7. Kết cấu của luận văn
2.4. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Y tế cấp huyện tạ
huyện tại Thừa Thiên Huế
2.4.1. Những ưu điểm
Thời gian qua, cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước. Bảo hiểm y tế được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn; phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ của tỉnh đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình qn đầu người.
- Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực bác sĩ tại các đơn vị y tế cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng tăng lên. Năng lực chuyên môn của nhân lực bác sĩ được nâng lên.
- Nguồn nhân lực bác sĩ ở Trung tâm Y tế cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian này đang có xu hướng trẻ hóa, được đào tạo bài bản về trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tiếp cận nhanh với kiến thức mới, thích ứng nhanh với yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhanh chóng tiếp cận các kiến thức mới, kỹ năng, kỹ thuật hiện đại trên thế giới, đáp ứng với nhu cầu và địi hỏi ngày càng cao trong cơng tác khám chữa bệnh cho nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Kiến thức của bác sĩ được đánh giá khá tốt với 610 bác sĩ thì có 390 bác sĩ có trình độ sau đại học chiếm 63,9%. Đặc biệt một số chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi.
- Thực hiện việc tự chủ theo Nghị định 43 đã giúp các đơn vị chủ động hơn trong công tác quản lý tuyển dụng, sử dụng nhân lực của đơn vị mình, như được quyền ký hợp đồng lao động; tuyển dụng bác sĩ; sắp xếp, bố trí và
sử dụng bác sĩ; điều động; biệt phái; nghỉ hưu; thôi việc; chấm dứt hợp đồng làm việc.
- Tỉnh Thừa Thiên Huế có Đại học Y Dược, BV TW Huế, Cao đẳng Y tế và các bệnh viện của các bộ ngành đóng trên địa bàn thuận lợi cho việc học tập, đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ và là nguồn cung cấp nhân lực cho các đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh.
- Đạo đức nghề nghiệp là nội dung luôn được coi trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là những nội dung mà mỗi bác sĩ cần phải trao dồi, học tập suốt đời.
- Chính sách tạo động lực như chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi ngành có sự thay đổi kịp thời đã làm cho thu nhập của bác sĩ được tăng lên đáng kể.
- Môi trường làm việc ở các Trung tâm Y tế cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế ngày một khang trang, sạch đẹp, an toàn. Điều kiện là việc của bác sĩ các đơn vị được cải thiện, tiện nghi, vật tư trang thiết bị được trang bị hiện đại, thuận lợi phục vụ nhu cầu là tuyến cuối khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Đạt được những thành tựu trên là nhờ có sự phấn đấu nỗ lực của đại đa số cán bộ, nhân viên ngành y tế; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các ban, ngành, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, tổ chức xã hội và đông đảo nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, công tác khám chữa bệnh được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm nhiều hơn.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo để đổi mới tổ chức và hoạt động của TTYT theo hướng nâng cao chất lượng, hiểu quả để phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Các TTYT cấp huyện đã quan tâm thường xuyên cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề chuyên môn cho đội ngũ Y bác sĩ. Sở Y tế luôn quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động toàn diện công tác khám chữa bệnh: củng cố sắp xếp tổ chức bộ máy TTYT theo đúng chức năng, nhiệm vụ, lựa chọn đội ngũ Y bác sĩ đảm bảo tiêu chuẩn và năng lực thực tế, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể liên quan tạo điều kiện thuận lợi để các TTYT hoạt động hiệu quả.
Nguồn kinh phí cấp cho TTYT hoạt động tăng đều qua các năm.
Số lượng bệnh nhân vượt tuyến ngày càng giảm. Điều này thể hiện ở chỗ chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện, cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư mạnh mẽ. Có được như vậy là nhờ vào việc lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo các TTYT tổ chức giao ban định kỳ công tác khám chữa bệnh. Qua giao ban, nhiều vấn đề bất cập được nêu rõ để rút kinh nghiệm. Nhờ đó, cơng tác khám chữa bệnh được chấn chỉnh dần dần làm cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phấn khởi và tin tưởng.
Điểm nổi bật trong tổ chức, hoạt động các TTYT là được đầu tư xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn của một cơ sở khám chữa bệnh. Nhiều TTYT huyện khơng cịn cảnh tạm bợ, xuống cấp…. Với hệ thống giường bệnh, phòng làm việc rộng rãi, số lượng bệnh nhân ngày càng tin tưởng hơn.
2.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, TTYT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn những hạn chế sau:
+ Do kinh phí được giao của các TTYT hiện nay là rất thấp nên các chế độ, chính sách bồi dưỡng cho đội ngũ Y bác sĩ rất khó thực hiện theo quy định. Nhiều bác sĩ giỏi đã chuyển cơng tác ra ngồi làm cho các trung tâm Y tế tư nhân.
+ Về chế độ phụ cấp đối với lãnh đạo, y bác sĩ làm ngoài giờ chưa được quan tâm thỏa đáng, chế độ độc hại đối với một số vị trí cịn thấp.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trạm Y tế ở một số địa phương còn thiếu và xuống cấp. Nhân lực vừa thiếu về số lượng và chưa hợp lý về cơ cấu. Một số chỉ tiêu y tế tại cơ sở đạt thấp, như: Số Trạm Y tế xã đủ điều kiện khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế chỉ đạt 72%; dưới 70% số Trạm Y tế thực hiện danh mục dịch vụ kỹ thuật; tỷ lệ người dân được quản lý, theo dõi sức khỏe chỉ đạt 75%. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm Y tế chưa phù hợp.
+ Sở Y tế chưa quyết liệt đeo bám đến cùng việc tham mưu triển khai thực hiện Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 5-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, dẫn đến việc đôn đốc, thanh tra, kiểm tra thực hiện đề án chưa thường xuyên, liên tục. Công tác phối hợp giữa Sở Y tế với các sở, ngành và UBND cấp huyện chưa chặt chẽ và hiệu quả.
+ Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ở một số địa phương vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật; chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn; năng lực sản xuất và cung ứng thuốc còn yếu, giá thuốc chữa bệnh còn cao so với thu nhập của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều bất cập. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ y tế chậm được khắc phục.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực bác sĩ tại các đơn vị y tế công lập tỉnh Thừa Thiên Huế tồn tại một số hạn chế và bất cập.
- Một số chiến lược, chính sách đối với bác sĩ y tế cịn thiếu: chưa có cơ chế hiệu quả về chính sách điều tiết, phân bổ hợp lý nhân lực bác sĩ hợp lý.
- Quy hoạch tổng thể về phát triển nguồn nhân lực bác sĩ chưa đáp ứng với sự phát triển khoa học công nghệ y học.
- Công tác lập kế hoạch nhân lực bác sĩ chưa tốt, thiếu thông tin, chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho quản lý và lập kế hoạch tổng thể của hệ thống y tế trong tỉnh.
Mặc dù nguồn nhân lực bác sĩ tại các Trung tâm y tế cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tích nổi trội và có uy tín cao trong một số lĩnh vực, nhưng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay vẫn còn mỏng, chưa theo kịp cả về số lượng lẫn chất lượng, mất cân đối về cơ cấu. Số lượng nhân lực có trình độ cao, chun sâu cịn ít, chưa đáp ứng đủ ở một số chuyên ngành, chất lượng tăng chưa tương xứng với quy mô của một số đơn vị. Bên cạnh những lý do khách quan là do đặc thù riêng của từng chuyên ngành, có một số chuyên ngành như tâm thần, lao, truyền nhiễm, giải phẫu bệnh, chẩn đốn hình ảnh, PHCN khơng tuyển được nhân lực.
- Xu thế nguồn nhân lực bác sĩ chất lượng cao chuyển đến hai thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều do đó nguồn nhân lực bác sĩ tuyển dụng vào các Trung tâm y tế cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế chất lượng không được cao.
- Công tác tuyển dụng hằng năm chưa được phổ biến rộng rãi, chỉ khi nào có đợt thi tuyển biên chế (2 năm/lần) các đơn vị mới thông báo các chỉ tiêu, tiêu chuẩn rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nên đã hạn chế trong việc tuyển chọn được người tài, người giỏi.
- Chính sách tiền lương chưa tương xứng với thời gian học tập, công sức lao động. Ngành y thu đầu vào khó, học lâu (6 năm), khi ra trường cũng hưởng mức lương khởi điểm như các ngành khác.
- Các đơn vị vẫn chưa xây dựng được chính sách thu hút và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm từ các nơi về đơn vị công tác, đời sống của cán bộ được cải thiện đáng kể nhưng mức lương và thu nhập vẫn còn thấp hơn nhiều so với các bệnh viện khác, điều này dẫn đến một bộ phận bác sĩ chưa an tâm với vị trí cơng tác hiện nay.
- Mặc dù tranh thủ nhiều dự án để phát triển, nhưng vẫn chưa đủ để phát triển đồng bộ, cơ sở hạ tầng nhiều khu vực đã xuống cấp nghiêm trọng, cần xây dựng mới. Trang thiết bị và điều kiện làm việc cho bác sĩ một số khoa, phịng cịn thiếu, bị hạn chế và khơng thuận lợi.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bác sĩ, đặc biệt là nguồn nhân lực bác sĩ chất lượng cao chưa theo kịp với nhu cầu nguồn nhân lực của các đơn vị.
- Các đơn vị chưa có chế độ hỗ trợ, chính sách khuyến khích trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn cho bác sĩ phải tự trang trải mọi chi phí học tập. Các bác sĩ học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài chủ yếu là thơng qua các dự án viện trợ, tự tìm kiếm nguồn tài trợ, nguồn học bổng hoặc thư mời thông qua các mối quan hệ.
- Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng thấp, hình thức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các lớp ngắn hạn tập trung vào một số mũi nhọn về chuyên môn.
- Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa đạt kết quả cao. Một số viên chức ứng xử kém, chưa có trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh chưa tích cực.
Cơng tác kiểm tra, đánh giá bác sĩ, cơ sở vật chất vẫn còn nhiều hạn chế: cịn mang tính hình thức nên chất lượng cơng tác của mỗi bác sĩ hầu như chưa được phản ánh đúng thực tế; chưa có bản mơ tả cơng việc, khó định lượng cơng việc đối với bác sĩ khi thực hiện nhiệm vụ do vậy hiệu quả đánh giá thiếu chính xác; cơng tác đánh giá cịn mang nặng tính chủ quan, cịn xen
lẫn tình cảm cá nhân, nể nang. Lãnh đạo chưa sâu sát với việc của bác sĩ hoặc không thẳng thắn phê hoặc tự phê, thiếu hướng dẫn của cơ quan chức năng về tiêu chí đánh giá phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể, do đó kết quả đánh giá hằng năm của bác sĩ đa số đều được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Nguyên nhân chính của những yếu kém trên là do quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế cịn nhiều bất cập, một số chính sách về y tế khơng cịn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi hoặc bổ sung; việc quản lý hoạt động khám, chữa bệnh và hành nghề y dược tư nhân chưa chặt chẽ; đầu tư của Nhà nước cho y tế còn thấp, phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa hợp lý, kém hiệu quả. Chưa có những giải pháp hữu hiệu để huy động các nguồn lực từ cộng đồng và xã hội cho cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, cơ cấu chưa hợp lý, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng. Một số cấp uỷ đảng và chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhiều nơi cịn trơng chờ vào bao cấp của Nhà nước.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cả về
số lượng và chất lượng đã gây áp lực rất lớn cho hệ thống y tế. Điều này trước hết là do tốc độ tăng trưởng dân số của tỉnh khiến cho các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của dịch vụ y tế không theo kịp và không đáp ứng kịp nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nguồn nhân lực bác sĩ đòi hỏi những điều kiện và thời gian nhất định để phát triển đã không theo kịp với tốc độ phát triển của ngành y tế.
Sự biến đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội, sự xuất hiện ngày càng mạnh của khu vực tư nhân cũng đã làm thay đổi trong quản lý cũng như trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế nói chung và nguồn nhân lực bác sĩ nói riêng. Cơ chế thị trường xuất hiện tác động mạnh tới thái độ và đạo đức của
bác sĩ y tế. Sự phát triển của khu vực tư dẫn đến “chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư.
Hai là, việc thực hiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chế
độ chính sách đối với nguồn nhân lực bác sĩ và các chính sách liên quan
- Cơ chế chính sách đãi ngộ, tiêu chuẩn đánh giá, sử dụng, tuyển dụng chưa được hoàn thiện, chưa có tác động tích cực, mạnh mẽ, khuyến khích, động viên đội ngũ bác sĩ tâm huyết với nghề nghiệp.
- Một số văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp còn chưa rõ ràng