Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 72 - 74)

2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách đối với người có cơng vớ

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu kể trên, trong tổ chức thực thi cũng còn một số tồn tại, hạn chế sau:

Một, việc giám sát thực hiện ở các cấp cịn hạn chế. Hệ thống chính sách hỗ trợ đặc biệt được thiết kế khá phức tạp, nên khó khăn trong quản lý và giám sát từ khâu giám định, xét duyệt đến khâu chi trả trợ cấp.

Hai, những việc làm tình nghĩa và phong trào chăm sóc người có cơng với cách mạng chưa được nhân rộng, lan tỏa, chưa được phát triển đồng đều ở các địa phương, nhất là những địa bàn kinh tế cịn khó khăn.

Ba, những quy định về khen thưởng, xử phạt vi phạm chưa cụ thể, thiếu các chế tài thực hiện... cũng là những bất cập, tụt hậu với thực tiễn.

Bốn, cơng tác thanh tra: Bố trí biên chế thanh tra chuyên ngành ở cấp huyện khơng có. Hàng năm để thực hiện chương trình thanh tra chuyên ngành của cấp trên, phòng phải lấy nhân sự từ các bộ phận chun mơn của phịng, dẫn đến việc kiểm tra mang nặng tính hình thức và chưa tồn diện.

Năm, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại huyện Gia Lâm; cơ sở vật chất ở cấp xã chưa được trang bị kịp thời, chưa bắt nhịp được với trình độ phát triển của khoa học công nghệ, một bộ phận cán bộ cao tuổi ngại học và không muốn tiếp cận khoa học kỹ thuật mà vẫn thực hiện nhiệm vụ theo lối mịn cũ.

Sáu, đội ngũ cán bộ, cơng chức làm cơng tác Lao động – Thương binh và Xã hội ở cấp xã không ổn định, thay đổi liên tục, chưa nắm được các văn bản chính sách người có cơng với cách mạng, chưa có kinh nghiệm, trình độ chun mơn, nghiệp vụ trong lĩnh vực này, nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Ngoài ra lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội ở cấp xã là cán bộ không chuyên trách, khối lượng công việc nhiều, mức phụ cấp ít, thiếu tâm huyết, không đảm bảo được đời sống cho các cán bộ này. Chính vì vậy, có

một phần nào ảnh hưởng đến thực hiện chính sách người có cơng trên địa bàn huyện.

Bẩy, bên cạnh sự thiếu hụt, bất cập về số lượng và yếu kém về chất lượng, thì việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở chưa được các địa phương quan tâm chỉ đạo một cách thoả đáng.

Ở một số xã, thị trấn chỉ huy động giúp đỡ và đóng góp các nguồn lực của nhân dân đối với người có cơng với cách mạng vào các dịp lễ sau đó khơng có hoạt động gì thêm gây nên tâm lý đối phó, làm cho xong của chính quyền địa phương, trong khi đó người có cơng với cách mạng lại đang rất cần sự chia sẻ của cộng đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w