Những vấn đề cần quan tâm đối với việc quy hoạch khu TĐC thủy

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thành tốt công tác di dân tái định cư thủy điện sơn la (Trang 25 - 30)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY HOẠCH TỔNG THỂ DI DÂN, TÁI ĐỊNH

3. Những vấn đề cần quan tâm đối với việc quy hoạch khu TĐC thủy

thủy điện Sơn La:

Trong hai, ba thập kỷ gần đây, nước ta đã xây dựng một số cơng trình thủy điện với quy mơ từ vài chục đến hàng nghìn MW như Thác Mơ, sơng Hinh, Hàm Thuận - Đa Mi, Trị An, Yaly, Hịa Bình v.v...

Lợi ích của các cơng trình thủy điện là rất lớn, nhưng cái giá phải trả cũng không nhỏ, một phần do chưa nhận thức đầy đủ "mặt trái" của cơng trình. Nhiều tác động tiêu cực đã xảy ra, trong đó, di dân tái định cư đã trở thành một "vấn đề bức xúc", thậm chí có cơng trình để lại hậu quả khá nặng

nề vì tính chất phức tạp, nhạy cảm của vấn đề.

Tháng 12 năm 2005 thuỷ điện Sơn La chính thức được khởi cơng. Đây là cơng trình tầm cỡ thế giới khơng chỉ về quy mơ cơng suất nhà máy mà cịn về số lượng dân phải di chuyển khỏi lòng hồ.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện di dân tái định cư, khi xây dựng thủy điện Sơn La cần quan tâm làm tốt những vấn đề sau đây:

3.1. Xây dựng quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội củanhững vùng dự kiến di dân TĐC gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế những vùng dự kiến di dân TĐC gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương và cả nước.

Từ trước đến nay, di dân tái định cư được thực hiện trong phạm vi của dự án xây dựng cơng trình thủy điện. Chính vì vậy, nhiều vấn đề hết sức quan trọng nhưng đã không được quan tâm đúng mức như: Tìm hiểu nguyện vọng của người dân trong việc lựa chọn nơi đến, xác định giá trị tài sản được đền bù, nhu cầu về xây dựng hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường, trạm), đặc biệt là định hướng phát triển sản xuất cho người dân tại vùng mà họ sẽ đến lập nghiệp...

Sự hình thành hồ chứa đã buộc một bộ phận dân cư phải rời bỏ quê hương, làng bản, mồ mả tổ tiên đến nơi mới gần như hoàn toàn xa lạ. Sự phân chia dịng họ, sắc tộc, là điều khó tránh khỏi. Khơng loại trừ khả năng phải thay đổi phương thức sản xuất, tập tục truyền thống, đời sống tâm linh đã được hình thành, phát triển và tồn tại qua nhiều thế hệ. Hoàn toàn đúng khi cho rằng, những người dân ở vùng lòng hồ phải làm lại cuộc đời sau khi di chuyển. Nhân dân ta có câu: "Ba lần chuyển nhà bằng một lần cháy". Rõ ràng, những điều vừa nêu chưa phải là tất cả những gì đang chờ đợi người dân vùng lịng hồ, nhưng cũng cho thấy tính phức tạp của vấn đề. Tuyệt đại bộ phận người dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn La là đồng bào các dân tộc Tây Bắc,

có mức sống cịn tương đối thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Khó khăn đến với họ sẽ càng lớn hơn. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường vùng Tây Bắc, một địa bàn trọng yếu của cả nước về kinh tế, đặc biệt về an ninh quốc phịng thì cần phải đảm bảo mức sống cho người dân ít nhất là bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Đương nhiên không để người dân tự bươn trải. Càng không thể bỏ qua những nghiên cứu về đặc thù, bản sắc truyền thống văn hóa vật chất, phi vật chất của nhân dân các dân tộc địa phương. Việc thiếu kiến thức và tri thức về những tác động kinh tế - sinh thái nhân văn vùng hồ cũng sẽ là trở ngại cho sự phát triển kinh tế vùng tái định cư ven hồ theo phương thức di vén, một giá trị to lớn về kinh tế, sinh thái nếu biết sử dụng hợp lý.

Từ những điều đã trình bày cho thấy, hơn bao giờ hết cần phải có dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dự kiến di dân tái định cư gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập tục, truyền thống dân tộc từ đó vạch ra phương hướng sản xuất trước mắt và lâu dài.

3.2. Gắn di dân TĐC gắn với việc bố trí lại dân cư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế đồng thời góp phần củng cố đảm bảo an ninh tổ quốc.

Tây Bắc là vùng đất rộng, thưa người, địa hình phức tạp, là địa bàn chiến lược trọng yếu. Mỗi điểm dân cư ở vùng Tây Bắc đều là một cứ điểm phòng thủ trong trận tuyến quốc phịng tồn dân. Sẽ là hợp lý nếu việc di dân tái định cư được thực hiện tại chỗ trong từng huyện, từng tỉnh hoặc giữa các tỉnh trong vùng Tây Bắc. Đây chính là sự gắn kết giữa nhiệm vụ kinh tế và quốc phòng trong chiến lược chiến tranh nhân dân của Đảng.

3.3. Tính hợp lý trong việc kết hợp các phương thức di dân.

Cho đến nay, việc di dân nhiều cơng trình thủy điện đều thực hiện theo ba phương thức: di vén, di xen ghép và di tập trung. Thực tế công tác di dân ở

nước ta cho thấy, cả 3 phương thức đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các phương thức di dân, một mặt tránh được những chi phí khơng cần thiết, mặt khác còn tận dụng được những tiềm năng to lớn do hồ thủy điện tạo nên.

Một trong những vấn đề cần được cảnh báo là tác động của các khu tái định cư đến mơi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Bài học của thủy điện Hịa Bình về hình thức di vén cho thấy, nếu không giải quyết tốt định hướng sản xuất lâu dài, có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu là nâng cao mức sống cho người dân thì khơng phải ai khác mà chính họ sẽ là người góp phần làm bồi lắng lịng hồ do đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến xói mịn đất, được mơ tả bằng hình ảnh: cuốc đất lấp hồ. Tất nhiên đây chưa phải là tất cả những hậu quả cần quan tâm.

Một số khu vực dự kiến tái định cư như Sipaphìn ngay trong báo cáo: "Đánh giá tác động mơi trường dự án xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La" giai đoạn tiền khả thi, chúng tôi cũng đã nhấn mạnh đến nguy cơ xâm hại đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Bởi vì, khi những người dân tái định cư đến Sipaphìn gặp khó khăn trong đời sống thì tài nguyên động, thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé sẽ là đối tượng dễ bị xâm hại nhất. Hiện tượng khai thác gỗ, săn bắn động vật hoang dã nếu xảy ra thì lực lượng kiểm lâm ở khu bảo tồn thực sự phải đối mặt với một thách thức to lớn mà khả năng bất khả kháng là điều khó tránh khỏi. Đó là chưa nói việc xây dựng các khu tái định cư sẽ tạo nhiều thuận lợi cho bọn lâm tặc về giao thông, về khoảng cách tiếp cận với các khu bảo tồn thiên nhiên cũng như các khu rừng cịn trữ lượng khá.

Di dân cơng trình thủy điện Sơn La theo phương án tái định cư nội tỉnh, nội huyện, nội vùng Tây Bắc là hợp lý. Điều này sẽ phát huy tối đa tác dụng tích cực về mọi mặt: Đảm bảo an ninh quốc phòng, phân bố lại dân cư, đẩy

mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường v.v..., nếu cuộc sống của người dân tái định cư ổn định dâu dài, ngày càng tốt hơn. Ngược lại, bài học của thủy điện Hịa Bình và ngay cả thủy điện Yaly về định hướng phát triển sản xuất bền vững là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành cơng hay khơng thành cơng của cơng tác này.

Theo phương án bố trí như trên, tỉnh Sơn La là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cơng trình thủy điện Sơn La. Số hộ dân phải di dời lớn nhất, và thiệt hại về đất ngập cũng là lớn nhất. Trong phạm vi nghiên cứu thực tiễn em chỉ xem xét những vấn đề trong công tác di dân trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Chương II.

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DI DÂN THỦY ĐIỆN SƠN LA:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thành tốt công tác di dân tái định cư thủy điện sơn la (Trang 25 - 30)