Tổng hợp hiệu quả xã hội của các LUT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 48)

TT Kiểu sử dụng đất Đảm bảo lương thực Thu hút lao động Giảm tỷ lệ đói nghèo Đáp ứng nhu cầu nơng hộ Sản phẩm hàng hóa

1 Lúa mùa – lúa

xuân *** ** ** ** **

2 Lúa mùa – lúa

xuân – ngô *** *** ** ** ***

3 Lúa mùa - ngô ** ** ** ** **

4 Lúa mùa – thuốc

** *** *** *** ***

5 Thuốc lá - ngô ** *** *** ** ***

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nơng hộ)

Cao: *** Trung bình: ** Thấp: * Qua bảng trên ta thấy:

Các hoạt động trồng trọt trên đất đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên việc đầu tý công lao động trong các kiểu sử dụng này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào mốt số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời

gian nhàn rỗi. Lúa, ngô sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trên địa bàn xã mà còn là nguồn cung cấp cho các xã lân cận.

+ Đối với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa: Đảm bảo lương thực ở mức cao, đáp ứng nhu cầu nơng hộ ở mức trung bình. Lượng cơng lao động sử dụng cho loại hình này ở mức trung bình (278,5 cơng/ha), đem lại giá trị ngày công lao động ở mức trung bình (99,18 nghìn đồng). Kiểu sử dụng này chưa tận dụng triệt để khả năng quay vòng của đất, khoảng thời gian từ cuối tháng 9 – tháng 12 âm lịch (sau thu hoạch lúa mùa) đất bị bỏ không, một phần do nước tưới ở những khu vực này không chủ động, vì vậy các nơng hộ không thể xen canh thêm 1 vụ màu vào khoảng thời gian này.

+ Đối với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô: Đây là kiểu sử dụng công lao động cao (407,5 công/ha). Đem lại giá trị ngày công lao động ở mức trung bình (105,59 nghìn đồng). Kiểu sử dụng đất này đảm bảo lương thực ở mức cao, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn.

+ Kiểu sử dụng đất Lúa – Ngô: khả năng đảm bảo lương thực ở mức trung bình, có số cơng lao động/ha là thấp nhất (269 công/ha). Kiểu sử dụng này cho giá trị ngày công lao động khơng cao. Bên cạnh đó cịn khơng giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân, dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.

+ Kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Thuốc lá: đảm bảo lương thực ở mức trung bình, kiểu sử dụng đất này cần nhiều cơng lao động nhất (410 công/ha), giá trị ngày cơng lao động cao đạt 159,95 nghìn đồng. Vì vây, đây là kiểu sử dụng đất cần được quan tâm nghiên cứu vì nó đã thu hút được lực lượng lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và sản phẩm cho xã hội.

+ Đối với kiểu sử dụng Thuốc lá - Ngô: Kiểu sử dụng đất này đảm bảo lương thực ở mức trung bình, khả năng thu hút lao động cao (399 cơng/ha),

Giá trị ngày cơng của loại hình này này đạt 141,32 nghìn đồng, đáp ứng nhu cầu của nơng hộ, sản phẩm hàng hóa ở mức cao.

4.3.3. Hiệu quả môi trường

Bền vững về môi trường cũng là môt trong yêu cầu quan trọng của sử dụng đất bền vững Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả về mặt mơi trường địi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thối hóa đất và bảo vệ mơi trường đất, khơng gây hại cho sức khỏe con người.

Để đánh giá hiệu quả mơi trường của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Trường Hà em dựa vào đánh giá các chỉ tiêu ở phụ lục – 3.4.2.2

Hiệu quả môi trường và mức độ ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11: Đánh giá hiệu quả mơi trường của các loại hình sử dụng đất xã Trường Hà STT Kiểu sử dụng đất Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV Đánh giá

1 Lúa mùa – lúa

xuân ** ** ** **

2 Lúa mùa – lúa

xuân - ngô *** ** ** ***

3 Lúa mùa – ngô ** ** ** **

4 Lúa mùa – thuốc

** ** ** **

5 Thuốc lá - ngô ** ** ** **

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)

Cao:*** Trung bình: ** Thấp: * Qua bảng trên ta được kết quả như sau:

Kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả cao về môi trường là Lúa xuân - lúa mùa -ngô: đất được sử dụng liên tục trong năm, cây trồng được bố trí phù hợp với

từng mùa vụ tạo ra sự đa dạng về sinh học, tăng hệ số sử dụng dụng đất, tránh được sâu bệnh, Tuy nhiên, cần tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học để cải tạo đất.

Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đều ở mức trung bình. Như chúng ta biết thì thuốc BVTV rất có hại cho mơi trường đất: thuốc BVTV giúp chúng ta diệt được những sinh vật có hại như sâu, bọ,...nhưng bên cạnh đó thuốc BVTV cũng làm suy giảm các vi sinh vật có lợi cho đất như giun, mối...Vì vậy các kiểu sử dụng Lúa mùa – lúa xuân, lúa mùa – thuốc lá chỉ được đánh giá ở mức trung bình.

4.4. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp đạt hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cho xã Trường Hà hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cho xã Trường Hà

4.4.1. Lựa chọn LUT đạt hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường

4.4.1.1. Nguyên tắc lựa chọn

Để lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp và đề xuất hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao về cả 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường cần dựa vào các căn cứ sau:

- Điều kiện sinh thái: phải xem xét điều kiện sinh thái của cây trồng có phù hợp với điều kiện sinh thái của lãnh thổ hay khơng và ở mức độ thích nghi nào.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Quan tâm đến giá cả, thị trường tiêu thụ, mức độ quan trọng của sản phẩm và phải giải quyết được việc làm cho người dân, thu hút nguồn lao động.

- Chất lượng môi trường: Để phát triển bền vững bất cứ loại hình sử dụng đất đai nào khi đưa vào sử dụng thì cần phải dự báo về tác hại đến mơi trường của loại hình sử dụng đất đai đó mang lại ở hiện tại và trong tương lai.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các loại hình sử dụng đất triển vọng:

- Đảm bảo đời sống của nhân dân.

- Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu. - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.

- Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.

- Tác động tốt đến mơi trường.

Dựa vào các tiêu chuẩn trên, kết hợp với kết quả điều tra thực tế sản xuất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các LUT và phân tích hiện trạng kinh tế - xã hội - mơi trường của địa phương, em đã lựa chọn các LUT căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:

1. Phù hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp của xã. 2. Phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác. 3. Đảm bảo đời sống nông hộ.

4. Đảm bảo an ninh lương thực.

5. Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. 6. Phù hợp với nhu cầu của thị trường.

7. Cải tạo, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

4.1.1.3. Lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường

Từ kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – mơi trường có quả có 3 loại hình sử dụng đất đai được lựa chọn là thích hợp và có triển vọng có thể phát triển trong tương lai cho xã là:

Loại hình sử dụng này được chọn vì mục tiêu an ninh lương thực và phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác của địa phương.

* LUT 2: LM: có 2 kiểu sử dụng được chọn (Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô) và (Lúa mùa – Thuốc lá)

Nhìn chung đây là LUT khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, phù hợp với trình độ lao động, tận dụng được nguồn lao động nông nghiệp dồi dào.

* LUT 3: Chuyên màu (Thuốc lá - Ngơ)

Là loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã.

4.4.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đất đai, khí hậu thời tiết, chế độ nước, trình độ sản xuất, thâm canh của người sản xuất,… Do vây, việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, mùa vụ sẽ làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy được tiềm năng sản xuất của đất đai và của người nơng dân. Mặt khác, việc bố trí cơ cấu cây trồng phải tuân thủ các quy luật khách quan như điều kiện khí hậu, chế độ nước, chứ khơng thể sử dụng một cách chủ quan. Để khai thác đất đai một cách có hiệu quả, căn cứ vào điều kiện khí hậu, trình độ sản xuất của người dân, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của địa phương, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã, em đưa ra định hướng sử dụng đất tại xã Trường Hà như sau:

* LUT 1: 2L (Lúa xuân - Lúa mùa)

Loại hình sử dụng đất trồng lúa vẫn là loại hình chính của địa phương nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả sử dụng đất các nông hộ nên xen canh thêm một vụ màu nhằm sử dụng nguồn đất. Định hướng LUT này sẽ được trồng trên toàn xã.

- Lúa xuân - Lúa mùa – Ngơ đây kiểu sử dụng cần có các biện pháp bồi dưỡng cho đất do đất được sử dụng triệt để liên tục trong năm. Định hướng sẽ trồng mở rộng ở các xóm Nà Mạ, Nà Kéo, Pác Bó.

- Lúa mùa – Thuốc lá là kiểu sử dụng thường được trồng trên đất có thành phần thịt nhẹ, cát pha. Định hướng sử dụng kiểu sử dụng đất này ở các xóm Hoong 1 và Hồng 2, Nà Mạ.

* LUT 3 : Chuyên màu (Thuốc lá – Ngô)

Đây là kiểu sử dụng thích hợp với đất thịt trung bình, cát pha. Do đó định hướng kiểu sử dụng đất này ở xóm Nà Mạ, Nà Kéo, Hoong 1 và Hoàng 2.

4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã Trường Hà cho xã Trường Hà

4.5.1. Giải pháp chung

* Nhóm giải pháp về chính sách:

+ Xây dựng và hoàn chỉnh các định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp xã.

+ Có những chính sách khuyến khích người lao động trong việc cải tạo sử dụng đất, khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn xã phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, sản xuất sản phẩm hàng hoá, định hướng thị trường.

+ Gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vùng chuyên canh, vật nuôi phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo định hướng sản xuất hàng hoá ưu tiên phát triển các hệ thống cây trồng cho giá trị kinh tế cao thị trường ổn định.

+ Xây dựng các chính sách hợp lý để khuyến khích sản xuất, định hướng và đưa vào sử dụng các giống cây phù hợp với điều kiện, thế mạnh của từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

* Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật:

+ Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất đai vào sản xuất. Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Phát triển sản xuất gắn với việc cải tạo đất, bảo vệ đất và mơi trường, tránh tình trạng ơ nhiễm đất bằng việc hướng dẫn người dẫn người dân bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ đúng cách, tăng cường sử dụng các loại phân chuồng ủ hoai mục, phân xanh, hạn chế sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Với địa hình dốc cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc.

* Nhóm giải pháp về thị trường: Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm

cho hộ nông dân là vấn đề rất quan trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển bền vững. Do dó, để mở mang được thị trường ổn định cần có các giải pháp sau:

+ Mở rộng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dùng niềm tin vào mức độ vệ sinh an tồn thực phẩm.

+ Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tăng cường liên kết 4 nhà ( Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông dân), tạo một thị trường tiêu thụ ổn định cho người dân yên tâm sản xuất.

+ Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự báo về thị trường để giúp nơng dân có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

4.5.2. Giải pháp cụ thể

+ Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng được một hệ thống kênh mương, trạm bơm, cống nội đồng kiên cố, hoàn

chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước cho ruộng có địa hình vàn cao, thốt nước cho khu vực thường xuyên bị ngập úng. Đồng thời có các biện pháp cải tạo đất và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp để đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ.

+ Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng đất đai phân tán, manh mún như hiện nay để thực hiện cơ giới hóa nơng nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa.

+ Nhà nước cần có trợ cấp về giá giống, phân bón, có các chính sách dùng trước trả sau….Cán bộ khuyến nông cần trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con nơng dân như: kỹ thuật làm đất, gieo mạ, bón phân…

Phần 5

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Trường Hà, em rút ra một số kết luận sau:

1. Xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là một xã biên giới miền núi nằm ở phía bắc của huyện Hà Quảng. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2914,18 ha. Xã có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

2. Các LUT sản xuất nơng nghiệp của xã gồm có 3 loại hình sử dụng đất: 2L, 2LM, LM, Chuyên màu với 5 kiểu sử dụng đất phổ biến.

3. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Trường Hà: Trong 3 LUT thì LUT LM với kiểu sử dụng đất Lúa mùa - Ngô cho hiệu quả thấp nhất, LUT LM với kiểu sử dụng Lúa mùa – Thuốc lá cho hiệu quả cao nhất

4. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra 3 loại hình sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho xã Trường Hà như sau:

- LUT 1: 2L ( Lúa xuân – Lúa mùa)

- LUT 2: LM ( Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô) và ( Lúa mùa – Thuốc lá) - LUT 3: Chuyên màu (Thuốc lá - Ngô)

5. Để sử dụng đất nơng nghiệp hiệu quả, bền vững cần có các giải pháp như: Giải pháp về chính sách, giải pháp về thị trường, giải pháp về kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)