a. Quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giả
3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề nghiên cứu
về vấn đề nghiên cứu
- Đối với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải:
Thiết nghĩ trong thời gian tới các cấp có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể để thống nhất trong nhận thức và áp dụng khi kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.
- Đối với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh:
Để các chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức thu thập có giá trị chứng minh và được Tịa án sử dụng làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự thì các nhà làm luật cần bổ sung trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ đối với các biện pháp thu thập chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện.Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề “chứng cứ không được chấp nhận do đương sự cung cấp đã q thời hạn cung cấp thì thẩm phán có thể tự thu thập theo khoản 2 Điều 97 Bộ luật TTDS 2015 không”. Theo quan điểm cá nhân, Tịa án khơng được thu thập các chứng cứ mà đương sự đã cung cấp quá thời hạn cung cấp chứng cứ nhằm nâng cao trách nhiệm chứng minh của đương sự cũng như đảm bảo sự công bằng, khách quan trong việc thu thập chứng cứ của Tòa án. Để phát huy vai trò của đương sự trong hoạt động tố tụng, đảm bảo quyền được biết thơng tin của đương sự để có thể tổ chức việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như phù hợp pháp luật TTDS của các nước trên thế giới, cần thiết bổ sung vào Bộ luật TTDS 2015 quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ trao đổi chứng cứ, tài liệu của các bên đương sự cho nhau trước khi mở phiên Toà và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đó. Theo đó, khoản 5 Điều 96 Bộ luật TTDS 2015 nên bổ sung theo hướng: “Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tịa án thì họ phải thực hiện ngay việc sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ khơng thể sao gửi được thì phải thơng báo ngay bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
“Trong trường hợp đương sự cố tình khơng cung cấp tài liệu, chứng cứ cho bên kia thì theo u cầu của đương sự, Tịa án buộc bên đương sự đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ phải cung cấp tài liệu, chứng cứ đó trong thời hạn do thẩm phán ấn định, nhưng không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự. Nếu hết thời hạn này, đương sự vẫn không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài liệu, chứng cứ thì bị phạt tiền và thẩm phán sẽ không chấp nhận những tài liệu, chứng cứ không được các bên đương sự trao đổi trong thời hạn đã được thẩm phán ấn định”.
Tịa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề “xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú” được tiến hành khi có u cầu của đương sự hay Tịa án được tự thực hiện khi xét thấy cần thiết cũng như trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp này để các Tòa án thống nhất trong việc thực hiện biện pháp thu thập chứng cứ này.
Về Ủy thác thu thập chứng cứ:
Để có cách áp dụng thống nhất, em cho rằng, Tòa án nhân dân tối cao cần hướng dẫn cách xác định về phạm vi lãnh thổ của Tòa án ủy thác và Tòa án được ủy thác.
Để khắc phục hạn chế quy định tại khoản 5 Điều 105 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cần sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng kênh tiếp nhận kết quả ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án ủy thác. Chỉ khi nào thực hiện mọi biện pháp mà vẫn khơng thể có được kết quả ủy thác thu thập chứng cứ theo yêu cầu thì Tịa án ủy thác mới sử dụng tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ giải quyết vụ án.
Tịa án nhân dân tối cao cần hướng dẫn kết quả thực hiện yêu cầu ủy thác được tính vào kết quả giải quyết vụ việc của Tòa án được ủy thác, Thẩm phán trực tiếp thực hiện; quy định chế tài đối với Tịa án, thẩm phán khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ công việc được ủy thác.