Quản lý sự thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang (Trang 27)

1.2. Một số khái niệm cơ bản trong đề tài

1.2.4. Quản lý sự thay đổi

Theo P.Dejager, “Sự thay đổi là sự dịch chuyển từ trạng thái cũ sang trạng

thái mới, là sự loại bỏ cái cũ trong quá khứ và nhận lấy cái mới cho tương lai”.[32,

trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Vân]

Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngồi; thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự vật hiện tượng nào. Thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Thay đổi được hiểu ở các mức độ khác nhau: cải tiến, đổi mới, cải cách, cách mạng. Sự thay đổi của các nhà trường có thể do các ngun nhân bên ngồi và ngun nhân bên trong; có thể là sự thay đổi tự nhiên, diễn ra thường xuyên và sự thay đổi được hoạch định. Trong giáo dục, chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất trường học...

Thay đổi là một yếu tố quan trọng liên quan đến sự thành công của một nhà trường. Nếu khơng mau chóng thích ứng với sự thay đổi, nhà trường khó có thể giữ được vị trí và chất lượng giáo dục. Quản lý sự thay đổi là một cách để tổ chức thích ứng được với sự thay đổi. Theo Đặng Xuân Hải – Nguyễn Sỹ Thư thì “Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hóa, điều hành và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó”[14]. Phải khẳng định rằng người hiệu trưởng trường phổ thơng có vai trị kép là lãnh đạo và quản lý. Trong đó:

- Lãnh đạo để ln có được sự thay đổi và phát triển bền vững. - Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã đặc biệt quan tâm đến vai trò lãnh đạo của người hiệu trưởng và tập trung vào lãnh đạo sự thay đổi trong nhà trường. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi là một tiến trình nhằm xây dựng cầu nối giữa tầm nhìn và hành động.

1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm “Quản lý sự thay đổi”

Theo tác giả Đặng Xuân Hải – Nguyễn Sỹ Thư [14] quản lý HĐDH theo quan điểm “Quản lý sự thay đổi” cần chú ý:

- Xác định rõ và làm mọi thành viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của sự thay đổi - Xây dựng được lòng tin ở mọi người, để mọi người làm chủ sự thay đổi. Hiệu trưởng và những người lãnh đạo phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi.

- Thực hiện đúng mục tiêu và các giai đoạn quản lý sự thay đổi

- Thay đổi phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và khả năng quản lý của nhà quản lí và tố chức, đảm bảo “cân bằng động” trong thực hiện sự thay đổi.

- Thay đổi phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển: coi trọng các kinh nghiệm “lịch sử để lại”.

1.3. Một số định hƣớng về quy định và yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học cấp THPT giai đoạn 2016-2020 THPT giai đoạn 2016-2020

Tại Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa XI) đã có một Nghị quyết số 29 chuyên đề về " Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" [1], Nghị quyết đã chỉ rõ:

- Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành cơng việc chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong q trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trước bối cảnh và yêu cầu thay đổi đó cũng như để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình sau năm 2015, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết.

Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành giáo dục Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [2]. Trong kế hoạch Bộ GD&ĐT chỉ đạo: Các cơ sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện

phương pháp tự học; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức vào thực tế.

UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành giáo dục Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [35]. Kế hoạch đã chỉ rõ:

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học. Chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; bồi dưỡng khát vọng học tập suốt đời.

- Thực hiện có hiệu quả theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Tiếp tục biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật. Khuyến khích học sinh tham gia nghiên cứu khoa học; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học qua các hình thức phù hợp nhằm giúp học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân, tạo điều kiện tốt nhất thực hiện phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học.

1.3.1. Mục tiêu hoạt dộng dạy học

Theo các yêu cầu đổi mới, cần chú trọng: Tìm hiểu, vận dụng những biện pháp đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để góp phần hình thành ở học sinh những năng lực cốt lõi cần hướng đến như:

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: + Năng lực tự học;

+ Năng lực giải quyết vấn đề; + Năng lực sáng tạo;

+ Năng lực quản lí bản thân. – Năng lực xã hội, bao gồm: + Năng lực giao tiếp;

+ Năng lực hợp tác.

– Năng lực công cụ, bao gồm: + Năng lực tính tốn;

+ Năng lực sử dụng ngơn ngữ;

+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

1.3.2. Dạy học phát triển năng lực

Nghị quyết số 29/NQ-TW, Hội nghị trung ương lần thứ 8 khóa XI trình bày rõ quan điểm chỉ đạo “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [1].

Chương trình dạy học truyền thống được xem là chương trình giáo dục định hướng nội dung, định hướng đầu vào. Chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức, trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chương trình giáo dục định hướng năng lực dạy học, định hướng kết quả đầu ra nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học:

Về nội dung:

- Học nội dung chuyên môn: Các tri thức chuyên môn; các kỹ năng chuyên môn; ứng dụng, đánh giá chuyên môn → phát triển năng lực chuyên môn

- Học phương pháp chiến lược: Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc; các phương pháp nhận thức chung: Thu thập, xử lý, đánh giá, trình bày thơng tin; các phương pháp chun mơn → Phát triển năng lực phương pháp.

- Học giao tiếp xã hội: Làm việc nhóm; tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội; học cách ứng xử, trách nhiệm, khả năng giải quyết xung đột → Phát triển năng lực xã hội.

- Học tự trải nghiệm, đánh giá: Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu; xây dựng phát triển cá nhân; đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hóa, long tự trọng… → Phát triển năng lực cá nhân

Chuẩn đầu ra:

- Phẩm chất: Yêu gia đình quê hương đất nước, nhân ái, khoan dung, trung thực … - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,… - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

1.4. Một số vấn đề lý luận cơ bản của quan điểm “Quản lý sự thay đổi”

1.4.1.Bản chất của “Quản lý sự thay đổi”

Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi tìm hiểu những khó khăn trong lãnh đạo, quản lý sự thay đổi, các nhà nghiên cứu Meyer và Allen [38] đã nhận thấy sự cam kết chính là nguồn gốc cơ bản để hạn chế tâm lý ngại thay đổi và đã chỉ ra ba hình thái cơ bản của sự cam kết: Cam kết dựa trên cảm xúc, cam kết dựa trên quy phạm và cam kết dựa trên tính tốn. Trên cơ sở đó các tác giả trên cho rằng: lãnh đạo, quản lý sự thay đổi chính là q trình chuyển các thành viên từ trạng thái cam kết với mơ hình hoạt động cũ sang cam kết với mơ hình hoạt động mới.

Theo quan niệm của Brent Davies, Linda Ellion: Lý thuyết thay đổi là cái phần khơng nhìn thấy của những hành động của chúng ta - phần nhìn thấy được. Chúng ta hay hướng tâm trí vào những việc làm hàng ngày - phần nhìn thấy. Tuy nhiên mỗi việc làm ấy đều không phải là vô cớ, mà là để dẫn đến một kết quả mong đợi – một sự thay đổi mong đợi trong tương lai. Cái phần mà chúng ta chưa khám phá – đó chính là lý thuyết thay đổi - phần ít được nhìn thấy vì nó ẩn dưới những việc chúng ta làm. Chúng ta trở thành theo khi biến cái khơng nhìn thấy thành nhìn thấy được. [8]

Để hiểu và ứng dụng được lý thuyết thay đổi, mỗi người cần:

(1) Biết tò mò, khám phá, dám đặt câu hỏi, dám phản biện, không phải chỉ tin một cách tiên nghiệm, rằng có một cái gì đó bất biến.

(2) Đặt câu hỏi: thay đổi nào sẽ xảy ra, và thay đổi đó chỉ là tức thời, hay lâu dài và bền vững. Lý thuyết thay đổi cần được độc lập với quan điểm chính trị, được xuất phát từ con người, hướng tới con người, và được diễn ra một cách minh bạch.

Các lý thuyết về quá trình thay đổi miêu tả một mơ hình điển hình về các sự kiện có thể xảy ra từ khi q trình thay đổi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Một trong những lý thuyết về quá trình thay đổi đầu tiên là lý thuyết Áp Lực Thay Đổi (force- field) của Lewin [37]. Theo ơng, q trình thay đổi được chia làm ba giai đoạn, đó là: giai đoạn tan băng, thay đổi, đóng băng trở lại.

Trong giai đoạn tan băng mọi người nhận ra rằng cách thức làm việc cũ khơng cịn phù hợp nữa. Sự nhận thức này có thể là kết quả của một sự khủng hoảng hoặc có thể là kết quả của một nỗ lực giải thích những rủi ro hoặc cơ hội mà hầu hết những người trong tổ chức chưa biết.

Trong quá trình thay đổi, mọi người tìm kiếm các cách làm việc mới và lựa chọn ra một phương pháp mang tính khả thi.

Trong giai đoạn “đóng băng trở lại”--là giai đoạn các phương pháp mới được thực hiện và tổ chức dần ổn định. Toàn bộ ba giai đoạn đều quan trọng cho sự thành công của nỗ lực thay đổi. Nếu chúng ta muốn trực tiếp chuyển sang giai đoạn thay đổi mà khơng qua bước làm tan băng thì rất có thể sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ. Thiếu sự suy đốn có hệ thống và cách giải quyết vấn đề trong giai đoạn thay đổi sẽ khiến kế hoạch thay đổi trở nên kém hiệu quả. Nếu không quan tâm đúng mức đến việc xây dựng sự nhất trí cao và khơng duy trì lịng nhiệt huyết ở giai đoạn thứ 3 thì rất có thể sự thay đổi sẽ có tác dụng ngược lại.

Theo Lewin [37]: ta có thể thực hiện việc thay đổi bằng hai biện pháp. Biện pháp thứ nhất là tăng cường động cơ thay đổi (ví dụ: tăng các ưu đãi, sử dụng quyền lực để ép buộc thay đổi). Phương pháp thứ hai là giảm các cản trở gây ra sự phản đối thay đổi (ví dụ: giảm sự lo sợ thất bại hoặc thiệt hại về mặt kinh tế, hợp tác hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh). Nếu các trở lực yếu có thể chỉ cần tăng các nguồn động lực là đủ. Tuy nhiên, khi trở lực mạnh thì phải áp dụng cả hai phương pháp. Nếu khơng giảm được trở lực thì việc tăng động lực sẽ tạo ra xung đột căng thẳng về chủ trương thay đổi và sự phản đối liên tục sẽ làm cho giai đoạn đóng băng trở lại khó mà hồn thành.

Một lý thuyết nữa của Jick [39] và Woodward & Bucholz [36] về quá trình thay đổi miêu tả sự phản ứng của các thành viên trong tổ chức trước sự thay đổi. Lý thuyết này được xây dựng trên những quan sát về phản ứng của mọi người trước những biến cố bất ngờ, ví dụ như cái chết của một cá nhân được mọi người yêu quý,

sự tan vỡ hôn nhân, thiên tai phá hủy nhà cửa của họ. Những phản ứng tương tự cũng có thể xảy ra khi tiến hành thay đổi tổ chức.

Mơ hình phản ứng được chia làm bốn giai đoạn đó là: phủ nhận, phẫn nộ, buồn rầu và thích nghi. Phản ứng ban đầu là phủ nhận sự cần thiết phải thay đổi ("điều này không thể xảy ra" hoặc "đó chỉ là một sự lùi bước tạm thời"). Giai đoạn tiếp theo là sự phẫn nộ và tìm một ai đó để đổ lỗi. Trong giai đoạn này, mọi người cương quyết không từ bỏ cách thức làm việc cũ. Trong giai đoạn thứ 3, mọi người không phủ nhận sự cần thiết phải thay đổi, họ chấp nhận những gì đã mất và buồn rầu vì điều đó. Giai đoạn cuối cùng là chấp nhận yêu cầu thay đổi. Thời gian và mức độ nghiêm trọng của từng loại phản ứng rất khác biệt, và một số người bị mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)