Tiết kiệm năng lượng trong hệ thống ĐHTT:

Một phần của tài liệu hệ thống điều khiển và giám sát tòa nhà qua máy tính (Trang 77 - 79)

CHUYÊN ĐỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

6.2/Tiết kiệm năng lượng trong hệ thống ĐHTT:

Trong hệ thống ĐHTT, có 2 giải pháp tiết kiệm năng lượng:

• Giải pháp quản lý năng lượng: là giải pháp mềm, đơn giản, ít chi phí nhưng hiệu quả cao.

• Giải pháp kĩ thuật:

 Thiết kế bố trí và sử dụng thiết bị phù hợp

 Bảo dưỡng thiết bị

 Sử dụng các thiết bị hỗ trợ việc tiết kiệm năng lượng.

Trong hệ thống thiết kế, giải pháp quản lý năng lượng và hai giải pháp kĩ thuật đầu tiên đã được nhà đầu tư thiết kế, trong đồ án chỉ xét giải pháp kĩ thuật thứ ba. Đối với hệ thống ĐHTT, việc tiết kiệm được xét tới 4 thiết bị: chiller, bơm giải nhiệt, và bơm nước lạnh, quạt.

• Đối với chiller: hệ thống được lắp đặt hoàn chỉnh tại nhà máy chế tạo, và có sẵn quy trình vận hành của nó. Với phần mềm CH350 cho phép chiller tự động điều khiển theo công suất của tải.

• Đối với bơm giải nhiệt: Bơm được vận hành liên tục và ở công suất ổn định. • Đối với quạt: Các quạt cũng được vận hành ổn định.

• Đối với bơm lạnh: Bơm được khởi động mềm và điều khiển tốc độ nhờ biến tần. Vì vậy sử dụng luôn biến tần với mục đích tiết kiệm năng lượng theo sơ đồ cấu trúc trên hình 6.1.

Hình 6.1: Sơ đồ cấu trúc sử dụng biến tần

với mục đích tiết kiệm năng lượng

Biến tần chuyển nguồn điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều ở bộ chỉnh lưu và được chuyển lại thành điện áp xoay chiều ở bộ nghịch lưu. Lệnh điều khiển tần số được đưa ra từ tín hiệu bên ngoài (điện áp hoặc dòng điện) hoặc từ bàn phím trên mặt máy hoặc từ các đầu đấu nối, từ đó điều khiển tốc độ bơm.

Tuỳ thuộc lưu lượng nước lạnh cấp cho AHU, FCU nhiều hay ít mà điều chỉnh tốc độ của bơm nhờ điều khiển tần số (điện áp) ra của biến tần tương ứng.

Một phần của tài liệu hệ thống điều khiển và giám sát tòa nhà qua máy tính (Trang 77 - 79)