Hàm lượng KLN trong một số loại đất ở khu mỏ Songcheon

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vật liệu mg al LDH zeolite xử lý các kim loại nặng (cd2+ và pb2+) trong môi trường đất​ (Trang 29 - 34)

Đơn vị: ppm Nguyên tố Bãi thải quặng Đất vùng núi Đất trang trại Đất bình thường trên thế giới As Cd Cu Pb Zn Hg 3,584 - 143,813 2,2 - 20 30 -749 125 - 50.803 580 - 7541 0,09 - 1,01 695 - 3,082 1,32 36 - 89 63 - 428 115 - 795 0,19 - 0,55 7 - 626 0,75 13 - 673 23 - 290 63 - 110 0,09 - 4,90 6 0,35 30 35 90 0,06 Nguồn: H.S. Lim và cộng sự, 2004

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.2.2 Tình hình ơ nhiễm kim loại nặng tại Việt Nam

Việt Nam gắn với q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa là tình trạng ơ nhiễm môi trường gia tăng, đặc biệt tại các trung tâm công nghiệp, khu vực khai thác mỏ và thành phố lớn. Hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp một phần tích cực vào ngân sách của tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, tuy nhiên sự phát thải một lượng lớn các KLN từ các khu công nghiệp tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái xung quanh.

Tại TP. HCM, kết quả phân tích hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất vùng trồng lúa khu vực phía Nam thành phố cho thấy hàm lượng Cu, Zn, Pb, Hg, Cr trong đất trồng lúa chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải cơng nghiệp phía Nam thành phố đều tương đương hoặc cao hơn ngưỡng cho phép (TCVN

7209:2002) đối với đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp. Trong đó hàm lượng

Cd vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2,3 lần; Zn vượt quá 1,76 lần (Rita, 2002).

Theo kết quả phân tích môi trường của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ một số khu vực ở thành phố cơng nghiệp Việt Trì đã có hiện tượng ô nhiễm Asen trong đất và trong nước ngầm đặc biệt là tại phường Bạch Hạc là vùng ô nhiễm Asen lớn nhất của Thành phố Việt Trì (Rita, 2002)

Tại Thành phố Đà Nẵng, với 6 khu công nghiệp và 300 doanh nghiệp đang hoạt động, có tốc độ phát triển cơng nghiệp nhanh nhưng đi kèm với nó là dấu hiệu ơ nhiễm môi trường ngày một gia tăng. Khu vực hạ lưu sông Cu Đê nơi nhận nguồn nước thải của khu cơng nghiệp Hịa Khánh và KCN Liên Chiểu có hàm lượng KLN vượt từ 1 - 10 lần tiêu chuẩn cho phép. (Nguyễn Văn Khánh, Phạm Văn Hiệp (2009),“Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng

cadmium (Cd) và chì (Pb) của lồi hến (Corbicula sp) vùng cửa sông ở thành phố Đà Nẵng ) (Khánh, 2009)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Có thể nói rằng vấn đề ơ nhiễm nói chung và ơ nhiễm KLN nói riêng đã và đang thách thức đối với môi trường Việt Nam, các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ơ nhiễm bụi, khơng khí và cả KLN.

Trong thời gian qua, tình trạng khai thác khống sản trái phép đã diễn ra tràn lan ở một số địa phương (như khai thác vàng, than thổ phỉ ở Thái Nguyên, thiếc ở Tĩnh Túc, Cao Bằng …). Các chất thải từ các hoạt động khai thác khống sản có chứa KLN như: Pb, Zn, Cd, As, Ni, Cu … thường được thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, làm cho mơi trường đất bị ơ nhiễm.

Tình trạng ơ nhiễm Pb cũng gia tăng nhanh chóng trong mơi trường, mức độ ô nhiễm Pb nghiêm trọng nhất vẫn là các thành phố lớn, các khu dân cư, khu cơng nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Pb ở Sơng Thị Vải vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) tới 4 - 5 lần. Tại huyện Đông Anh, Hà Nội hàm lượng Pb trong đất và nước tại các khu vực trồng rau đều vượt tiêu chuẩn cho phép Hiện trạng ô nhiễm KLN (Hg, As, Pb, Cd) trong đất và một

số rau trồng trên khu vực huyện Đông Anh, Hà Nội (Thúy và nnk., 2011).

1.2.3. Tình trạng ơ nhiễm kim loại nặng tại Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều khu mỏ hiện có 66 đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản với tổng số mỏ được cấp phép khai thác lên tới 85, trong đó có 10 điểm khai thác than, 14 điểm khai thác quặng sắt, 9 điểm khai thác quặng chì kẽm, 24 điểm khai thác đá vôi, 3 điểm khai thác quặng titan …

Ở mỏ than núi Hồng (xã Yên Lãng), mỏ thiếc (xã Hà Thượng, huyện Đại Từ), mỏ sắt Trại Cau và mỏ chì - kẽm Làng Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy, mỏ than núi Hồng là điểm nóng về ơ nhiễm Asen trong đất, thường hàm lượng từ 202 - 3.690 ppm (1ppm = 1 phần triệu), gấp 17 - 308 lần tiêu chuẩn Việt Nam về hàm lượng Asen trong đất. Trong khi đó, mỏ chì - kẽm Làng Hích có hàm lượng chì và kẽm tương ứng là 13.028 ppm và 9.863 ppm, gấp 186 lần tiêu chuẩn cho phép đối với chì và 49 lần đối với kẽm. Mỏ thiếc xã Hà Thượng bị ô nhiễm asen nghiêm trọng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

có nơi hàm lượng asen trong đất lên đến 15.146 ppm, gấp 1.262 lần quy định (Bá, 2006)

Tại huyện Đại Từ các hoạt động khai thác thủ công tại địa phương đã tạo ra một lượng đáng kể các chất thải quặng đuôi và đá thải. Quặng thiếc (caxiterit) trong các mạch trải rộng trong khu vực cũng chứa một lượng sunfua phong phú, mà chủ yếu là arsenopirrit- nguồn gây ô nhiễm Asen vào hệ sinh thái địa phương. Đá thải tạo axít đã được sử dụng để làm vật liệu đắp đường và nền nhà của người dân địa phương. Các đá này hiện đang rò rỉ kim loại như Asen lên trên bề mặt và vào các nguồn nước ngầm và sẽ tiếp tục là vấn đề môi trường nan giải trừ khi có một biện pháp khắc phục được tiến hành. Kết quả phân tích một số mẫu đá thải cho thấy hàm lượng As trung bình đạt tới 5000 mg/kg, vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng các KLN khác trong mẫu cũng rất cao (Cu - 1260 mg/kg; Pb - 105 mg/kg; Cd - 0,5 mg/kg; Se - 17 mg/kg,...) (Vân, 2012)

Ở khu vực Hà Thượng, đất bị ô nhiễm nặng bởi Asen (As). Hàm lượng As trong một số mẫu đất như HT6, HT7 và HT2 cao hơn quy chuẩn cho phép là 1262, 498 và 467 lần tương ứng. Kết quả nghiên cứu về hàm lượng As thu được tương đương với kết quả trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của Cơng ty khống sản Tiberon. Trong báo cáo đó, hàm lượng As trung bình là 5000 ppm ở Hà Thượng, Đại Từ (Hải, 2011)

Tại Tân Long, Đồng Hỷ, hàm lượng Cd, Pb và Zn trong đất đều cao hơn các điểm khác. Đặc biệt, hàm lượng Pb trong các mẫu TL2, TL5 và TL7 đã vượt quy chuẩn cho phép là 108,5; 45,1 và 51,3 lần, tương ứng. Hàm lượng Zn cũng cao hơn quy chuẩn khoảng 45 lần (Phả, 2013)

Nghiên cứu của các tác giả Đặng Thị An và cộng sự cho thấy, tại mỏ kẽm chì làng Hích, hàm lượng chì và cadimi đạt cao nhất trong khu bãi thải (5,3.103 – 9,2.103 ppm và 5,9 – 9,05 ppm), đất vườn nhà dân khu vực này có hàm lượng thấp nhất. Khu vực bãi thải cũ có hàm lượng cao nhất ở trong bãi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thải (1,1.103 – 13.103 ppm và 11,34 – 61,04ppm) sau đó là các ruộng lúa (1271 – 3953 ppm và 2,30 – 42,90 ppm). Ngay cả nhà dân gần khu vực cũng có hàm lượng chì và cadimi cao hơn tiêu chuẩn.

Tại mỏ chì - kẽm Làng Hích là điểm nóng về ơ nhiễm chì, hàm lượng chì trong đất là 13028 ppm gấp 186 lần tiêu chuẩn cho phép.

Theo nghiên cứu của tiến sỹ Trần Thị Phả trong quá trình khảo sát tại khu vực nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu đất và tập chung phân tích hàm lượng tổng số của 4 nguyên tố: As, Fe, Pb, Cd. Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vật liệu mg al LDH zeolite xử lý các kim loại nặng (cd2+ và pb2+) trong môi trường đất​ (Trang 29 - 34)