7. Kết cấu của luận văn
1.4. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động y tế của một số tỉnh, thành phố ở nước ta
nước ta
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Cùng với nhiều tỉnh khác như Bình Dương, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển Y tế cơ sở đặc biệt là nguồn nhân lực bác sĩ.
Ngày 9/5/2012, Thành ủy Đà Nẵng đã có quyết định thông báo tuyển sinh đào tạo ngành y bằng nguồn ngân sách của thành phố cho Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, có từ 20 - 40 chỉ tiêu tuyển sinh các đối tượng là học sinh các trường trung học phổ thông tại Đà Nẵng và Quảng Nam, tốt nghiệp năm 2011 - 2012, và trúng tuyển nguyện vọng một ngành bác sĩ tại các trường Đại học Y Dược ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Huế. Các sinh viên ngành y đang học từ năm thứ 3 và có kết quả học tập từng năm đạt loại khá trở lên; học viên đang học bác sĩ nội trú ở tại 3 trường đại học trên (ưu tiên nguyên quán hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông tại các trường thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng).
Các thí sinh được tuyển chọn tham gia Đề án sẽ được đào tạo hoàn toàn bằng nguồn ngân sách của thành phố Đà Nẵng; Đối với các sinh viên và học
viên bác sĩ nội trú đang học tại các trường đại học trên sẽ được hỗ trợ lại chi phí học tập trong thời gian trước khi tham gia Đề án, bao gồm cả học phí và mức sinh hoạt phí cho từng địa phương nơi học tập: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh: 34,7 triệu đồng/năm/người; Huế: 27,1 triệu đồng/năm/người, được "truy lĩnh" lại tồn bộ chi phí trong thời gian học trước khi tham gia đề án, bố trí công việc phù hợp ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.
Khi tốt nghiệp đại học, nếu đủ điều kiện về ngoại ngữ, sẽ được ưu tiên cử đi đào tạo tại nước ngoài ở bậc học cao hơn; hoặc có nguyện vọng học tiếp chương trình bác sĩ nội trú (nếu trúng tuyển) thì sẽ được tiếp tục cấp học bổng để hồn tất chương trình bác sĩ nội trú. Sau khi hồn thành chương trình đào tạo, sẽ được bố trí cơng tác đúng chun ngành tại các bệnh viện của thành phố; được bố trí thuê nhà chung cư và hưởng chính sách dành cho đối tượng thu hút của thành phố. Trong quá trình năm năm cơng tác, ngồi lương, bác sĩ nội trú, bác sĩ tốt nghiệp loại giỏi trở lên được cấp thêm 1,5 triệu đồng/người, tốt nghiệp loại khá 750 nghìn đồng/người. Sau một năm công tác được ưu tiên xét tuyển hoặc thi tuyển công chức, viên chức.
Là trung tâm của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, thành phố Ðà Nẵng đang xây dựng thêm nhiều bệnh viện lớn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương và khu vực. Mục tiêu của ngành y tế Ðà Nẵng là từng bước đào tạo một đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, có tay nghề cao, chú trọng chất lượng khám chữa bệnh.
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái
Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ bảo đảm về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu trình độ và từng bước đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến cơ sở nhất là tuyến huyện, phấn đấu đưa Yên Bái trở thành trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao của khu vực Tây Bắc, tỉnh Yên Bái đã phê duyệt và triển khai Ðề án Phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu của đề án là phấn đấu đến năm 2015, đạt tỷ lệ 8 bác sĩ/10.000
dân và 0,7 dược sĩ đại học/10.000 dân; tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ có trình độ trên đại học đạt hơn 40%. Nhiều cơ chế, chính sách mới được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và học sinh được đào tạo, tuyển dụng, hợp đồng trong tỉnh và tại các trường đại học y dược trong, ngoài nước; các bác sĩ, dược sĩ đại học và sau đại học. Theo đó, những người đi học sau đại học như tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, chuyên khoa cấp I, thạc sĩ, bác sĩ nội trú được ngân sách tỉnh hỗ trợ từ 40 đến 80 tháng lương tối thiểu/khóa học; đào tạo kỹ thuật chuyên khoa, kỹ thuật sâu được hỗ trợ 100% học phí và 1,5 lần mức lương tối thiểu/người/tháng; y sĩ, dược sĩ có trình độ trung cấp, cao đẳng cơng tác tuyến huyện, tuyến xã được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo áp dụng với vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số, các đối tượng còn lại hưởng 50%. Học sinh phổ thông khi trúng tuyển đại học y dược, thi đại học trong năm học đạt yêu cầu theo quy định của cơ sở đào tạo sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo.
Năm 2018, ngành y tế Yên Bái tuyển dụng được 10 bác sĩ, 6 dược sĩ đại học về tuyến huyện. Ðồng thời cử hơn 100 cán bộ, công chức, viên chức đi học tại các trường đại học và sau đại học, đào tạo chuyên môn sâu và dược sĩ đại học liên thông. Ngành y tế cũng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ký hợp đồng liên kết đào tạo theo địa chỉ tại Học viện Quân Y, Ðại học Y Dược Thái Nguyên với số lượng hàng chục sinh viên. Ðến nay, toàn ngành y tế Yên Bái đang có 90 cán bộ đang theo học các lớp sau đại học; 128 cán bộ đang theo học bác sĩ, dược sĩ đại học và 133 cán bộ, công chức theo học đại học, cử nhân y khoa khác. Chỉ tính riêng trong năm 2012, tồn tỉnh có 17 cán bộ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, 40 học viên tốt nghiệp điều dưỡng. Bên cạnh đó, nhằm tận dụng nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, ngành y tế đã ký hợp đồng với 12 cán bộ đã nghỉ hưu về công tác tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực còn thiếu cán bộ có trình độ cao.
Những kết quả bước đầu: Với sự đầu tư đó, cũng như nguồn lực sẵn có và một số cán bộ được đào tạo chuyên sâu tại Trường Đại học Y Hà Nội, Ðại
học Y Dược Thái Nguyên, cho nên đến nay cán bộ của ngành y tế Yên Bái đã làm chủ được các kỹ thuật cao, chất lượng khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn đang từng bước được nâng cao, bệnh viện cũng đã tiếp nhận nhiều người bệnh đến các tỉnh Sơn La, Lai Châu đến điều trị, góp phần giảm tải cho tuyến trên, rút ngắn thời gian điều trị và chi phí cho người dân.
1.4.3. Một số kinh nghiệm cho việc phát triển y tế cơ sở
Từ kinh nghiệm về phát triển Y tế cơ sở ở một số nước và một số tỉnh, thành phố trên, có thể rút ra một số bài học cho phát triển Y tế cấp huyện như sau:
- Để có nguồn nhân lực bác sĩ đáp ứng yêu cầu trong cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân phải có hệ thống chính sách đồng bộ, nhưng quan trọng nhất vẫn là chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo giữ vị trí quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực y tế.
- Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng cho Y tế cơ sở, nhất là tuyến huyện, đảm bảo khơng có sự chệch về cơ sở vật chất giữa các tuyến.
- Tăng cường khả năng cập nhật kiến thức, tay nghề thông qua học tập liên tục và chuyển giao công nghệ, xây dựng đội ngũ chun gia đầu ngành có trình độ ngày càng cao, đáp ứng các biến động của nhu cầu chăm sóc sức khoẻ.
- Có chính sách đối với đội ngũ Y bác sĩ ở các tuyến cơ sở nhất là tuyến huyện, tuyến xã.
- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực bác sĩ. Việc này địi hỏi phải có những giải pháp tổng hợp và nỗ lực, trong đó tập trung làm tốt những công tác sau: dự báo nhu cầu nhân lực bác sĩ; tuyển dụng và tạo điều kiện để họ có cơ hội làm việc; có chế độ đãi ngộ vật chất thoả đáng.
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1, trên cơ sở tiếp cận các văn bản pháp quy và nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của tổ chức và hoạt động của Trung tâm Y tế cấp huyện; nêu lên một số vấn đề liên quan đến công tác Tổ chức, hoạt động, chỉ ra sự cần thiết khách quan của việc nâng cao cơng tác tổ chức và hoạt động có hiệu quả của các Trung tâm Y tế cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.
Những cơ sở lý luận trong Chương 1 là tiền đề để tác giả luận văn nghiên cứu thực trạng công tác Tổ chức và hoạt động các Trung tâm Y tế cấp huyện ở Chương 2 và đề xuất các giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao công tác Tổ chức và hoạt động các Trung tâm Y tế cấp huyện ở Thừa Thiên Huế ở Chương 3 của Luận văn.
Chương 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC TRUNG TÂM Y TẾ CẤP HUYỆN Ở THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và bản đồ
Bản đồ 2.1: Hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
(Nguồn: Trang điện tử)
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đơng. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:
- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đơng đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cơ, huyện Phú Lộc.
Được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên năm 1989, hiện nay, về đơn vị hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm một Thành phố loại I trực thuộc tỉnh (thành phố Huế), 2 thị xã (Hương Thủy, Hương Trà) và 6 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đông) với 105 xã, 47 phường, thị trấn (trong đó có 6 thị trấn huyện lỵ là Phong Điền (huyện Phong Điền), Sịa (huyện Quảng Điền), Phú Lộc (huyện Phú Lộc), Khe Tre (huyện Nam Đông), A Lưới (huyện A Lưới), Phú Đa (Phú Vang) và 2 thị trấn trực thuộc huyện là Thuận An (huyện Phú Vang) và Lăng cô (huyện Phú Lộc).
Bảng 2.1: Số đơn vị hành chính và diện tích của tỉnh
Thành phố, thị xã và các huyện Tổng số Chia ra Diện tích (km2) Số xã Số phường Số thị trấn Cả tỉnh 141 95 39 7 5025,4 Thành phố Huế 36 7 29 - 266,0
Huyện Phong Điền 16 15 - 1 948,2
Huyện Quảng Điền 11 10 - 1 163,1
Thị xã Hương Trà 9 4 5 - 392,3
Huyện Phú Vang 14 13 - 1 235,4
Thị xã Hương Thủy 10 5 5 - 427,0
Huyện Phú Lộc 17 15 - 2 720,4
Huyện A Lưới 18 17 - 1 1225,2
Huyện Nam Đông 10 9 - 1 647,8
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình và đất đai
Địa hình Thừa Thiên Huế được chia thành các loại: - Địa hình khu vực núi trung bình
- Địa hình khu vực núi thấp và gị đồi - Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải - Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ
Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53 ha, trong đó diện tích đất khoảng 465.205 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.125,53 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, cịn đất đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của Thừa Thiên Huế cũng có khí hậu của Việt Nam đều chịu tác động phức tạp của hồn lưu khí quyển khu vực gió mùa Đơng Nam Á. Tuy nhiên do sự khác nhau về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình mà ảnh hưởng của các trung tâm khí áp tại các tỉnh nằm ở phía Bắc cũng như phía Nam cũng khơng hồn tồn giống nhau. Khí hậu miền Bắc cơ bản thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh hơn, trong khi đó khí hậu miền Nam mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với nền nhiệt độ cao và mùa mưa khác biệt mùa khơ. Cịn khí hậu Thừa Thiên Huế là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc đó. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế lớn của cả nước vừa là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nền kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 8,4%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: dịch vụ, du lịch chiếm 48%, công nghiệp - xây dựng 37,8%, nông - lâm - ngư nghiệp 14,2%; tổng sản
phẩm trong tỉnh bình quân đầu người đạt 1.490 USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 5.800 tỷ đồng. Hạ tầng được đầu tư đồng bộ; hệ thống đô thị Thừa Thiên Huế phát triển đúng theo quy hoạch. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến. Chương trình xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tạm được đẩy mạnh và thu được kết quả tích cực. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển, trình độ dân trí được nâng lên. Thừa Thiên Huế là Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước với 3 đơn vị đang được nhà nước đầu tư triển khai thực hiện dự án Trung tâm Y tế chuyên sâu khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước là Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, hóa mỹ phẩm Trung ương, có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tiên tiến; là trung tâm khoa học, công nghệ cao về y học, ngang tầm các trung tâm y tế lớn của cả nước và khu vực Đơng Nam Á. Bản sắc văn hóa Cố đơ Huế làm tăng sức hấp dẫn và ngưỡng mộ đối với các nước, mở ra triển vọng mới trong hội nhập và phát triển.
Với vị thế và sức bật đầy triển vọng, Thừa Thiên Huế phấn đấu: “Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - cơng nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Á”.
2.1.3. Chỉ đạo, quản lý của Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh đối với tổ chức, hoạt động của các Trung tâm Y tế cấp huyện động của các Trung tâm Y tế cấp huyện
Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp
quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đơng Nam Châu Á; có quốc phịng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không