THIẾT KẾ MẠCH TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN VÀ BẰNG TAY
4.4.1/ Yêu cầu điều khiển của tháp giải nhiệt:
Tháp giải nhiệt có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ của nước cần giải nhiệt từ Chiller lên. Mỗi tháp giải nhiệt có 2 quạt được dẫn động tới 2 động cơ không đồng bộ 3,7 kW được điều khiển độc lập. Việc chạy số lượng tháp giải nhiệt cũng như số lượng quạt phụ thuộc vào yêu cầu của hệ thống. Việc điều khiển tháp giải nhiệt thực chất là điều khiển các động cơ này. Mỗi động cơ cũng được khởi động trực tiếp và yêu cầu cần có các tín hiệu sau:
• Một tín hiệu ra lệnh chạy/dừng động cơ (quạt) • Một tín hiệu báo trạng thái chạy/dừng quạt • Một tín hiệu báo lỗi chạy khi có sự cố
4.4.2/ Giải thích hoạt động của sơ đồ:
Sơ đồ nguyên lý của mạch động lực và điều khiển ở phụ lục 6.
Mạch động lực bao gồm động cơ được mắc nối tiếp với rơle nhiệt OL4, công tắc tơ K7 và aptomat Q vào nguồn.
Hoạt động của sơ đồ này tương tự với hoạt động của sơ đồ điều khiển bơm nước giải nhiệt. Mạch điều khiển được thiết kế để chạy ở hai chế độ: tự động và bằng tay có công tắc chuyển mạch S7.1 và đèn báo để lựa chọn một trong hai chế độ này.
• Ở chế độ tự động: động cơ được ra lệnh chạy từ hệ thống BMS bằng một đầu ra dạng số. Khi đầu ra này ở chế độ ON, cuộn dây công tắc tơ k7 có điện, tiếp điểm K7 đóng lại, động cơ được khởi động, quạt chạy. Ngược lại, khi đầu ra này ở chế độ OFF cuộn dây k1 mất điện, tiếp điểm K1 ngắt ra, động cơ và quạt dừng hoạt động.
• Ở chế độ bằng tay: việc chạy/dừng được thao tác bằng 2 nút ấn S7.2/S7.3 có kèm đèn báo hiệu kết hợp với tiếp điểm tự giữ K7 như trong bản vẽ.
Các rơle R7.1, R7.2 và R7.3 lần lượt dùng để lấy tín hiệu báo chạy ở chế độ tự động, báo chạy và báo lỗi chạy khi có sự cố. Trên bảng điều khiển cũng có các đèn báo tương ứng.
Động cơ được bảo vệ ngắn mạch và quá tải bằng aptomat và rơle nhiệt.