Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THPT theo quan điểm “Quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang (Trang 35)

1.5. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THPT theo quan điểm “Quản lý sự thay đổi” thay đổi”

1.5.1. Vì sao cần ứng dụng quan điểm “Quản lý sự thay đổi” trong quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT hiện nay?

Trong đổi mới giáo dục hiện nay, với các yêu cầu chuyển dịch từ việc dạy học làm trung tâm sang học tập làm trung tâm có thể tạo ra một mơi trường học tập mang tính tương tác, chủ động cho cả GV và HS. Vai trò của GV sẽ thay đổi từ người truyền thụ kiến thức thành người trợ giúp, hướng dẫn và cũng là người học cùng với HS.

Theo Nghị quyết số 29/NQ-TW, Hội nghị trung ương lần thứ 8 khóa XI, Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW:

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức vào thực tế

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học. Triển khai đổi mới phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá người học ngay trong quá trình và kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Những yêu cầu đổi mới rất nhiều và cao nên việc thực hiện là một quá trình phức tạp. Sự chuyển đổi này tác động đến việc triển khai các hoạt động quản lý hoạt động dạy của người dạy, quản lí hoạt động học của người học. Khi người quản lý triển khai việc lập kế hoạch: chuẩn bị, tổ chức, đánh giá và điều chỉnh HĐDH trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần phải quan tâm thích đáng đến sự thay đổi vai trị GV và HS trong q trình dạy học để phát huy được các yếu tố quản lý tích cực, góp phần hiện thực hố được vai trò quản lý trong việc triển khai quá trình dạy và học hiện nay ở nhà trường. Trong QL sự thay đổi, các thông tin để điều chỉnh rất quan trọng. Thông tin phản hồi của người học về hoạt động dạy của GV thơng qua phiếu hỏi, hịm thư góp ý, đánh giá của tổ trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp qua các giờ dự và kết quả học tập của HS là một yếu tố trọng yếu. Đây chính là các minh chứng của kết quả HĐDH và căn cứ để điều chỉnh/nâng cao hiệu quả của quản lí hoạt động dạy học.

1.5.2. Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm “Quản lý sự thay đổi’

Mục tiêu quản lý HĐDH theo quan điểm “quản lý sự thay đổi” là việc xác định trạng thái hiện hành và mô tả trạng thái mong đợi của việc quản lý HĐDH; xác định khoảng cách giữa hai trạng thái đó để xây dựng lộ trình thực hiện quản lý sự chuyển đổi từ trạng thái hiện hành tới trạng thái mong đợi. Cần lưu ý rằng, khoảng cách giữa hai trạng thái càng xa thì lộ trình thực hiện sự thay đổi càng dài và dẫn đến việc thực hiện sự thay đổi càng khó khăn.

Quản lý HĐDH theo quan điểm “quản lý sự thay đổi” sẽ diễn ra theo bốn giai đoạn (sẽ trình bày ở phần Nội dung quản lý HĐDH theo quan điểm “quản lý sự thay đổi”). Có thể tóm tắt, mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn trong q trình đó như sau:

Mục tiêu của giai đoạn đầu của quản lý sự thay đổi quản lý HĐDH là chuẩn bị tốt cho thay đổi, là “phá vỡ sức ỳ” (làm cho GV thay đổi thói quen tư duy theo lối mịn sang tư duy đổi mới là đổi mới cách dạy, đổi mới KTĐG,…để thực hiện

nhiệm vụ đổi mới GD hiện nay) và thay đổi dần thói quen khơng phù hợp với yêu cầu đặt ra cho sự thay đổi quản lý HĐDH mà người quản lý dự định tiến hành và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho sự thay đổi quản lý HĐDH.

Tiếp đến giai đoạn hai có mục tiêu là làm cho mọi người hiểu nội dung và mục đích của sự thay đổi quản lý HĐDH. Sau đó giai đoạn ba với mục tiêu là thống nhất cách làm và cách thức nhận diện sự thay đổi quản lý HĐDH diễn ra theo đúng mong muốn của người quản lý và chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các cam kết đã đạt được.

Mục tiêu của giai đoạn cuối là cái đích của sự thay đổi, là đánh giá đúng những “thay đổi” tích cực đã được thực hiện so mới mục tiêu dự kiến đặt ra cho “sự thay đổi”. Mục tiêu cuối cùng là duy trì được những mặt tích cực đã đạt được của sự thay đổi quản lý HĐDH hay duy trì cho được sự thay đổi quản lý HĐDH đã diễn ra tiếp tục bền vững.

1.5.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm “Quản lý sự thay đổi’

Nội dung quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT được thực hiện qua bốn giai đoạn và mỗi nội dung được chia ra thành các bước thực hiện mang tính chất quy trình cụ thể sau:

1.5.3.1. Chuẩn bị cho sự thay đổi.

Bước 1. Nhận diện sự thay đổi. Xác định tường minh các đặc điểm sự thay đổi quản lý HĐDH

Đánh giá đúng tính phức tạp của sự thay đổi với hiệu ứng đa chiều của sự thay đổi quản lý HĐDH. Trước hết người quản lí phải nhận diện được “sự thay đổi” quản lý HĐDH sẽ hoặc phải diễn ra là gì, nội dung cụ thể của các khía cạnh của sự thay đổi quản lý HĐDH, mục đích của sự thay đổi này là gì, mức độ cần thiết và ảnh hưởng của nó tác động lên hoạt động của nhà trường như thế nào và cách thức triển khai cũng như hiệu quả mà nó đem lại cho nhà trường trong q trình phát triển trong bối cảnh cụ thể của trường mình. “Cái thay đổi” – quản lý HĐDH – là một nội dung cụ thể, có nội dung “thay đổi” cụ thể, gắn với “cái thay đổi” chứ khơng có khái niệm thay đổi chung chung. Trên cơ sở việc quản lý HĐDH cần chỉ rõ đích đến thơng qua nhận diện chính xác các yêu cầu và đích cần đạt của việc quản lý HĐDH theo yêu cầu đổi mới. Nếu khơng nhận diện chính xác được “sự thay đổi” trong quản lý HĐDH thì

quản lý thay đổi quản lý HĐDH sẽ có thể sẽ đi chệch hướng và có thể khơng bao giờ đến đích.

Bước 2. Chuẩn bị cho sự thay đổi quản lý HĐDH

Làm cho mọi người hiểu đúng mục đích, nội dung sự thay đổi quản lý HĐDH, tránh nhiễu khơng cần thiết. Các vấn đề có thể gặp và cần lưu ý là:

- Sự cản trở về nguồn nhân lực có khả năng thực hiện sự thay đổi do tính bảo thủ và sức ỳ quá lớn.

- Thiếu hệ thống thông tin và nguồn lực tối thiểu cho sự thay đổi.

- Thiếu kinh nghiệm, chuyên môn quản lý "cái mới" hay thiếu tính đồng bộ trong nhận thức dẫn đến việc triển khai khó khăn.

Điều quan trọng là người quản lí phải nhận diện thói quen khó thay đổi hay sức ỳ mà giáo viên và nhân viên hỗ trợ mình đang có, đồng thời biết phân tích tâm lý hay nắm bắt các trạng thái tâm lý của giáo viên và nhân viên hỗ trợ trong đơn vị khi thực hiện sự thay đổi để hoá giải chúng khi tiến hành sự thay đổi: sức ỳ và thói quen khơng phải dễ dàng khắc phục, cần phải có biện pháp và thời gian.

Cuối cùng, và rất quan trọng cần phải nói đến là về thời gian và chi phí cho việc thực hiện thay đổi. Mọi sự thay đổi nghiêm túc luôn luôn là tốn kém. Mặc dù khơng phải bao giờ có nhiều tiền đều có thể thực hiện được sự thay đổi như mong muốn nếu khơng giải quyết tốt bài tốn lợi ích trong q trình triển khai “sự thay đổi”. Cần tạo bầu khơng khí thân thiện cho sự thay đổi diễn ra; tạo niềm tin cho đội ngũ rằng nếu đồng lòng, cùng quyết tâm chúng ta có thể thực hiện được sự thay đổi cần thiết. Bước chuẩn bị cho sự thay đổi thực chất là giai đoạn đầu của “thời kỳ q độ” vì vậy có tính động trong các quyết sách.

1.5.3.2. Kế hoạch hóa sự thay đổi

Bước 3. Thu thập số liệu, dữ liệu về quản lý HĐDH

Cần có đầy đủ thơng tin về việc quản lý HĐDH. Tiến hành phân tích SWOT (S-Mạnh; W-Yếu của đơn vị;O- thời cơ; T-Thách thức từ bối cảnh). Xác định trạng thái hiện hành của nhà trường mà mình quản lý (về văn hoá của tổ chức, về sự sẵn sàng đón nhận sự thay đổi của đội ngũ, về điều kiện nguồn lực…) và bối cảnh mà tổ chức mình thực hiện thay đổi. Tất cả yếu tố trên có tính “động”, tương đối trong một thời điểm xác định và cơ sở dữ liệu phải là tập hợp

các chỉ số liên quan đến các yếu tố của SWOT. Khi phân tích SWOT cần quan tâm đến cặp SO; WO; ST; WT để tìm ra các “chiến lược”hay các “dữ kiện” cần thiết cho dự báo.

Bước 4. Tìm các yếu tố khích lệ, hỗ trợ sự thay đổi quản lý HĐDH

Yếu tố hỗ trợ lớn nhất khi tiến hành một thay đổi nào đó đối với nhà trường là sự đồng thuận của những người liên đới. Để có sự đồng thuận này cần làm tốt công tác truyền thông (cung cấp thông tin và tuyên truyền cho mọi người liên đới thấy sự cần thiết và lợi ích của sự thay đổi quản lý HĐDH...). Khi thực hiện sự thay đổi quản lý HĐDH có thể gặp những phản ứng hoặc sự không chấp nhận của một số nhân viên, người quản lý phải tạo “văn hố thích ứng” cho đội ngũ và phải xây dựng đơn vị mình thành “tổ chức biết học hỏi”. Đó là tổ chức có các đặc điểm:

- Cơ cấu tổ chức theo mơ hình mạng lưới có nghĩa là các bộ phận, cá nhân trong tổ chức được phân quyền rộng rãi

- Lãnh đạo, quản lí theo tư tưởng cơng khai, dân chủ hố

- Văn hoá tổ chức mạnh. Nghĩa là ở đó mọi người đối xử với nhau đầy tình thương và trách nhiệm. Đồng thời mọi người đều thấm nhuần chức năng nhiệm vụ của bản thân và tự nguyện, tự giác thực hiện

Bước 5. Xác định mục tiêu cụ thể cho các bước quản lý sự thay đổi quản lý HĐDH

Không thể kỳ vọng mọi sự có thể thay đổi một cách dễ dàng và đạt được mục đích đề ra cho nó một cách nhanh chóng. Thay đổi cần phải có thời gian vì mọi thói quen đều có sức ỳ của nó và muốn có “cái mới” phải biết kế thừa giá trị của tổ chức. Lộ trình thực hiện sự thay đổi phải đi qua từng giai đoạn và mục tiêu của từng giai đoạn phải được xác định tường minh và có thể kiểm sốt được.

Thơng thường mục tiêu cụ thể của giai đoạn đầu của quản lý sự thay đổi quản lý HĐDH là chuẩn bị tốt cho thay đổi, là “phá vỡ sức ỳ” và thay đổi dần thói quen khơng phù hợp với yêu cầu đặt ra cho sự thay đổi quản lý HĐDH mà người quản lý dự định tiến hành và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho sự thay đổi trong HĐDH.

Tiếp đến là làm cho mọi người hiểu nội dung và mục đích của sự thay đổi HĐDH. Sau đó là thống nhất cách làm và cách thức nhận diện sự thay đổi để

HĐDH diễn ra theo đúng mong muốn của người quản lý và chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các cam kết đã đạt được.

Mục tiêu của giai đoạn cuối là cái đích của sự thay đổi, là đánh giá đúng những “thay đổi” tích cực đã được thực hiện so mới mục tiêu dự kiến đặt ra cho “sự thay đổi”. Mục tiêu cuối cùng là duy trì được những mặt tích cực đã đạt được của sự thay đổi trong HĐDH hay duy trì cho được sự thay đổi tích cực trong HĐDH đã diễn ra tiếp tục bền vững.

Bước 6. Xác định trọng tâm của các mục tiêu

Sự thay đổi có thể mất nhiều thời gian mới đạt được và nó có thể diễn ra thơng qua một số giai đoạn và mỗi giai đoạn đều có các mục tiêu cụ thể, tuy nhiên, cần phải đặt trọng tâm của mục tiêu cho từng giai đoạn thay đổi khi quản lý HĐDH.

Trọng tâm của bước chuẩn bị sự thay đổi là nắm bắt chính xác thực trạng của vấn đề định thay đổi và trả lời cụ thể cho câu hỏi tại sao phải thay đổi quản lý HĐDH; xây dựng văn hố tổ chức thích ứng với sự thay đổi quản lý HĐDH.

Trọng tâm của giai đoạn triển khai sự thay đổi quản lý HĐDH là thường xuyên xem xét mức độ thực hiện các khía cạnh liên quan đến nội dung yêu cầu thay đổi HĐDH đang tiến hành với triết lí “chọn đúng việc mà làm và làm đúng các việc đã chọn” theo lộ trình đã cam kết.

Trọng tâm của giai đoạn cuối là tập trung vào việc đánh giá đúng sự thay đổi đã diễn ra và hiệu quả của chúng. Tìm cách duy trì những cái đã đạt được phát triển bền vững và điều chỉnh nếu thấy thật sự cần thiết. Trong thực tế các “trọng tâm”này có thể đan xen và không phân biệt một cách tường minh cho từng nội dung liên quan đến sự thay đổi trong HĐDH đang được tiến hành. Vì vậy người quản lý cần lưu ý khi đánh giá.

1.5.3.3. Tiến hành sự thay đổi

Bước 7. Xem xét các biện pháp và lựa chọn biện pháp

Để sự thay đổi diễn ra theo đúng ý đồ của người quản lý, việc lập kế hoạch tiến hành thay đổi HĐDH là cần thiết và vì sự thay đổi HĐDH rất khó lường trước chính xác được cái đích và thời gian đạt được đích nên đây là một kế hoạch mang tính “động” và có thể phải lên kế hoạch cho từng thành tố liên quan đến sự thay đổi.

Các kế hoạch cần phải được tham khảo ý kiến rộng rãi trong phạm vi nhà trường càng nhiều càng tốt và có được mức độ ủng hộ rộng rãi thì càng khả thi. Các kế hoạch cần phải được hình thành sao cho có thể chỉ ra thời gian biểu để hoàn thành các giai đoạn và các cá nhân chịu trách nhiệm về nó. Một điểm quan trọng ở đây là bất cứ sự đổi mới nào cũng sẽ tự gây ra hàng loạt những cái khác và chiến lược cần phải xác định có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng, có thể là cản trở trong các giai đoạn như thể nào. Điều này phụ thuộc vào khả năng dự báo của người quản lí nhằm đối phó với các yếu tố đó.

Trong quản lý sự thay đổi trong HĐDH, khơng thể nói biện pháp nào là tốt nhất vì sự thay đổi bao giờ cũng chứa yếu tố bất định và đơi lúc cũng cần mạo hiểm vì vậy chỉ có biện pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể và khả năng của người quản lý mà thôi.

Việc lựa chọn biện pháp thích hợp ln là vấn đề khó. Tuy nhiên biện pháp tối ưu là biện pháp phù hợp với khả năng chỉ đạo của người quản lí và khả thi trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể đang thực hiện thay đổi. Cần lưu ý tính “động” trong khi lựa chọn các biện pháp tối ưu vì chữ “tối ưu” gắn với không gian, thời gian lựa chọn và tương tích với điều kiện, hoàn cảnh, nguồn lực. Thường có hai cách tiếp cận để lựa chọn biện pháp phù hợp thể nhận diện thông qua hai quan điểm:

(1) Sự thay đổi được áp đặt từ trên xuống (from the top to down): Người lãnh đạo khởi xướng và “áp đặt” cách làm của mình cho mọi người. (2) Sự thay đổi được khởi xướng do nhu cầu của con người và sự thấu hiểu nguyện vọng của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)