Đơn vị tính: ha STT Kiểu sử dụng đất GTSX ( 1000đ) CPTG (1000đ) TNHH (1000đ) Hiệu quả đồng vốn (lần) Gía trị ngày cơng lao động (1000đ)
1 Lúa mùa – Lúa
xuân 74986,4 40555,36 34431,04 1,84 123,63
2 Lúa mùa – Lúa
xuân - Ngô 102239,27 59207,32 43031,59 1,72 105,59
3 Lúa mùa – Ngô 65612,87 39218,01 26394,86 1,67 98,12
4 Lúa mùa – Thuốc
lá 124647,5 59067,54 65579,96 2,11 159,95
5 Thuốc lá - Ngô 113540,37 57153,47 56386,9 1,98 141,32
Bảng 4.7. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nơng nghiệp (Tính bình qn /1ha) Cấp Giá trị sản xuất (Triệu đồng/ha) Chi phí Sản xuất (Triệu đồng/ha) Thu nhập Thuần (Triệu đồng/ha) Hiệu quả sử dụng vốn (lần) Giá trị ngày công lao động (1000đ/công) Khoảng cách cấp 11,81 3,99 7,83 0,08 12,36 Rất cao (VH) >122,84 >55,17 >57,71 >1,99 >147,65 Cao (H) 101,03 -122,84 51,18–55,17 49,88-57,71 1,91-1,99 135,29 – 147,65 Trung bình (M) 89,22 – 101,03 47,19 – 51,18 42,05-49,88 1,83-1,91 122,93 – 135,29 Thấp (L) 77,41 – 89,22 43,2 – 47,19 34,22-42,05 1,75-1,83 110,57 – 122,93 Rất thấp(VL) <77,41 <43,2 <34,22 <1,75 <110,57
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
Đơn vị tính: ha Kiểu sử dụng đất GTSX ( 1000đ) Mức CPTG (1000đ) Mức TNHH (1000đ) Mức Hiệu quả đồng vốn (lần) Mức Gía trị ngày cơng lao động (1000đ) Mức
Lúa mùa – Lúa
xuân 74986,4 VL 40555,36 VL 34431,04 L 1,84 M 123,630 M
Lúa mùa – Lúa
xuân - Ngô 102239,27 H 59207,32 VH 43031,59 M 1,72 VL 105,59 VL
Lúa mùa – Ngô 65612,87 VL 39218,01 VL 26394,86 VL 1,67 VL 98,12 VL
Lúa mùa –
Thuốc lá 124647,5 VH 59067,54 VH 65579,96 VH 2,11 VH 159,95 VH
Thuốc lá - Ngô 113540,37 H 57153,47 VH 56386,9 H 1,98 H 141,32 H
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông )
Qua bảng 4.7 và 4.8 ta thấy:
- LUT 2L: (có kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa) cho hiệu quả kinh tế ở mức thấp. Lúa là loại cây trồng quen thuộc, là loại lương thực chính và được ưu tiên hàng đầu trong canh tác tại xã, kiểu sử dụng đất này được áp
dụng tại một số xóm có kênh thủy lợi đi qua chủ động tưới tiêu, được người nơng dân chấp nhận vì địi hỏi chi phí vật chất khơng cao và ít bị thất thu hồn tồn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết, đồng thời đảm bảo nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi. Đây là lý do mà các hộ nông dân hạn chế về nguồn lực dễ chấp nhận tuy thu nhập chỉ đạt mức thấp. Thu nhập thuần trên 1 ha đạt 34431,04 nghìn đồng, giá trị ngày cơng lao động là 123,62 nghìn đồng/cơng, hiệu quả sử dụng vốn là 1,84 lần.
- LUT lúa màu: có 3 kiểu sửa dụng đất.
+ Kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô cho hiệu quả kinh tế của ở mức trung bình, cho thu nhập thuần trung bình là 43031,59 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất là 102239,27, chi phí trung gian là 59207,32, hiệu quả đơng vốn đạt 1,72 lần, giá trị ngày cơng lao động là 105,598 nghìn đồng/cơng lao động.
+ Kiểu sử dụng đất 1LM: Có hai kiểu sử dụng đất là lúa mùa - ngô, lúa mùa – thuốc lá. Giữa các cơng thức ln canh có sự chênh lệch lớn về hiệu quả kinh tế, cụ thể:
Lúa mùa – ngơ: Cho tổng giá trị sản xuất là 65612,87 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất 39218,01 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần 26394,86 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động là 105,598 nghìn đồng/cơng lao động. Kiểu sử dụng đất này cho giá trị sản xuất không cao, thu nhập thuần ở mức thấp do ngô tốn nhiều phân và cho năng suất không cao.
Lúa mùa – thuốc lá là công thức luân canh cho hiệu quả kinh tế cao nhất với thu nhập thuần là 65579,96 nghìn đồng/ha, giá trị ngày cơng lao động đạt 159,95 nghìn đồng/cơng. Kiểu sử dụng đất này thường được áp dụng do đem lại hiệu quả kinh tế.
- LUT chuyên màu: kiểu sử dụng Thuốc lá - Ngô cho hiệu quả kinh tế cao, tổng giá trị sản xuất là 113540,37 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là
56386,9 nghìn đồng, giá trị ngày cơng lao động đạt 141,32 nghìn đồng/cơng lao động.
4.3.2. Hiệu quả xã hội
Ngồi việc xác định hiệu qủa kinh tế thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng rất quan trọng. Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông hộ, giá trị ngày công lao động nơng nghiệp, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động,… Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương. Một thực tế cho thấy ở địa phương là lao động trong nông nghiệp ngày càng thiếu, lớp trẻ phần lớn đi học xa, khi tốt nghiệp ra trường đều ở lại làm việc tại các thành phố lớn, lớp thanh niên cịn ở lại địa phương đều thốt ly nông nghiệp. Lực lượng lao động chủ yếu còn lại chủ yếu là người già và trẻ em. Thực trạng này vơ hình chung gây khó khăn cho vẫn đề áp dụng khoa học kỹ thuật và tiến bộ mới vào sản xuất. Điều này một mặt do hạn chế về nhận thức và năng lực, tập quán sản xuất cũ, một phần là do thiếu lao động và vốn, mặt khác do sức ép của thị trường không ổn định. Nếu tuân theo đúng quy trình thì sẽ tốn rất nhiều công lao động trong khi lực lượng lao động đang rất mỏng, hơn nữa chi phí sẽ tăng cao người dân địa phương ái ngại.
Chính vì vậy, vấn đề làm thế nào để việc sản xuất nông nghiệp của địa phương đạt hiệu quả cao hơn đang được các cấp Đảng bộ và chính quyền xã quan tâm và đầu tý nhằm đảm bảo bảo các mục tiêu kinh tế của xã, nâng cao đời sống nhân dân, vừa đảm bảo giải quyết việc làm tại chỗ, tránh tình trạng người dân rời bỏ quê hương đi kiếm việc làm ở nơi xa. Nghiên cứu về mặt hiệu quả xã hội của q trình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.9: Bảng phân cấp hiệu quả xã hội của các LUT Hiệu quả của LUT Số công lao Hiệu quả của LUT Số công lao
động/ha
Giá trị ngày công lao động Hiệu suất đồng vốn( lần ) Cao *** >400 >140 >1,9 Trung bình ** 200- 400 80- 140 1,6 – 1,9 Thấp * <200 <80 <1,6
Tổng hợp lại theo bảng phân cấp hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất theo bảng trên ta có:
Bảng 4.10. Tổng hợp hiệu quả xã hội của các LUT
TT Kiểu sử dụng đất Đảm bảo lương thực Thu hút lao động Giảm tỷ lệ đói nghèo Đáp ứng nhu cầu nơng hộ Sản phẩm hàng hóa
1 Lúa mùa – lúa
xuân *** ** ** ** **
2 Lúa mùa – lúa
xuân – ngô *** *** ** ** ***
3 Lúa mùa - ngô ** ** ** ** **
4 Lúa mùa – thuốc
lá ** *** *** *** ***
5 Thuốc lá - ngô ** *** *** ** ***
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)
Cao: *** Trung bình: ** Thấp: * Qua bảng trên ta thấy:
Các hoạt động trồng trọt trên đất đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên việc đầu tý công lao động trong các kiểu sử dụng này khơng thường xun, mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào mốt số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời
gian nhàn rỗi. Lúa, ngô sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trên địa bàn xã mà còn là nguồn cung cấp cho các xã lân cận.
+ Đối với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa: Đảm bảo lương thực ở mức cao, đáp ứng nhu cầu nơng hộ ở mức trung bình. Lượng cơng lao động sử dụng cho loại hình này ở mức trung bình (278,5 cơng/ha), đem lại giá trị ngày cơng lao động ở mức trung bình (99,18 nghìn đồng). Kiểu sử dụng này chưa tận dụng triệt để khả năng quay vòng của đất, khoảng thời gian từ cuối tháng 9 – tháng 12 âm lịch (sau thu hoạch lúa mùa) đất bị bỏ không, một phần do nước tưới ở những khu vực này không chủ động, vì vậy các nơng hộ không thể xen canh thêm 1 vụ màu vào khoảng thời gian này.
+ Đối với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô: Đây là kiểu sử dụng công lao động cao (407,5 công/ha). Đem lại giá trị ngày công lao động ở mức trung bình (105,59 nghìn đồng). Kiểu sử dụng đất này đảm bảo lương thực ở mức cao, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn.
+ Kiểu sử dụng đất Lúa – Ngô: khả năng đảm bảo lương thực ở mức trung bình, có số cơng lao động/ha là thấp nhất (269 công/ha). Kiểu sử dụng này cho giá trị ngày cơng lao động khơng cao. Bên cạnh đó cịn khơng giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân, dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
+ Kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Thuốc lá: đảm bảo lương thực ở mức trung bình, kiểu sử dụng đất này cần nhiều cơng lao động nhất (410 công/ha), giá trị ngày cơng lao động cao đạt 159,95 nghìn đồng. Vì vây, đây là kiểu sử dụng đất cần được quan tâm nghiên cứu vì nó đã thu hút được lực lượng lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và sản phẩm cho xã hội.
+ Đối với kiểu sử dụng Thuốc lá - Ngô: Kiểu sử dụng đất này đảm bảo lương thực ở mức trung bình, khả năng thu hút lao động cao (399 cơng/ha),
Giá trị ngày cơng của loại hình này này đạt 141,32 nghìn đồng, đáp ứng nhu cầu của nông hộ, sản phẩm hàng hóa ở mức cao.
4.3.3. Hiệu quả mơi trường
Bền vững về môi trường cũng là môt trong yêu cầu quan trọng của sử dụng đất bền vững Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả về mặt mơi trường địi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thối hóa đất và bảo vệ môi trường đất, không gây hại cho sức khỏe con người.
Để đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Trường Hà em dựa vào đánh giá các chỉ tiêu ở phụ lục – 3.4.2.2
Hiệu quả môi trường và mức độ ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.11: Đánh giá hiệu quả mơi trường của các loại hình sử dụng đất xã Trường Hà STT Kiểu sử dụng đất Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV Đánh giá
1 Lúa mùa – lúa
xuân ** ** ** **
2 Lúa mùa – lúa
xuân - ngô *** ** ** ***
3 Lúa mùa – ngô ** ** ** **
4 Lúa mùa – thuốc
lá ** ** ** **
5 Thuốc lá - ngô ** ** ** **
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)
Cao:*** Trung bình: ** Thấp: * Qua bảng trên ta được kết quả như sau:
Kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả cao về môi trường là Lúa xuân - lúa mùa -ngô: đất được sử dụng liên tục trong năm, cây trồng được bố trí phù hợp với
từng mùa vụ tạo ra sự đa dạng về sinh học, tăng hệ số sử dụng dụng đất, tránh được sâu bệnh, Tuy nhiên, cần tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học để cải tạo đất.
Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đều ở mức trung bình. Như chúng ta biết thì thuốc BVTV rất có hại cho mơi trường đất: thuốc BVTV giúp chúng ta diệt được những sinh vật có hại như sâu, bọ,...nhưng bên cạnh đó thuốc BVTV cũng làm suy giảm các vi sinh vật có lợi cho đất như giun, mối...Vì vậy các kiểu sử dụng Lúa mùa – lúa xuân, lúa mùa – thuốc lá chỉ được đánh giá ở mức trung bình.
4.4. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp đạt hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cho xã Trường Hà hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cho xã Trường Hà
4.4.1. Lựa chọn LUT đạt hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường
4.4.1.1. Nguyên tắc lựa chọn
Để lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp và đề xuất hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao về cả 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường cần dựa vào các căn cứ sau:
- Điều kiện sinh thái: phải xem xét điều kiện sinh thái của cây trồng có phù hợp với điều kiện sinh thái của lãnh thổ hay không và ở mức độ thích nghi nào.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Quan tâm đến giá cả, thị trường tiêu thụ, mức độ quan trọng của sản phẩm và phải giải quyết được việc làm cho người dân, thu hút nguồn lao động.
- Chất lượng môi trường: Để phát triển bền vững bất cứ loại hình sử dụng đất đai nào khi đưa vào sử dụng thì cần phải dự báo về tác hại đến mơi trường của loại hình sử dụng đất đai đó mang lại ở hiện tại và trong tương lai.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các loại hình sử dụng đất triển vọng:
- Đảm bảo đời sống của nhân dân.
- Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu. - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.
- Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.
- Tác động tốt đến môi trường.
Dựa vào các tiêu chuẩn trên, kết hợp với kết quả điều tra thực tế sản xuất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các LUT và phân tích hiện trạng kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương, em đã lựa chọn các LUT căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:
1. Phù hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp của xã. 2. Phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác. 3. Đảm bảo đời sống nông hộ.
4. Đảm bảo an ninh lương thực.
5. Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. 6. Phù hợp với nhu cầu của thị trường.
7. Cải tạo, bảo vệ đất, bảo vệ mơi trường.
4.1.1.3. Lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường
Từ kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – mơi trường có quả có 3 loại hình sử dụng đất đai được lựa chọn là thích hợp và có triển vọng có thể phát triển trong tương lai cho xã là:
Loại hình sử dụng này được chọn vì mục tiêu an ninh lương thực và phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác của địa phương.
* LUT 2: LM: có 2 kiểu sử dụng được chọn (Lúa xuân - Lúa mùa - Ngơ) và (Lúa mùa – Thuốc lá)
Nhìn chung đây là LUT khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, phù hợp với trình độ lao động, tận dụng được nguồn lao động nông nghiệp dồi dào.
* LUT 3: Chuyên màu (Thuốc lá - Ngơ)
Là loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã.
4.4.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đất đai, khí hậu thời tiết, chế độ nước, trình độ sản xuất, thâm canh của người sản xuất,… Do vây, việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, mùa vụ sẽ làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy được tiềm năng sản xuất của đất đai và của người nơng dân. Mặt khác, việc bố trí cơ cấu cây trồng phải tuân thủ các quy luật khách quan như điều kiện khí hậu, chế độ nước, chứ không thể sử dụng một cách chủ quan. Để khai thác đất đai một cách có hiệu quả, căn cứ vào điều kiện khí hậu, trình độ sản xuất của người