Một số định hƣớng về quy định và yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 31)

THPT giai đoạn 2016-2020

Tại Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa XI) đã có một Nghị quyết số 29 chuyên đề về " Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" [1], Nghị quyết đã chỉ rõ:

- Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành cơng việc chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong q trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trước bối cảnh và yêu cầu thay đổi đó cũng như để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình sau năm 2015, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết.

Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành giáo dục Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [2]. Trong kế hoạch Bộ GD&ĐT chỉ đạo: Các cơ sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện

phương pháp tự học; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức vào thực tế.

UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành giáo dục Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [35]. Kế hoạch đã chỉ rõ:

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học. Chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; bồi dưỡng khát vọng học tập suốt đời.

- Thực hiện có hiệu quả theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Tiếp tục biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật. Khuyến khích học sinh tham gia nghiên cứu khoa học; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học qua các hình thức phù hợp nhằm giúp học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân, tạo điều kiện tốt nhất thực hiện phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học.

1.3.1. Mục tiêu hoạt dộng dạy học

Theo các yêu cầu đổi mới, cần chú trọng: Tìm hiểu, vận dụng những biện pháp đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để góp phần hình thành ở học sinh những năng lực cốt lõi cần hướng đến như:

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: + Năng lực tự học;

+ Năng lực giải quyết vấn đề; + Năng lực sáng tạo;

+ Năng lực quản lí bản thân. – Năng lực xã hội, bao gồm: + Năng lực giao tiếp;

+ Năng lực hợp tác.

– Năng lực công cụ, bao gồm: + Năng lực tính tốn;

+ Năng lực sử dụng ngơn ngữ;

+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

1.3.2. Dạy học phát triển năng lực

Nghị quyết số 29/NQ-TW, Hội nghị trung ương lần thứ 8 khóa XI trình bày rõ quan điểm chỉ đạo “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [1].

Chương trình dạy học truyền thống được xem là chương trình giáo dục định hướng nội dung, định hướng đầu vào. Chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức, trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chương trình giáo dục định hướng năng lực dạy học, định hướng kết quả đầu ra nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học:

Về nội dung:

- Học nội dung chuyên môn: Các tri thức chuyên môn; các kỹ năng chuyên môn; ứng dụng, đánh giá chuyên môn → phát triển năng lực chuyên môn

- Học phương pháp chiến lược: Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc; các phương pháp nhận thức chung: Thu thập, xử lý, đánh giá, trình bày thơng tin; các phương pháp chun mơn → Phát triển năng lực phương pháp.

- Học giao tiếp xã hội: Làm việc nhóm; tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội; học cách ứng xử, trách nhiệm, khả năng giải quyết xung đột → Phát triển năng lực xã hội.

- Học tự trải nghiệm, đánh giá: Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu; xây dựng phát triển cá nhân; đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hóa, long tự trọng… → Phát triển năng lực cá nhân

Chuẩn đầu ra:

- Phẩm chất: Yêu gia đình quê hương đất nước, nhân ái, khoan dung, trung thực … - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,… - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)