Những yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở ở huyện vĩnh bảo thành phố hải phòng đến năm 2020 (Trang 50 - 53)

Hình 1.4 : Mơ hình phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

1.6. Những yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS trong

đoạn hiện nay

Trong gia đoạn hiện nay, phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS cần đáp ứng

1.6.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo mục tiêu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu theo hướng chuẩn hố, hiện đại hóa đồng bộ về cơ cấu theo hướng chuẩn hố, hiện đại hóa

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về

việc phê duyệt Đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gia đoạn 2005 - 2010” đã đề ra mục tiêu tổng quát là: “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hƣớng chuẩn hoá, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn của nhà giáo, đáp ứng địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc”

Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS cũng phải đảm bảo về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hố, phát triển đúng định hƣớng, có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc.

Ngày 22/10/2009, Bộ giáo dục và Đào tạo có Thơng tƣ số 29/2009/TT-BGDĐT

ban hành Chuẩn hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thơng và trƣờng phổ thơng có nhiều cấp học. Theo Chuẩn hiệu trƣởng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thơng và trƣờng phổ thơng có nhiều cấp học, ngƣời Hiệu trƣởng đƣợc đánh giá theo 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí cụ thể nhƣ sau:

+ Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp

Gồm 5 tiêu chí:

- Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị - Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp - Tiêu chí 3. Lối sống

- Tiêu chí 4. Tác phong làm việc - Tiêu chí 5. Giao tiếp, ứng xử

+ Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm

Gồm 5 tiêu chí:

- Tiêu chí 6. Hiểu biết chƣơng trình giáo dục phổ thơng - Tiêu chí 7. Trình độ chun mơn

- Tiêu chí 9. Tự học và sáng tạo

- Tiêu chí 10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin

+ Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý nhà trƣờng

- Tiêu chí 11. Phân tích dự báo - Tiêu chí 12. Tầm nhìn chiến lƣợc

- Tiêu chí 13. Thiết kế và định hƣớng triển khai - Tiêu chí 14. Quyết đốn, có bản lĩnh đổi mới - Tiêu chí 15. Lập kế hoạch hoạt động

- Tiêu chí 16. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ - Tiêu chí 17. Quản lý hoạt động dạy học

- Tiêu chí 18. Quản lý tài chính và tài sản nhà trƣờng - Tiêu chí 19. Phát triển mơi trƣờng giáo dục

- Tiêu chí 20. Quản lý hành chính

- Tiêu chí 21. Quản lý cơng tác thi đua, khen thƣởng - Tiêu chí 22. Xây dựng hệ thống thơng tin

- Tiêu chí 23. Kiểm tra đánh giá

Việc phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS đáp ứng 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí nêu trên sẽ tạo ra đội ngũ CBQL vừa có tâm, vừa có tài, vừa có tầm, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

1.6.2. Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới nhà trường nói riêng

Phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT nhằm tạo khả năng của CBQL đáp ứng đƣợc những yêu cầu, chủ trƣơng trong việc đổi mới quản lý đề cao vai trò tự chủ của các cơ sở giáo dục

Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu một trong những giải

pháp phát triển giáo dục là đổi mới công tác quản lý giáo dục: “Đổi mới cơ chế và phƣơng thức quản lý giáo dục theo hƣớng phân cấp một cách hợp lý nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi cơ sở giáo dục. Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồi dƣỡng thƣờng xuyên đội ngũ cán bộ quản lý các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức, đồng thời

điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng ngƣời. Sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý”.

Thực hiện chủ trƣơng phân cấp quản lý giáo dục đến các cơ sở giáo dục, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo và các Bộ, Ngành Trung ƣơng đã ban hành nhiều văn bản về phân cấp quản lý giáo dục nhƣ: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 và Thơng tƣ số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên...

Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS phải nhằm tạo khả năng cho đội ngũ CBQL đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao về vai trò tự chủ của các cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở ở huyện vĩnh bảo thành phố hải phòng đến năm 2020 (Trang 50 - 53)