Thách thức đối với thị trường phần mềm kế toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thị trường phần mềm kế toán tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 71)

II. Đánh giá thị trƣờng phần mềm kế toán tại Việt Nam

2. Phân tích cơ hội và thách thức đối với thị trƣờng phần mềm kế toán ở

2.2 Thách thức đối với thị trường phần mềm kế toán tại Việt Nam

Thị trường PMKT hiện nay tuy đang rất sôi động trên thị trường do việc khôi phục hoạt động kinh tế sau cuộc khủng hoảng diễn ra vào cuối năm 2008 nhưng thị trường này cũng cịn rất nhiều khó khăn và thách thức. Các khó khăn và thách thức đối với thị trường này bao gồm các khía cạnh:

 Khía cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm

 Sản phẩm trong nước đương đầu với sản phẩm nước ngoài  Các doanh nghiệp cùng ngành trong nước cạnh tranh nhau.  Khó khăn, thách thức khi triển khai PM tại các công ty lớn  Khó khăn giải quyết vấn đề crack PMKT

 Khó khăn khác.

2.2.1 Vấn đề nâng cao chất lƣợng sản phẩm theo chuẩn quốc tế

Chất lượng sản phẩm PMKT Việt Nam hầu hết đạt chuẩn ISO 9000 – 2001 chứng tỏ các doanh nghiệp đang cố gắng vươn mình để nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các sản phẩm PMKT trong nước đều cập nhật và thiết kế theo tiêu chuẩn của bộ tài chính nên các sản phẩm PMKT trong nước khá giống nhau. Một số sản phẩm gây ấn tượng bởi

các sử dụng đơn giản như Misa,… một số khác gây ấn tượng với khác hàng bằng giao diện hay thói quen sử dụng; tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là các sản phẩm này có đáp ứng được nhu cầu của công ty cũng như nhân viên nghiệp vụ hay khơng. Có thể thấy rằng các PMKT trong nước phục vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đều đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp. Thế nhưng không phải PMKT nào cũng đủ tiêu chuẩn để có thể phát triển mạnh. Các PMKT trong nước hiện nay hầu hết khơng được các cơng ty nước ngồi sử dụng; chứng tỏ các PMKT trong nước chưa đủ thuyết phục đối với phân khúc thị trường này. Chỉ một số ít các doanh nghiệp cung cấp PMKT cung cấp cho các doanh ngiệp nước ngoài; ngay cả các tập đồn lớn trong nước đều có xu hướng tìm tới PMKT nước ngồi như SAP, Oracle… Thị trường PMKT của nước ta rất thu hút ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lại rất ít doanh nghiệp vươn tới các doanh nghiệp lớn. Thị trường các doanh nghiệp lớn là phân khúc mầu mỡ nhất cho các doanh nghiệp. Một dự án tại doanh nghiệp lớn tương ứng với rất nhiều người sử dụng đi kèm đang là thách thức cho các doanh nghiệp PMKT. Các PMKT trong nước hầu như không đáp ứng được với nhu cầu của phân khúc thị trường này. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng theo chuẩn quốc tế để tạo niềm tin cũng như tiếp cận với phân khúc thị trường này là điều cần thiết và đang thách thức các doanh nghiệp PMKT Việt.

2.2.2 Sản phẩm trong nƣớc đƣơng đầu với sản phẩm nƣớc ngoài

Kể từ sau năm 2002, các doanh nghiệp Việt đã chứng tỏ khả năng của mình để chiếm lĩnh thị trường PMKT trên cả nước. Với con số hơn 30 doanh nghiệp cung cấp sản phẩm PMKT trên cả nước, với số lượng khách hàng chiếm 1/3 số doanh nghiệp tồn tại trên thị trường nước ta (bao gồm cả chưa sử dụng PMKT) cho thấy các doanh nghiệp trong nước đang lớn mạnh về cả con số doanh nghiệp lẫn thị phần trên thị trường. Tuy nhiên các sản phẩm kế tốn nước ngồi như SAP, Oracle… tuy không sản xuất trực tiếp tại Việt Nam

nhưng cũng chiếm được thị phần tương đối lớn. Hầu hết các sản phẩm nước ngoài (với ưu điểm là chiếm giữ vị trí thứ nhất, nhì trên tồn thế giới) đã chứng tỏ khả năng của mình bằng rất nhiều hợp đồng có giá trị trên quy mô lớn. Hơn nữa, các sản phẩm nước ngoài đều được phân phối bởi các cơng ty có tiếng trong làng truyền thông Việt như FPT, Pythis, Tinh Vân… Do đó, PMKT nước ngoài trở thành đối thủ của các doanh nghiệp trong nước khi muốn tiến tới phân khúc thị trường doanh nghiệp lớn. Các PMKT nước ngoài vừa có chất lượng tốt được khẳng định trên tồn thế giới, vừa được phân phối bởi các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường với chất lượng phục vụ tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp đã trở thành một trở ngại cho các doanh nghiệp nước ta. Việc cạnh tranh với các PMKT nước ngồi khơng phải dễ vì họ có đủ yếu tố tốt nhất, hơn nữa cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài như SAP, Oracle, Microsoft… là một việc rất khó khăn. Vì vậy, một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong nước khi muốn phát triển chính là các doanh nghiệp nước ngoài.

2.2.3 Các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh nhau

Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành đã khó nhưng cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất vẫn là giữa các doanh nghiệp trong nước. Nếu cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngồi là một cuộc cạnh tranh khơng nganh sức và diễn ra mạnh mẽ trong tương lai thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ln ln gây khó khăn vì chính các doanh nghiệp này ngang sức hấp dẫn nhất. Hơn 60 sản phẩm PMKT đang tồn tại trên thị trường đều có những chức năng giống nhau và đều có khả năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Việc am hiểu thị trường, dễ dàng tiếp cận đối với đối thủ cạnh tranh cũng như tiềm lực tài chính ngang nhau giúp cạnh doanh nghiệp khó cạnh tranh hơn. Mặt khác thói quen sử dụng một PMKT cũng tạo ra tính cạnh tranh. Một khi đã quen thuộc với phần mềm nào đó thì ít khi các doanh nghiệp lại thay đổi

một PMKT khác trừ khi bản thân PMKT mà doanh nghiệp đang sử dụng không đáp ứng được về chất lượng sản phẩm. Do đó với các doanh nghiệp đang chiếm giữ thị phần nhỏ trên thị trường, có ít khách hàng và khơng có chiến lược cạnh tranh hợp lý sẽ rất khó tiếp cận được với thị trường này. Khi mà các doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm ngang nhau thì những sản phẩm vượt trội sẽ vẫn chiếm lĩnh được thị phần (Điều này giải thích tại sao cơng ty Misa tuy mới thành lập khơng lâu nhưng chiếm được vị trí khá lớn so với các doanh nghiệp khác). Các công ty khác không nổi trội về chất lượng hay khơng có một chiến lược cạnh tranh hợp lý sẽ rất khó khăn để tồn tại lâu dài. Chính vì vậy khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước chính lại là các doanh nghiệp trong nước khác đang tồn tại trên thị trường.

2.2.4 Khó khăn, thách thức khi triển khai PMKT tại các doanh nghiệp

Triển khai PMKT là một vấn đề khó với nhiều doanh nghiệp. Để một sản phẩm PMKT được đi vào hoạt động không chỉ có việc cài PMKT đã được thiết kế vào máy của nhân viên nghiệp vụ. PMKT mang tính động, do đó nó khá năng động với thị trường. Trước khi được sử dụng tại một doanh nghiệp, tất cả các PMKT đặc biệt là PMKT chung đều được điều chỉnh để phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp mua. Muốn điều chỉnh được thì ngồi việc cần có một đội ngũ lập trình viên giỏi mà cịn cần phải có những chuyên gia phân tích tốt về doanh nghiệp mua để có thể hiểu được doanh nghiệp đó, từ đó đưa ra phương án thích hợp nhất để sử dụng tạo ra một PMKT phù hợp với doanh nghiệp đó. Hơn nữa, trong quá trình cài đặt và sử dụng, việc bảo trì, nâng cấp sản phẩm là việc rất cần thiết. Sản phẩm phải luôn được cập nhật phù hợp với tiêu chuẩn của pháp luật, đồng thời phải giữ được thông tin của doanh nghiệp.

Khi triển khai PMKT tại một doanh nghiệp mới áp dụng PMKT sẽ phải lưu ý tới quy trình đào tạo và bồi dưỡng kiến thức thường xuyên cho nhân viên

nghiệp vụ. Khi triển khai PMKT với một doanh nghiệp đã từng sử dụng một PMKT khác thì phải lưu ý về dữ liệu trước kia của doanh nghiệp đó để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.

Hơn nữa việc triển khai PMKT cho các doanh nghiệp còn cần phải lưu ý vấn đề thời gian. Việc cài đặt và đào tạo cho nhân viên nghiệp vụ phải không ảnh hưởng tới kế hoạch của doanh nghiệp. Thời gian triển khai phải hợp lý, không được kéo quá dài. Ngồi ra cịn vấn đề trong triển khai như: doanh nghiệp có triển khai phần cứng hay khơng; nếu triển khai cả về phần cứng thì phải thiết kế các phần cứng phù hợp; đồng thời đảm bảo tính an tồn cho thơng tin cũng như sự kết hợp giữa các chi nhánh để tạo ra một bộ thơng tin kế tốn thống nhất, dễ sử dụng để báo cáo khi cần thiết.

Vấn đề triển khai PMKT cho các doanh nghiệp đòi hỏi tạo ra một quy trình thống nhất cho doanh nghiệp. Để xây dựng một quy trình theo chuẩn quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang là thách thức.

2.2.5 Khó khăn giải quyết vấn đề sử dụng PMKT miễn phí hay crack

Hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều PMKT miễn phí như Fast Book cho doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập hay các PMKT miễn phí như Kế tốn Việt hay Misa SME bản Starter miễn phí 1 năm… Hầu như các cơng ty đều có sản phẩm miễn phí hay bản demo để tiếp cận với người sử dụng nhưng chính những phần mềm miễn phí này khơng được kiểm soát cẩn thận sẽ làm mất một phần thị phần của các doanh nghiệp.

Hơn nữa PMKT dường như cũng đang là nạn nhân của nạn crack. PMKT cũng như các phần mềm khác trên thị trường đều có lỗ hổng và đang bị các hacker lợi dụng để chuộc lợi. Một khi PMKT bị crack (bẻ khóa) sẽ làm các doanh nghiệp mất đi khách hàng sử dụng phần mềm bị crack mà còn mất niềm tin vào tính bảo mật của sản phẩm.

Việc tôn trọng bản quyền ở Việt Nam đang ở mức thấp kỉ lục với hơn 80% sử dụng sản phẩm vi phạm bản quyền ( con số báo động trên toàn thế giới) cũng ảnh hưởng lớn tới việc bán sản phẩm PMKT. Tuy nhiên lĩnh vực PMKT đang là lĩnh vực phần mềm được sử dụng với lượng bản quyền lớn nhất tại Việt nam nên cũng không đáng lo ngại hơn các sản phẩm PMKT khác. Mặc dù vậy sản phẩm miễn phí hoặc sản phẩm bị crack cũng đang tạo ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp.

2.2.6 Những khó khăn khác.

Những khó khăn khác đối với thị trường PMKT như chính sách của Nhà nước, nguồn lực của chính doanh nghiệp… cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

Nhà nước ta đang trong thời kì xây dựng đất nước, đồng thời cũng đang trên đà phát triển kinh tế; kinh tế thay đổi đồng thời với việc các chính sách cũng thay đổi cho phù hợp với thị trường; từ đó rất nhiều chính sách được đưa ra liên tục đòi hỏi các PMKT phải cập nhật thường xuyên để phù hợp với tiêu chuẩn của Nhà nước. Một PMKT thường mang tính ổn định mà lại đòi hỏi cập nhật quá nhiều sẽ gây ra khó khăn cho người sử dụng.

Nguồn lực của doanh nghiệp cung cấp PMKT cũng làm một khó khăn. Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, văn hóa tốt hay tiềm lực tài chính ổn định, vững chắc cũng là một ưu thế trên thị trường. Việc xây dựng một môi trường kinh doanh tốt hay một tiềm lực tài chính mạnh sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua các trở ngại trên thị trường. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có một nguồn lực mạnh. Mơi trường văn hóa của doanh nghiệp là nguồn kích thích hoạt động kinh doanh. Hiện nay công ty Bravo đã tạo dựng được một môi trường kinh doanh khá thân thiện nên đã tạo ra một sức mạnh đồn kết để cùng nhau phát triển. Nhưng khơng phải doanh nghiệp nào cũng tạo được ưu thế đó. Do đó, một thách thức với các doanh nghiệp chính là tạo ra nguồn lực doanh nghiệp mạnh.

CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM

Chương 3 đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường phần mềm kế tốn từ các góc độ khác nhau. Các giải pháp chung nhằm vào môi trường vĩ mô trong nền kinh tế. Các giải pháp riêng đưa ra một số giải pháp cho hoạt động của doanh nghiệp cung cấp phần mềm kế toán tại thị trường Việt Nam. Các giải pháp chỉ mang tính chủ quan của em nên em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thị trường phần mềm kế toán tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)