CÁC THIẾT BỊ CẢM BIẾN VÀ ĐIỀU KHIỂN
3.2/ Van và cơ cấu chấp hành:
3.2.1/ Van:
Van là thiết bị điều chỉnh lưu lượng của vật chất như chất khí, chất lỏng, chất rắn nóng chảy, chất pha trộn loãng bằng cách đóng, mở hoặc chặn một phần khác nhau.
Điều khiển van có 2 cách: bằng tay hoặc bằng cơ cấu chấp hành (lực hay mômen tác động vào van từ cơ cấu chấp hành giúp van chuyển động).
Ở hệ thống thiết kế sử dụng van để điều chỉnh lưu lượng nước hay đóng mở đường ống nước bằng cơ cấu chấp hành.
Việc chọn van và chọn cách điều khiển van ở từng vị trí tùy thuộc vào mục đích. Phân loại kết cấu cơ khí của van:
• Phân loại theo cổng: Loại 1 cổng và 3 cổng.
• Phân loại theo kết cấu đóng mở: van bi, van cầu, van bướm.
• Phân loại theo điều kiện làm việc đặc biệt của van: van làm việc ở nhiệt độ cao, thấp; van làm việc ở môi trường dễ ăn mòn hóa học; van làm việc ở lưu lượng và áp suất cao; van làm việc ở nơi cần có tiếng ồn thấp ...
Tùy thuộc vào yêu cầu đóng mở van mà ta chọn các loại van để điều chỉnh đóng/mở (on/off) hay điều chỉnh trơn. Van điều chỉnh trơn về mặt cơ khí căn bản là giống van điều chỉnh on/off nhưng có thêm phần đĩa có hình dạng đặc biệt cho phép điều chỉnh lưu lượng tuyến tính với hành trình của van (để dễ dàng cho việc điều chỉnh).Van điều chỉnh trơn dùng tín hiệu tương tự, van điều chỉnh on/off dùng tín hiệu số.
Tính chọn van trong hệ thống ĐHTT ta sử dụng yếu tố áp suất, tốc độ nước để chọn. Ngoài ra còn các yếu tố khác như: điều kiện làm việc về mặt vật lý và hóa học như độ ăn mòn, sự giãn nở của đường ống khi nhiệt độ thay đổi ... để ta chọn van thích hợp. Mỗi loại van sẽ dùng tương ứng 1 loại cơ cấu chấp hành. Chọn van có đặc tính càng sát với yêu cầu thì càng tiết kiệm.
Để chọn van theo yếu tố áp suất ta dựa vào cột áp (thông số của máy bơm) Van bên tháp giải nhiệt chọn có khả năng chịu áp suất thấp hơn van bên hệ thống lạnh.