho rằng phạt vi phạm là tiền bồi thường ước tính (tính trước). Như vậy, điều quan trọng là các bên phải có sự thỏa thuận, dự kiến trước về mức phạt trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, các nước lại có quy định khác nhau về mối quan hệ giữa thiệt hại và số tiền phạt vi phạm. Luật Anh-Mỹ cho rằng, trong trường hợp bên bị vi phạm khơng có thiệt hại thực tế thì mức phạt do hai bên hoàn toàn quyết định. Nếu bên bị vi phạm có thiệt hại thực tế thì tiền phạt phải thấp hơn thiệt hại thực tế (đây là quy phạm bắt buộc, nếu cao hơn thì chế tài này khơng có giá trị). Luật Pháp thì quy định rằng, trong trường hợp bên bị
vi phạm khơng có thiệt hại thực tế thì mức phạt do hai bên thỏa thuận. Cịn khi có thiệt hại thực tế, theo nguyên tắc, tiền phạt phải thấp hơn thiệt hại thực tế. Nhưng trên thực tế, các cơ quan tư pháp vẫn thừa nhận trường hợp mà tiền phạt cao hơn giá trị thiệt hại thực tế (quy phạm tùy ý). Riêng luật Đức lại cho rằng, đã phạt là trừng phạt, do đó, khi bên bị vi phạm có thiệt hại thực tế thì tiền phạt vi phạm ln cao hơn thiệt hại thực tế. Các nước XHCN, trong đó có Việt Nam thì thừa nhận tiền phạt là tiền bồi thường tính trước. Nếu bên bị vi phạm có thiệt hại thực tế cao hơn so với tiền phạt vi phạm đã thỏa thuận thì
cho phép bên bị vi phạm được quyền lựa chọn hoặc là đòi tiền phạt, hoặc là đòi tiền bồi thường thiệt hại.