Cách sử dụng biến tần L300P:

Một phần của tài liệu hệ thống điều khiển và giám sát tòa nhà qua máy tính (Trang 52 - 56)

CÁC THIẾT BỊ CẢM BIẾN VÀ ĐIỀU KHIỂN

3.3.4/ Cách sử dụng biến tần L300P:

Việc cài đặt các tham số cấu hình cho biến tần được thực hiện bằng

 Bằng máy tính

 Bằng bàn phím trên mặt máy

Việc điều khiển biến tần được thực hiện bằng:

 Bằng máy tính

 Bằng bộ điều khiển FX a/ Điều khiển bằng máy tính:

Biến tần cung cấp các đầu nối truyền tin nối tiếp RS485, cho phép máy tính có thể kết nối với tối đa 32 biến tần trên cùng mạng truyền nối tiếp RS485.

Hình 3.13: Sơ đồ kết nối máy tính với biến tần L300P.

Master gửi một frame để truyền tin với slave, sau một khoảng thời gian chờ (từ 10 đến 100ms) biến tần sẽ nhận được tín hiệu.

Tín hiệu được truyền đi theo chế độ bán song công. Tốc độ truyền được lựa chọn trong dãy: 2400 / 4800 / 9600 / 19200bps. Việc điều khiển các tham số của biến tần được thực hiện trực tiếp trên máy tính thông qua mã lệnh, các mã lệnh này được chuyển đổi sang mã kí tự ASCCII để biến tần hiểu được.

Tín hiệu từ biến tần phản hồi lại máy tính có 2 dạng:

• Tín hiệu phản hồi xác nhận: sử dụng mã kí tự ACK trong trường dữ liệu. • Tín hiệu báo lỗi: sử dụng mã kí tự NCK trong trường dữ liệu.

b/ Cài đặt tham số bằng bàn phím:

Việc lập trình và giám sát các tham số của biến tần được thực hiện bằng bàn phím (hình 3.14).

Hình 3.14: Bàn phím

Hoạt động của các phím và đèn báo:

OFF khi đầu ra biến tần OFF • Đèn lập trình và giám sát:

ON khi biến tần ở chế độ lập trình, cho phép hiệu chỉnh tham số OFF khi biến tần ở chế độ giám sát.

Tuy nhiên đèn ON khi biến tần giám sát giá trị tham số D001. • Phím RUN: Nhấn phím này để chạy motor (khi đèn cho phép ON) • Đèn cho phép nhấn phím RUN:

ON khi biến tần sẵn sàng chạy motor,

OFF khi biến tần không thể chạy motor ngay.

• Phím STOP/RESET: Nhấn phím này để dừng motor khi nó đang chạy. Phím này cũng sẽ reset cảnh báo.

• Núm xoay: cho phép người vận hành thiết lập tốc độ motor khi được phép điều khiển tần số đầu ra.

• Đèn cho phép xoay núm: ON khi núm xoay có thể xoay. • Hiển thị tham số: hiển thị các tham số và mã hàm chức năng

• Hiển thị đơn vị: Hz/V/A/kW/%. Trường hợp đơn vị là W cả đèn V và A đều ON. • Đèn cấp nguồn: ON khi biến tần được cấp nguồn.

• Đèn cảnh báo: ON khi có cảnh báo.

• Phím chức năng: sử dụng khi điều khiển qua danh sách của tham số và hàm chức năng để thiết lập và giám sát giá trị tham số.

• Phím Up/down: sử dụng khi di chuyển lên/xuống trong danh sách của tham số và các hàm chức năng, và tăng/giảm giá trị.

• Phím giữ (STR): khi biến tần ở chế độ lập trình, người vận hành hiệu chỉnh giá trị tham số, nhấn phím STR để lưu giá trị này vào EEPROM và được mặc định khi hiển thị. Muốn thay đổi mặc định này phải hiệu chỉnh giá trị mới và nhấn phím STR.

c/ Điều khiển bằng tín hiệu từ bộ điều khiển FX:

Biến tần nhận tín hiệu đầu vào tương tự từ bộ FX tại các đầu đấu nối để điều khiển tần số ra tới động cơ. Có 3 lựa chọn tín hiệu:

• điện áp: 0 đến 10V ở đầu đấu nối [O]

• dòng điện: 4 đến 20mA ở đầu đấu nối [OI]

Hình 3.15: Sơ đồ lựa chọn tín hiệu điều khiển từ bộ FX.

Lựa chọn tín hiệu điều khiển là điện áp: 0 đến 10V, ứng với đấu đấu nối [O]. Đường cong đặc tính giữa đầu vào tương tự và tần số đầu ra được thiết lập bằng các tham số như sau:

Hình 3.16: Mối quan hệ giữa tần số đầu ra của biến tần L300P

và tín hiệu điều khiển điện áp 0-10V từ bộ FX.

Các tham số trên hình 3.15 và 3.16 được quy định trên bảng chức năng của biến tần L300P [9].

Một phần của tài liệu hệ thống điều khiển và giám sát tòa nhà qua máy tính (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w