Các LUT sản xuất nông nghiệp của xã Trường Hà

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 40 - 43)

STT LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất

1 trồng lúa Chuyên 2L 1. Lúa xuân – Lúa mùa 2 Lúa - màu

2LM 2. Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô LM 3. Lúa mùa - Ngô 4. Lúa mùa – Thuốc lá

3 Chuyên màu Chuyên màu 5. Thuốc lá - Ngô

(Nguồn: Kết quả phiếu điều tra nông hộ) Loại sử dụng đất trồng của xã Trường Hà có 3 LUT với 5 kiểu sử dụng đất, mỗi kiểu sử dụng đất có quy mơ, diện tích trồng khác nhau, trong đó có 2 loại cây trồng phổ biến nhất là lúa và màu.

4.2.3.2. Mơ tả các loại hình sử dụng đất

Mơ tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Nội dung mơ tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc tính của LUT.

* LUT 1: Chuyên lúa

- 2L (kiểu sử dụng đất: Lúa xuân – Lúa mùa). Đây là loại hình sử dụng đất được trồng phổ biến trên các địa hình bằng, địa hình vàn thấp có khả năng tiêu thốt nước vào mùa mưa và một số khu vực có địa hình vàn cao nhưng chủ động được nước tưới. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau.

+ Lúa xuân: Gieo mạ từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 2 và thu hoạch vào đầu tháng 5 đến giữa tháng 5. Các giống chủ yếu là Khang dân, Q5...

+ Lúa mùa: trồng phổ biến các giống: Bao Thai, Khang Dân… chủ yếu là trà mùa trung và trà mùa muộn.

LUT này thường áp dụng tại các xóm có điều kiện nước tưới tiêu, địa hình bằng phẳng nên thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. LUT cho năng suất cao, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương mà còn là nguồn cung cấp cho các xã lân cận.

* LUT 2: Lúa màu (có 2 nhóm thuộc kiểu sử dụng đất 2LM và LM) + Nhóm 1: 2 lúa – màu:

Loại hình sử dụng này chủ yếu được trồng trên đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày và ở những nơi chủ động được lượng nước tưới tiêu. Có kiểu sử dụng đất là: Lúa xuân - lúa mùa – ngô đông.

- Vụ xuân: Trồng các giống lúa như: Khang Dân, Q5, và một số giống lúa lai. Thời gian sinh trưởng từ 115 - 125 ngày, năng suất đạt 36 - 49 tạ/ha. Gieo mạ từ 01 - 05/2, cấy từ 15 - 25/2 hàng năm.

- Vụ mùa: Trong LUT này vụ mùa được cấy sớm, trồng các giống lúa ngắn ngày như: Khang dân, Việt lai 20…Thời gian sinh trưởng từ 100 - 105 ngày, năng suất đạt từ 39 - 50 tạ/ha để kịp thời chuẩn bị đất canh tác vụ đông. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 6 (trà mùa sớm).

- Vụ đông: chủ yếu trồng ngô đông , được trồng ở những thửa ruộng có địa hình vàn thấp, thành phần đất cát pha, thịt nhẹ.

+ Nhóm 2: 1LM

Kiểu sử dụng đất chủ yếu: lúa mùa – ngô xuân, lúa mùa – thuốc lá. Lúa mùa được trồng tương tự như loại sử dụng đất 2 lúa, vụ xuân luân canh cây trồng màu như: ngô, thuốc lá… LUT này được trồng trên đất có địa hình vàn cao, thành phần cơ giới thịt trung bình, khơng chủ động được nước tưới.

* LUT 3: Loại hình sử dụng đất chuyên màu

Được áp dụng chủ yếu trên đất bằng phẳng hoặc nơi có địa hình vàn cao, chủ động nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới nhẹ hay cát pha, chế độ nước không chủ động. kiểu sử dụng đất được áp dụng là Ngô đông – thuốc lá.

Cây ngô: vụ đông thường được trồng từ tháng 9 hàng năm

Cây thuốc lá được trồng từ giữa tháng 11 đến hết tháng 02 dương lịch. Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, đã và đang được mở rộng trên địa bàn.

Hình 4.2. LUT: chuyên màu (Thuốc lá)

4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Trường Hà Trường Hà

4.3.1. Hiệu quả kinh tế

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất em đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra các hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra.Đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GTSX); Chi phí sản xuất (CPSX); Thu nhập thuần (TNT); Hiệu quả đồng vốn (HQĐV); Giá trị ngày công lao động.

4.3.1.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính được thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)