Hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng với việc phát triển năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng kĩ thuật của các kiến thức chương cơ sở nhiệt động lực học vật lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh​ (Trang 32 - 37)

sáng tạo của học sinh

1.4.1. Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa Vật lí

Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học ngồi giờ học các mơn văn hóa trên lớp nhằm mục đính bổ trợ cho hoạt động giáo dục trên lớp trong việc củng cố và mở rộng những kiến thức đã học, cung cấp và rèn luyện các kĩ năng sống, cùng những phẩm chất tốt đẹp của con người trong thời đại mới cho cả giáo viên và HS.

Hoạt động ngoại khóa mơn Vật lí là các hình thức hoạt động được tổ chức ngồi giờ học chính khóa mơn Vật lí, nhằm hỗ trợ các giờ học chính khóa trong việc làm cho nội dung kiến thức Vật lí mà HS đã học rở nên gần gũi và có ý nghĩa với cuộc sống thực, khơng chỉ rèn luyện cho HS kĩ năng tiến trình khoa học, mà cịn trang bị những kĩ năng chung (giao tiếp, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, …) cần thiết có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề khác nhau không chỉ riêng trong lĩnh vực Vật lí.

Trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể chương trình giáo dục phổ thông mới (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) có đề cập tới hoạt động trải nghiệm. Vậy hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo có gì giống và khác nhau? Thơng qua việc tìm hiểu bản chất, đặc điểm, nội dung và hình thức của hoạt động trải nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Hoạt động trải nghiệm cũng là một hoạt động giáo dục nhưng nó có thể được tổ chức trong và ngồi giờ học thơng qua các hình thức như: câu lạc bộ; vừa học vừa chơi; diễn đàn; sân khấu hóa; tham quan; cuộc thi; …. Như vậy có thể nói với nội hàm rộng rãi như vậy thì hoạt động ngoại khóa chính là một hính thức thể hiện của hoạt động trải nghiệm.

Theo tác giả Nguyễn Quang Đơng (2006) hoạt động ngoại khóa có các đặc điểm sau:

 Hoạt động ngoại khóa được thực hiện ngồi giờ học, khơng mang tính bắt buộc.

 Hoạt động ngoại khóa được tổ chức dưới nhiều hình thức: dã ngoại tham quan, câu lạc bộ,…

 Nội dung ngoại khóa đa dạng: văn hóa, nghệ thuật, khoa học, cơng nghệ, … nên giúp HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học trong các giờ học trên lớp.

 Hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức dưới nhiều dạng: dạng nhóm, dạng tập thể, dạng học tập, dạng vui chơi,…

 Hoạt động ngoại khóa có thể do giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mính… hay HS của một lớp hoặc một số lớp tổ chức.

1.4.2. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thơng học ở trường phổ thơng

Với tiêu chí xây dựng người học là trung tâm (chủ thể) như hiện nay. Cụ thể trong hoạt động dạy học HS sẽ trực tiếp tham gia vào các hình thức hoạt động, tự thu lượm và xử lý thơng tin, giáo viên chỉ đóng vai trị hỗ trợ, hướng dẫn, cố vấn… thì HĐNK có tác dụng rất to lớn. Theo tác giả Nguyễn Quang Đơng (2006), hoạt động ngoại khóa có các tác dụng sau:

 Tác dụng giáo dục: HĐNK góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm việc và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế; HĐNK làm cho q trình dạy bộ mơn phong phú đa dạng, làm cho việc học tập của HS thêm hứng thú sinh động, tạo cho HS lòng hăng say yêu công việc, điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của HS; HĐNK học sinh có điều kiện tự làm, tập dượt phát huy óc sáng tạo, tự tin.

 Tác dụng giáo dưỡng: HĐNK góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho HS. Thông qua hoạt động ngoại khóa, kiến thức HS thu nhận được sẽ sâu sắc hơn. Trong khi tiến trình hoạt động ngoại khóa, HS được tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề tranh luận với bạn bề trong sự cân nhắc kĩ càng. Chính vì thế HĐNK góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo của HS.

Nhờ HĐNK học sinh được bổ sung thêm phần kiến thức mà trong giờ nội khóa khơng đủ thời gian để giới thiệu. HS được thu nhận kiến thức dưới nhiều hình thức: nhóm ngoại khóa, câu lạc bộ, hội vui…

 Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp: qua HĐNK, học sinh được rèn luyện thêm kĩ năng: tập nghiên cứu một vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đơng, tập sử dụng những dụng cụ, thiết bị thường gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản tới hiện đại. Qua đó sẽ nảy sinh tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có ý thức về nghề nghiệp mà HS sẽ chọn trong tương lai.

 Hoạt động ngoại khóa là điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể thử nghiệm các phương pháp dạy học.

1.4.3. Nội dung hoạt động ngoại khóa Vật lí

Hoạt động ngoại khóa Vật lí được tiến hành ngồi giờ học trên lớp nhưng nó góp phần củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức Vật lí được học nội khóa. Do đó nội dung của HĐNK Vật lí là kiến thức Vật lí phổ thơng hoặc mở rộng ngồi kiến thức đó. Theo tác giả Nguyễn Quang Đơng (2006), nội dung của ngoại khóa Vật lí có thể là kiến thức nằm trong phạm vi chương trình Vật lí THPT, hoạt động gắn với nội khóa với mục đích giúp HS nắm chắc kiến thức, kĩ năng cơ bản. Nội dung của ngoại khóa có thể là những kiến thức mở rộng vượt ra ngồi nội dung chương trình, giúp HS tăng hiểu biết, phát huy óc sáng tạo. Chẳng hạn theo chương trình Vật lí 10 phổ thơng hiện hành, HS được học lần lượt: Cơ học – Nhiệt học. Như vậy ở lớp 10, chúng ta có thể tiến hành HĐNK với nội dung tương ứng với các phần trên hoặc cũng thể chia nhỏ thành các chuyên đề ngoại khóa. Mặt khác có một số lĩnh vực HS khơng được tìm hiểu như: khoa học vật liệu, vật lí hiện đại, giáo dục mơi trường,.. thì thơng qua hoạt động ngoại khóa có thể đưa các nội dung này vào, viêc làm này giúp HS có thêm hiểu biết, tăng hứng thú say mê, u thích bộ mơn Vật lí.

1.4.4. Hình thức hoạt động ngoại khóa Vật lí

Hoạt động ngoại khóa Vật lí có khá nhiều hình thức, việc lựa chọn hình thức hoạt động căn cứ vào số lượng tham gia, nội dung ngoại khóa hay căn cứ vào thời

gian, địa điểm, cơ sở vật chất diễn ra hoạt động ngoại khóa,… Hiện tại có một số hình thức của HĐNK được tổ chức như sau (Nguyễn Quang Đông, 2006):

 Hội thi Vật lí là một hình thức để mỗi cá nhân, tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của q trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập. Về quy mơ, hội thi Vật lí có thể tổ chức trong phạm vi một lớp, một khối hoặc cả trường. Diễn biến của hội thi có thể diễn ra theo trình tự: khai mạc, các phần thi (có đánh giá sau mỗi phần thi), văn nghệ, công bố và trao thưởng. quá trình tiến hành một hội thi Vật lí bao gồm các bước:

 Bước 1: Nêu chủ trương tổ chức hội thi  Bước 2: Dự thảo kế hoạch tổ chức hội thi

 Bước 3: Thông qua kế hoạch hội thi và triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch hội thi. Ban tổ chức và ban giám khảo họp triển khai và thực hiện nhiệm vụ của mình.

 Bước 4: Tổ chức thi và công bố kết quả  Bước 5: Tổng kết hội thi

 Hội vui Vật lí (hay cịn gọi là dạ hội Vật lí nếu tổ chức vào buổi tối), được tổ chức theo một trong hai dạng: hội vui chuyên đề hoặc hội vui tổng hợp. Ở hình thức này các hoạt động của thầy và trò là trao đổi, tọa đàm, thảo luận… về một vấn đề hay là một buổi nói chuyện chuyên đề nhằm giúp HS hiểu rộng, sâu hơn một số kiến thức, nắm thêm một số kĩ năng, hiểu thêm một vài ứng dụng của đề tài. Tuy nhiên để tránh nhàm chán, tạo khơng khí vui vẻ thì có thể xen kẽ một số trị chơi. Trình tự tổ chức một hội vui Vật lí có thể tiến hành như sau:

 Khai mạc, giới thiệu nội dung buổi ngoại khóa.

 Biểu diễn các thí nghiệm, trị chơi Vật lí vui, nêu các hiện tượng liên quan đến chủ đề.

 Tổ chức một số trò chơi.  Tổng kết hội vui.

 Tham quan ngoại khóa Vật lí: là một hình thức tổ chức dạy học trong thực tế nhờ quan sát thực tế nhờ quan sát trực tiếp của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cơ sở tham quan nhằm nghiên cứu sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu trong nội dung dạy học. Hình thức tham quan ngoại khóa có tác dụng trực quan trong việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp khi HS được “mắt thấy tai nghe” việc vận dụng kiến thức trong lao động sản xuất. Nội dung tham quan ngoại khóa Vật lí:

 Tham quan tìm hiểu máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, thiết bị công, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc.

 Tham quan cơ sở sản xuất.

 Tham quan cơ quan khoa học kĩ thuật.  Xem triển lãm bảo tàng.

 Tổ chức câu lạc bộ Vật lí: Câu lạc bộ là một tổ chức gồm một nhóm người có chung đam mê, sở thích hay một lí tưởng… Tổ chức câu lạc bộ Vật lí là một điều kiện tốt để các cá nhân u thích vật lí có mơi trường phát huy khả năng của mình. Cấu trúc của một câu lạc bộ bao gồm:

 Ban quản trị: bao gồm chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm, thường là giáo viện dạy Vật lí hoặc học sinh xuất sắc mơn Vật lí.

 Thư kí  Ban cố vấn

 Các thành viên câu lạc bộ

Câu lạc bộ có thể tiến hành ở phạm vi theo lớp, các khối lớp hoặc ở quy mơ lớn là tồn trường, tùy theo điều kiện cho phép. Hoạt động của các lạc bộ gồm:

 Tổ chức buổi thảo luận.  Tổ chức thi giữa các nhóm.

 Tổ chức các buổi giao lưu tìm hiểu kiến thức.  Viết báo nội bộ trong phạm vi câu lạc bộ.  Viết báo nội bộ về Vật lí

1.4.5. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lí.

 Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khóa.

Dựa vào vai trò của hoạt động ngoại khóa, căn cứ nội dung chương trình và tình hình thực tế dạy học nội khóa của bộ mơn, xuất phát từ nhu cầu nhận thức của học sinh, đặc điểm của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, giáo viên lựa chọn và xác định chủ đề của hoạt động ngoại khóa cần tổ chức.

 Bước 2: Lập kế hoạch ngoại khóa. Khi lập kế hoạc ngoại khóa, giáo viên cần:

 Xác định mục tiêu hay yêu cầu của hoạt động ngoại khóa: kiến thức; kĩ năng; thái độ, tình cảm; tư duy.

 Xây dựng nội dung ngoại khóa ở dạng nhiệm vụ cụ thể giao cho HS.  Dự kiến hình thức tổ chức.

 Dự kiến phương pháp dạy học, những khó khăn, sai lầm của HS và hướng dẫn của giáo viên để giúp học sinh khắc phục khó khăn, sai lầm.  Dự kiến thời gian thực hiện các giai đoạn của hoạt động ngoại khóa.  Dự kiến những công việc cần sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục

khác.

 Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch

 Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, tham gia hội vui, rút kinh nghiệm, khen thưởng. (Nguyễn Quang Đông, 2006)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng kĩ thuật của các kiến thức chương cơ sở nhiệt động lực học vật lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh​ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)