Điều tra thực trạng về năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng kĩ thuật của các kiến thức chương cơ sở nhiệt động lực học vật lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh​ (Trang 37 - 42)

1.5.1. Mục đích điều tra

 Biết được thực trạng về năng lực sáng tạo của HS trong học tập Vật lí ở trường THPT trước khi tổ chức hoạt động ngoại khóa ứng dụng kĩ thuật chương “Cơ sở nhiệt động lực học”.

 Biết được thực trạng về biện pháp phát huy năng lực sáng tạo của HS trong giờ học Vật lí trước khi tổ chức hoạt động ngoại khóa ứng dụng kĩ thuật chương “Cơ sở nhiệt động lực học”.

Việc điều tra giúp tìm hiểu được về năng lực sáng tạo của HS trong học tập Vật lí, từ đó làm cơ sở để xây dựng nội dung, phương pháo và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng kĩ thuật chương “Cơ sở nhiệt động lực học” trong chương trình Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của HS một cách phù hợp nhất.

1.5.2. Phương pháp điều tra

 Với GV: Dự giờ, trao đổi với GV bộ mơn Vật lí.

 Với HS: Trao đổi trực tiếp, quan sát HS trong các giờ học trên lớp, dùng phiếu điều tra (phụ lục).

1.5.3. Đối tượng điều tra

 Điều tra các GV giảng dạy bộ mơn Vật lí trong và ngồi trường THPT Dĩ An.

 Điều tra HS lớp 10AB, 10AD trường THPT Dĩ An.

1.5.4. Kết quả điều tra

 Kết quả điều tra GV: Tiến hành điều tra về các biện pháp GV sử dụng để phát triển năng lực sáng tạo của HS thông qua hoạt động dự giờ tiết dạy, trao đổi kinh nghiệm ngồi giờ, tơi nhận thấy:

 Đa số trong giờ học GV chú trọng trong việc rèn luyện cho HS các kĩ năng để giải các bài tập hơn là việc hình thành và phát triển các năng lực cho HS. Vì vậy GV ít giao các nhiệm vụ chế tạo mơ hình hay sản phẩm vận dụng kiến thức đã học ít, nếu có giao thì cũng chỉ sơ sài, không hướng dẫn cụ thể, dẫn đến việc HS thường sao chép rập khuôn các mơ hình, sản phẩm.

 Đã có một số hoạt động ngoại khóa được tiến hành nhưng chủ yếu dưới hình thức tham quan học tập.

 GV nhận thức rõ kiến thức Vật lí phổ thơng có đề cập tới các ứng dụng kĩ thuật tuy nhiên do khống chế về thời gian, nội dung kiểm tra đánh giá nên GV chỉ dừng lại ở việc giới thiệu ngắn gọn.

 Đánh giá chung: Thông qua quan sát hoạt động học của HS, nhận thấy, HS làm các bài tập quen thuộc khá nhanh và chính xác nhưng khi thay đổi về dữ kiện, yêu cầu khác, hay nâng cao… HS bị bị động trong việc tìm ra lời giải. Điều này chứng tỏ HS bị hạn chế trong việc linh hoạt để tìm ra cách giải mới. Đặc biệt, HS khá lạ lẫm ở các bài tập có liên hệ thực tế, các ứng dụng kĩ thuật của kiến thức Vật lí. Việc chế tạo các mơ hình, sản phẩm thường băt chước các mơ hình, sản phẩm có sẵn chứ khơng cải tiến. Khi tham gia các HĐNK học tập, HS có ý thức đó là một buổi đi chơi, giao lưu hơn là một hoạt động học tập. Vì vậy làm giảm hiệu quả của hoạt động ngoại khóa.

 Kết quả phiếu điều tra năng lực sáng tạo của HS lớp 10AB và 10AD. Tổng số lượng điều tra: 76 HS.

Bảng 1.3. Bảng kết quả điều tra trình độ NLST của HS

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Phát hiện, làm rõ vấn đề 19/76 (25,00%) 33/76 (43,42%) 20/76 (26,32%) 4/76 (5,26%) Đề xuất giải pháp 6/76 (7,90%) 52/76 (68,42%) 14/76 (18,42%) 4/76 (5,26%) Thực hiện giải pháp 9/76 (11,84%) 57/76 (75,00%) 10/76 (13,16%) 0/76 (0,00%) Đánh giá giải pháp 26/76 (34,21%) 43/76 (56,58%) 7/76 (9,21%) 0/76 (0,00%)

Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả điều tra tôi nhận thấy:

 Ở tiêu chí thứ nhất trong bảng đánh giá năng lực sáng tạo, phần lớn HS nêu và phân tích được vấn đề nhưng chưa đầy đủ và rõ ràng (ở mức 2 và 3).

 Ở tiêu chí thứ hai trong bảng đánh giá năng lực sáng tạo, HS chủ yếu đề xuất được giải pháp nhưng chưa phù hợp hồn tồn: dùng cơng cụ thô sơ, đại đa số các giải pháp là có sẵn, đã học (mức 2).

 Ở tiêu chí thứ 3: thực hiện giải pháp, phần lớn HS chỉ thực hiện một phần của giải pháp (mức 2)

 Ở tiêu chí cuối, phần đánh giá giải pháp, số HS đạt mức cao (3, 4) rất ít, gần như khơng có, phần lớn là khơng chỉ ra được mặt tốt, hạn chế của giải pháp hay chỉ ra được mà không đưa ra được phương án khắc phục.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 tôi đã trình bày một số khái niệm như sau:  Năng lực

 Năng lực sáng tạo  Ứng dụng kĩ thuật  Hoạt động ngoại khóa

Từ việc nghiên cứu lí luận trên, tơi đã tiến hành:

 Xây dựng phiếu điều tra năng lực sáng tạo của HS để đánh giá trình độ NLST của học sinh thơng qua bốn thành tố với bốn mức độ.

 Tiến hành điều tra các biện pháp phát triển triển NLST đã được giáo viên sử dụng.

 Tiến hành điều tra trình độ NLST thực tế của HS.

Qua việc điều tra, tôi nhận thấy hiện tại HS chỉ đạt ở mức độ thấp và trung bình của các thành tố NLST. Giáo viên đã có những hiểu biết về các ƯDKT và HĐNK nhưng chưa áp dụng để phát triển NLST ở HS, hay có áp dụng thì chỉ dừng ở mức giới thiệu sơ lược và tham quan du lịch.

Vì vậy tơi tiến hành:

 Xây dựng các mơ hình ƯDKT của kiến thức chương “Cơ sở nhiệt động lực học”.

 Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về ƯDKT nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho HS.

 Tiến hành tổ chức HĐNK về ƯDKT chương “Cơ sở nhiệt động lực học” cho HS trường THPT Dĩ An, Bình Dương.

Chương 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ ỨNG DỤNG KĨ THUẬT CÁC KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG “CƠ SỞ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 10

THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng kĩ thuật của các kiến thức chương cơ sở nhiệt động lực học vật lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh​ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)