Biến chứng trong thai kỳ

Một phần của tài liệu Sổ tay cho phụ nữ mang thai (Trang 57 - 59)

Cao huyết áp và nhiễm độc thai nghén:

Œ Tình trạng cao huyết áp biến chứng có những loại cao huyết áp trong thai kỳ sau đây:

Vì mang thai mà dẫn đến cao huyết áp, không biến chứng thành tiểu ra chất đạm, sau khi sinh 12 tuần sẽ hồi phục lại như bình thường.

Chứng tiền sản giật (còn gọi là chứng nhiễm độc thai ghén):

là chứng cao huyết áp sau khi mang thai được 20 tuần mới xuất hiện, đồng thời biến chứng thành tiểu ra đạm (thường biến chứng làm toàn thân phù thủng)

ŽChứng sản giật:

Chứng tiền sản giật đồng thời biến chứng thành co giật, sản giật Cao huyết áp mãn tính:

Trước khi mang thai đã xuất hiện cao huyết áp hoặc mang thai trong 20 tuần thì xuất hiện cao huyết áp. Ngoài ra còn một trường hợp nữa là sau khi có thai hơn 20 tuần mới xuất hiện cao huyết áp, nhưng sau khi sinh 12 tuần thì vẫn không hồi phục lại như bình thường.

Thai phụ có biến chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai, cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để theo dõi, đánh giá định kỳ nhau và tình hình phát triển của thai nhi. Bình thường phải nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt chú ý huyết áp và sự cử động của thai nhi, tránh gây ra áp lực. Vấn đề ăn uống cần chú ý liều lượng, ăn nhiều thức ăn chứa nhiều đạm và điều tiết sự hấp thụ của muối.

Bệnh Tiểu Đường:

Thai phụ có lượng đường trong máu cao có thể có hai trường hợp. Một là thai phụ trước khi mang thai đã biết mình mắc bệnh tiểu đường rồi và một trường hợp nữa là trong thời gian mang thai mới phát sinh, hoặc là lần đầu tiên xét nghiệm thấy có lượng đường trong

Những thai phụ nào cần phải đặc biệt chú ý?

Thai phụ lớn tuổi; trong gia tộc có người mắc bệnh tiểu đường; từng bị hư thai, đẻ non; quái thai bẩm sinh, thai nhi chết trong bụng, nước ối quá nhiều, thai nhi quá lớn, nhiễm độc thai nghén.v.v…

Đề nghị các thai phụ này khi mang thai được 24 đến 28 tuần, nên làm xét nghiệm mức dung nạp đường glucose. Nếu xét nghiệm thấy bị mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ thì hãy phối hợp với bác sĩ để thực hiện tốt việc khống chế lượng đường trong máu.

Hen suyễn:

Hen suyễn là một bệnh không thể xem thường, thai phụ không được vì sợ thuốc làm ảnh hưởng đến thai nhi mà tự mình giảm hoặc nghỉ uống thuốc, cần phải

hỏi ý kiến bác sĩ của bạn rồi sau đó mới điều chỉnh.

Tỷ lệ phát sinh hen suyễn biến chứng trong khi mang thai là 1-3%. Tốt nhất là trước khi mang thai nên khống chế tốt bệnh tình rồi sau đó mới có thai. Khi kiểm tra sức khoẻ sinh sản, nhớ báo cho bác sĩ biết là “Tôi bị mắc bệnh hen suyễn”, để tiện cho bác sĩ chăm sóc và chữa trị. Đương nhiên, nguyên tắc hàng đầu là nên tránh “nhân tố gây dị ứng”.

Sản giật:

Đa số phụ nữ mắc chứng tiền sản giật thì trong thời kỳ mang thai đều có thể khống chế chứng co giật và duy trì sự ổn định và không thay đổi. Trong thời gian mang thai nếu bệnh tái phát, nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện điều trị. Để lo cho bạn và bé, trong thời gian mang thai, việc khống chế sự tái phát của bệnh là điều không thể thiếu. Nhớ là không được tự mình ngừng uống thuốc, đặc biệt là khi đã mang thai được 2-3 tháng, thì càng phải uống thuốc đều đặn. Ngoài ra, có một số thuốc chống chỉ định chứng sản giật sẽ làm giảm lượng vitamin K trong máu. Vì vậy, không những lúc sắp sinh đẻ cần phải bổ sung lượng vitamin K, mà sau khi sinh xong cũng vậy.

Thai kỳ Thời gian kiến nghị thể trọng gian tăng

Thời kỳ đầu 1-3 tháng 1-2 kg Thời kỳ giữa 4-6 tháng 5 kg

Thời kỳ sau 7 tháng-sơ sinh 5-6 kg Tổng thể trọng 10-15 kg là hợp lý

Trong thời gian mang thai, thể trọng của thai phụ quá nhẹ, quá nặng hoặc tăng quá nhanh, quá chậm đều cần phải hỏi ý kiến Bác sĩ để đề ra kế hoạch tăng (giảm) thể trọng thích hợp

Làm thể nào để ăn cho có sức khoẻ

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai giống với lúc bình thường, nên duy trì sự hấp thụ của 6 loại thực phẩm chủ yếu.

Mang thai thời kỳ thứ nhất: có thể hấp thụ các chất protêin, chất khoáng và vitamin từ các loại thực phẩm như trứng, sữa bò, thịt, cá, sữa đậu nành, đậu phụ.v.v…

Mang thai thời kỳ thứ hai: Hấp thụ nhiều chất Sắt để phòng thiếu máu, bổ sung vitamin nhóm B và canxi, có thể giúp cho sự phát triển xương cốt của thai nhi. Mỗi ngày lượng calo tăng 300 Kilôcalo, chất đạm tăng 6g.

Mang thai thời kỳ thứ ba: Đặc biệt chú ý bổ sung vitamin và chất khoáng, một vài thai phụ cần bổ sung nước chứa chất sắt, hoặc các thực phẩm có hàm lượng sắt cao, chẳng hạn như các loại thịt đỏ tươi, rau màu đậm.v.v…, để bổ sung lượng máu mất đi do mang thai và sanh đẻ.

sa sanhnh đ đẻẻ.

Một phần của tài liệu Sổ tay cho phụ nữ mang thai (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)