7. Kết cấu của luận văn
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và hoạt động của Trung tâm Y tế
Trung tâm Y tế cấp huyện
1.3.1. Yếu tố khách quan
Theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại Văn bản số 13- KL/TU ngày 02 tháng 12 năm 2013 về việc sắp xếp, kiện tồn một bước mơ hình tổ chức hệ thống y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2014 - 2020.
Đặc biệt là Căn cứ Thông tư 37/2016/TT-BYT hướng dẫn cơ cấu tổ chức Trung tâm Y tế cấp huyện, đây là kim chỉ nam cho công tác tổ chức, hoạt động của Trung tâm Y tế cấp huyện được đi vào nề nếp và ổn định. Bên cạnh
những căn cứ pháp lý chung, Sở Y tế tỉnh ln có những văn bản chỉ đạo cụ thể để công tác tổ chức, hoạt động theo đặc thù từng địa phương.
Từ các văn bản của Trung ương, các địa phương ban hành cụ thể hóa các văn bản thực hiện như thế nào, có địa phương quy định tổ chức bộ máy của Trung tâm Y tế cấp huyện đủ biên chế nhưng có địa phương vẫn vừa dư vừa thừa biên chế; cấp ủy và chính quyền các cấp rất quan tâm đến cơng tác khám chữa bệnh ở cơ sở ở địa phương mình nhưng do ngân sách địa phương eo hẹp không thể đáp ứng tương xứng với nhu cầu thực tế từ việc đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh, kinh phí hỗ trợ cho đội ngũ Y bác sĩ cịn hạn chế.
1.3.2. Yếu tố chủ quan
1.3.2.1. Đội ngũ Y bác sĩ
Nhân lực ngành y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh, dược sĩ,…) là thành phần vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe tồn dân và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe. Đội ngũ nhân lực y tế đa chuyên ngành, có chun mơn tốt có khả năng cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao và lấy người dân làm trung tâm là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu y tế đang thay đổi tại các địa phương, đặc biệt là sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm và già hóa dân số. Trong cơng cuộc cải cách hệ thống y tế cơ sở đặc biệt là tuyến huyện, một trong những việc trọng tâm là tập trung xây dựng nhân lực ngành Y tế. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có trình độ, đặc biệt ở tuyến cơ sở; có cơ chế chính sách đảm bảo chất lượng chuyên môn y tế và chất lượng đào tạo tại các trường đại học y; đảm bảo mức lương xứng đáng cho các cán bộ y tế.
Tại Việt Nam, số lượng các cơ sở đào tạo y tế và sinh viên y khoa tốt nghiệp đã tăng lên nhanh chóng trong hai thập kỷ qua. Số lượng trường đại học có đào tạo bác sĩ đã tăng gần gấp đơi kể từ năm 1997, từ 09 trường lên đến tổng số hiện tại là 17 trường. Số lượng bác sĩ mới tốt nghiệp hàng năm đã tăng gần gấp ba lần sau một thập kỷ, từ 3265 vào năm 2006 lên đến 9118 vào năm 2017.
Để giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, từ năm 2008 Bộ Y tế đã xây dựng Đề án 1816, thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cơng lập. Ngày 09/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Giảm quá tải bệnh viện. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã xây dựng và phê duyệt Đề án Bệnh viện vệ tinh. Giai đoạn đầu của Đề án, Bộ Y tế đã giao cho 14 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế làm bệnh viện hạt nhân cho 46 bệnh viện vệ tinh ở 38 tỉnh, thành phố tập trung vào 5 chuyên ngành đang quá tải trầm trọng là: tim mạch, ung bướu, ngoại chấn thương, sản, nhi. Đến nay hệ thống bệnh viện vệ tinh đã có 21 bệnh viện hạt nhân và 119 bệnh viện vệ tinh tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Trên cơ sở các kỹ thuật cần chuyển giao cho tuyến dưới các bệnh viện tuyến trên xây dựng chương trình đào tạo, chương trình chi tiết và Tài liệu đào tạo, tổ chức triển khai đào tạo theo quy định.
Bộ Y tế cũng đã xây dựng và triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển mơ hình phịng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020” với mục tiêu xây dựng và phát triển mơ hình phịng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, tồn diện, liên tục, thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện. Đến nay hệ thống này đã được xây dựng và thực hiện thí điểm tại 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bên cạnh các Đề án nêu trên, Bộ Y tế cịn có các hợp phần, hoạt động nằm trong các chương trình, dự án về đào tạo cho tuyến y tế cơ sở. Một trong 3 hợp phần chính của Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế nhằm đổi mới hệ thống y tế vay vốn Ngân hàng thế giới giai đoạn 2016 - 2020 là về nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở, tập trung vào đầu tư trang thiết bị, đào tạo cho nhân viên y tế của tuyến cơ sở các tỉnh khó khăn.
1.3.2.2. Về cơ sở vật chất - kỹ thuật của Trung tâm Y tế
Theo phân cấp quản lý của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật: Việc đầu tư cho y tế cở sở thuộc trách nhiệm của địa phương, ngân sách Trung ương chỉ mang tính chất hỗ trợ.
Đối với địa phương tự cân đối chi từ nguồn thu và còn nộp về ngân sách Trung ương theo tỷ lệ quy định, địa phương quan tâm trong việc tăng cường đầu tư cho y tế địa phương để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao ngay tại địa phương, dần từng bước xóa bỏ tình trạng q tải ở bệnh viện tuyến trên.