Kinh nghiệm một số địa phương về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính khác trên địa bàn phường ghềnh ráng, thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 36)

HĐTC ngoài NS của các tổ chức Đảng, đoàn thể đƣợc quản lý theo điều lệ của từng tổ chức, không đƣa vào NS xã và không thuộc các hoạt động tài chính khác của UBND xã. Các tổ chức Đảng, đoàn thể ở xã phải cử ngƣời mở sổ sách theo dõi cụ thể từng khoản thu, chi; tự tổ chức thu, chi và thực hiện chế độ báo cáo, cơng khai tài chính theo quy định của từng tổ chức.

Các khoản đƣợc ủy thác thu hộ, chi hộ: gồm các khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ do các tổ chức, cơ quan khác ủy thác xã thu hộ, chi hộ (học phí, các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…). Bộ phận tài chính, kế tốn xã giúp UBND xã thực hiện các khoản đƣợc ủy thác thu hộ, chi hộ theo chế độ quy định, mở sổ sách theo dõi riêng từng khoản và khơng đƣợc thực hiện thu, chi ngồi phạm vi đƣợc ủy thác.

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về quản lý ngân sách, các hoạt động tài chính khác và bài học kinh nghiệm cho phƣờng Ghềnh Ráng, động tài chính khác và bài học kinh nghiệm cho phƣờng Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

1.3.1. Kinh nghiệm một số địa phương về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã động tài chính khác của xã

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính khác của xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Nhơn Lộc là 1 xã của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, nƣớc Việt Nam. Xã Nhơn Lộc nằm về phía Tây của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, có tổng diện tích tự nhiên 1.228,07ha, dân số 9.944 ngƣời với 2.542 hộ. Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, 39 doanh nghiệp, cở sở sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, 3 làng nghề truyền thống thu hút hơn 2.000 lao động.Nhơn Lộc là một

xã thuần nông, ngồi sản xuất nơng nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại - dịch vụ phát triển khá, các ngành nghề truyền thống phát triển mạnh nhƣ: nấu rƣợu Bầu Đá, bánh tráng, đan tre,… giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Kinh nghiệm học hỏi của xã Nhơn Lộc là cân đối hợp lý các nguồn vốn đầu tƣ để chi cho chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và quản lý chi hiệu quả. Tổng nguồn vốn đầu tƣ cho chƣơng trình nơng thơn mới của xã là 88,090 tỷ đồng, trong đó NS Trung ƣơng hỗ trợ 9,908 tỷ đồng, chiếm 11,25%; NS tỉnh hỗ trợ 11,842 tỷ đồng, chiếm 13,45%; NS thị xã hỗ trợ 7,526 tỷ đồng, chiếm 8,55%; NS xã đầu tƣ 12,212 tỷ đồng, chiếm 13,86%; kinh phí nhân dân đóng góp là 5,438 tỷ đồng, chiếm 6,17%; vốn vay 24,024 tỷ đồng, chiếm 27,27% và vốn doanh nghiệp phối hợp đầu tƣ 17,140 tỷ đồng, chiếm 19,45%. Đến cuối năm 2014 xã Nhơn Lộc đã hoàn thành chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới đạt 19/19 tiêu chí, về đích trƣớc một năm so với kế hoạch đề ra, đƣợc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tại Quyết định số 4175/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định và đƣợc UBND thị xã An Nhơn khen thƣởng một cơng trình trị giá 1,5 tỷ đồng theo Quyết định số 2289/QĐ- UBND ngày 19/5/2015 của UBND thị xã An Nhơn [5].

Phát huy những thành quả đã đạt đƣợc, bên cạnh việc duy trì các tiêu chí nơng thơn mới đã đạt đƣợc, từ năm 2016 đến nay xã Nhơn Lộc tiếp tục từng bƣớc nâng cao chất lƣợng các tiêu chí có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và thay đổi bộ mặt nông thôn của xã theo hƣớng đơ thị hóa; phấn đấu xây dựng xã Nhơn Lộc trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh. Trong cho đầu tƣ phát triển, UBND xã chú trọng tập trung đầu tƣ, xây dựng nhƣ: giao thông, thủy lợi, chỉnh trang bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập của ngƣời dân... Tổng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng trong giai đoạn 2015 - 2017 thực hiện 24,117 tỷ đồng, trong đó: NS tỉnh hỗ trợ 3,905 tỷ đồng, NS thị xã hỗ trợ 1,089 tỷ đồng, NS xã đầu tƣ 18,141 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 981 triệu đồng.

Xác định quản lý NSNN và các hoạt động tài chính khác của xã là một công tác quản lý quan trọng, xã Nhơn Lộc đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý NSNN và các hoạt động tài chính khác đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT - XH, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân của xã. Thực hiện tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả công tác chi NSNN và chi các quỹ tài chính cơng khác, ngay từ đầu năm, xã Nhơn Lộc đã xây dựng kế hoạch thu, chi NS theo dự toán HĐND giao; trong đó, tập trung vào những vấn đề quản lý chuyên mơn nhƣ tài chính NS, quản lý đất đai, xây dựng cơ bản và các lĩnh vực khác... nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, gây thất thốt, lãng phí.

Thơng báo cơng khai, dân chủ, bàn bạc, thảo luận, góp ý các vấn đề liên quan đến hoạt động của UBND xã, quyền lợi của cán bộ, cơng chức nhƣ: quyết tốn và dự tốn thu chi NS năm; tình hình thu chi và sử dụng kinh phí hoạt động của UBND; quỹ phúc lợi cơng đồn; việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với công chức, viên chức; tổ chức khám sức khỏe định kỳ; trang bị đồng phục; thăm hỏi cán bộ hƣu trí; trợ cấp khó khăn, ốm đau… với tinh thần tiết kiệm, chống lăng phí

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng và ban hành chƣơng trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lăng phí, cụ thể hóa Quy chế dân chủ ở cơ sở thông qua việc xây dựng quy chế trả lƣơng, quy chế phân phối và sử dụng các quỹ tài chính cơng, quy chế chi tiêu nội bộ… một cách hợp lý, hiệu quả. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, ngƣời lao động và mọi ngƣời dân về thực hành tiết kiệm, chống lăng phí.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính khác của Phường Nhơn Hịa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Phƣờng Nhơn Hòa đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 101/NQ-CP, ngày 28/11/2011 của Chính phủ. Từ một xã nông thôn, diện tích lớn, dân số đơng,

nằm trên đƣờng đi của lũ lụt, nhiều khu vực bị cơ lập, có nhiều diễn biến phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; đời sống của một bộ phận nhân dân chƣa thốt khỏi khó khăn trong cái ăn, cái mặc. Trong những năm vừa qua, phƣờng Nhơn Hòa là một trong những phƣờng dẫn đầu về công tác quản lý thu, chi NS của thị xã An Nhơn, đạt đƣợc kết quả đó phƣờng thực hiện tốt quản lý các nguồn thu, chỉ đạo các xã bám sát dự toán đƣợc duyệt, đảm bảo đúng chế độ, định mức, giải quyết kịp thời các vƣớng mắc trong thực hiện, vừa đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện cho phƣờng sử dụng NS, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, tránh thất thu, tồn đọng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phịng chống tham nhũng. Nghiên cứu, ứng dụng tin học vào công tác quản lý NS. Chú trọng công tác tổ chức cán bộ, xem cán bộ là nhân tố quyết định.

Để có nguồn thu phát triển KT - XH, xã đã thực hiện biện pháp trọng tâm là: khai thác quỹ đất, xây dựng các khu dân cƣ mới để mở rộng không gian đô thị, tạo nguồn lực đầu tƣ phát triển và phát triển các hoạt động kinh doanh - dịch vụ; song song với tranh thủ nguồn hỗ trợ của cấp trên; kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa từ các cơng ty, doanh nghiệp, nhân dân và con em Nhơn Hòa làm ăn thành đạt. Kết quả giai đoạn 2016 - 2020 rất khả quan, tổng vốn đầu tƣ xã hội 148 tỷ đồng, trong đó: NS tỉnh hỗ trợ 9,87 tỷ đồng, thị xã hỗ trợ 3,2 tỷ đồng, NS phƣờng 122,8 tỷ đồng, huy động nhân dân đóng góp 12,13 tỷ đồng. Từ một địa bàn nơng thơn lên phƣờng, rất nhiều việc phải làm, nhiều thử thách rất lớn đặt ra với cấp ủy; hệ thống giao thông trong khu dân là những con đƣờng đất nhỏ hẹp, sợ nhất là mùa mƣa đi lại rất khó khăn, kinh phí đầu tƣ làm đƣờng rất lớn. Với cơ chế, tỉnh hỗ trợ ximăng, NS phƣờng và nhân dân đóng góp thực hiện theo cơ chế đầu tƣ công. Từ những năm trƣớc đến năm 2017, với cơ chế nêu trên, phƣờng đã ƣu tiên 50% kinh phí xây dựng nguồn từ NS, cùng với nguồn đóng góp của nhân dân để đầu tƣ bê tơng đƣờng giao thông theo hƣớng "Nhà nước và nhân dân cùng làm"[4].

thu và chi đầu tƣ phát triển có hiệu quả. Cụ thể, năm 2018 UBND tỉnh thống nhất chủ trƣơng cho các phƣờng Nhơn Hòa, Nhơn Hƣng, Nhơn Thành thực hiện bê tông đƣờng giao thông theo cơ chế đặc thù, UBND quyết tâm tận dụng cơ hội thuận lợi này, đề ra chỉ tiêu và phấn đấu năm 2020, hồn thành bê tơng giao thơng các tuyến đƣờng trong khu dân cƣ; phát động phong trào thi đua ở 9 khu vực; đề ra chủ trƣơng hỗ trợ 50% kinh phí xây lắp đối với các tuyến đƣờng chính của khu vực, đƣợc nâng cấp, mở rộng hơn 4m (năm 2020,

sẽ điều chỉnh hỗ trợ đối với các tuyến đường mở rộng 5,5m trở lên). Kết quả,

phong trào bê tông đƣờng giao thông đặc thù đƣợc nhân dân vui mừng, phấn khởi và hƣởng ứng mạnh mẽ; nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất mở đƣờng và vận động con em làm ăn thành đạt đóng góp kinh phí, tạo sức lan tỏa sâu rộng của phong trào. Năm 2020, 100% tuyến đƣờng giao thông trong khu dân cƣ đƣợc bê tông [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính khác trên địa bàn phường ghềnh ráng, thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 36)