Dự kiến Quy Hoạch di chuyển dân giai đoạn 2009-2010

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thành tốt công tác di dân tái định cư thủy điện sơn la (Trang 53 - 84)

STT Danh mục Khu Điểm Hộ TĐC

TỔNG CỘNG 3,617

A TĐC TẬP TRUNG NÔNGTHÔN 26 70 3,038

I Vùng Quỳnh Nhai 3 11 660

1 Khu Cà Nàng 1 4 180

2 Khu Chiềng Khay 1 6 410

3 Khu Mường Giàng 1 1 70

II Vùng Mường La 3 11 533

1 Khu Mường Chùm 1 4 180

2 Khu Mường Trai 1 5 277

3 Khu Chiềng Hoa 1 2 76

III Vùng Thuận Châu 3 8 317

1 Khu Chiềng Pha 1 2 70

2 Khu Tông Lệnh 1 1 85

3 Khu Chiềng Ngàm 1 5 162

IV Vùng Mai Sơn 5 10 352

1 Khu Chiềng Chăn 1 2 70

2 Khu Chiềng Chung 1 3 75

3 Khu Chiềng Dong 1 1 50

4 Khu Chiềng Lương 1 3 135

V Vùng Mộc Châu 3 8 309

1 Khu Chiềng Sơn 1 5 181

2 Khu Nà Mường 1 1 45

3 Khu Xuân Nha 1 2 83

VI Vùng Thành Phố Sơn La 2 4 150

1 Khu Chiềng Đen 1 2 90

2 Khu Chiềng An 1 2 60

VII Vùng Sông Mã 2 8 318

1 Khu Chiềng Khoong 1 5 248

2 Khu Chiềng Cang 1 3 70

VIII Vùng Yên Châu 5 10 399

1 Khu Phiêng Khoài 1 2 83

2 Khu Lóng Phiêng 1 2 80

3 Khu Tú Nang 1 2 86

4 Khu Yên Sơn 1 2 83

5 Khu Mường Lựm 1 2 67

B Tái định cư xen ghép 404

I Huyện Quỳnh Nhai 32

II Huyện Mường La 51

III Huyện Thuận Châu 65

IV Huyện Mai Sơn 220

V Huyện Sông Mã 36

C Tái định cư di chuyển tự nguyện 175

I Huyện Quỳnh Nhai 98

II Huyện Mường La 72

III Huyện Thuận Châu 5

Nguồn: BQLDA tái định cư tỉnh Sơn La.

Theo dự kiến sẽ di dân vào 2 đợt: 1 đợt vào tháng 5/2009, và một đợt vào cuối mùa khô năm 2009.

II. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THÀNH NHỮNG MỤC TIÊU DIDÂN ĐÃ ĐẶT RA. DÂN ĐÃ ĐẶT RA.

Những khó khăn tồn tại ở trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan và có liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau. Chúng ta có thể thấy di dân tái định cư là một vấn đề phức tạp, giải pháp dành cho vấn đề này cần phải được thực hiện từ nhiều phía. Trong khn khổ đề án này em chỉ nêu ra một số giải pháp và kiến nghị đứng trên quan điểm của tỉnh Sơn La.

Hiện nay công tác di dân trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đạt trên 70%, việc quy hoạch, di chuyển các hộ dân cũng đã gần hoàn thành. Các giải pháp chỉ

tập trung vào vấn đề di chuyển hơn 3500 hộ dân còn lại, đồng thời ổn định đời sống cho các hộ dân đã, đang và sẽ di chuyển. Khắc phục một số những tồn tại trong thời gian qua.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân, xuất phát từ nhiều phía, nhưng xét ở góc độ tổng quan có thể phân thành 2 nhóm chính:

- Xuất phát từ cơ chế chính sách của nhà nước. Chính sách của nhà nước đưa ra chưa hợp lý sẽ khơng được người dân đồng tình ủng hộ, gây chậm tiến độ di dời và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân bị ảnh hưởng.

- Xuất phát từ trong quá trình tổ chức thực hiện.

Chính vì vậy giải pháp của em đưa ra cũng nhằm vào 2 nguyên nhân trên.

1. Giải pháp về mặt cơ chế, chính sách:

Các văn bản quy định, hướng dẫn việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho người dân khi di chuyển, và các hộ dân sở tại bị ảnh hưởng trong q trình triển khai thực hiện cịn gặp rất nhiều vướng mắc. Các hộ dân nhiều khi không đồng tình với chính quyền về các văn bản đó, dẫn đến thực tế là việc giao đất dự án và tổ chức thực hiện di chuyển chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra. Để đẩy nhanh tiến độ di dân, tái định cư và ổn định đời sống cho người dân thì điều tối cần thiết là cần phải sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho phù hợp với tình hình thực tế.

1.1. Thay đổi một số văn bản nhằm hồn thiện cơ chế, chính sách,đẩy nhanh tốc độ di dân, TĐC. đẩy nhanh tốc độ di dân, TĐC.

Cụ thể như sau:

1.1.1. Bổ sung chính sách đầu tư hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội đối với

việc đầu tư xây dựng khu đô thị Phiêng Lanh, huyện Quỳnh Nhai: Cho phép sử dụng vốn tái định cư thủy điện Sơn La để xây dựng các cơng trình hạ tầng

kĩ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết mà UBND tỉnh phê duyệt(chi tiết tại biểu số 2 phần phụ lục).

1.1.2. Tại Quyết định số 02/2007/QĐ-Ttg ngày 09/01/2007 của Thủ

tướng Chính phủ mới quy định hộ tái định cư là hộ nằm trong vùng dự án thủy điện Sơn La phải di dời đến nơi ở mới. Q trình triển khai cơng tác thu hồi đất để xây dựng các khu, điểm tái định cư đô thị ( Khu vực Phiêng Lanh, Khu tái định cư Phiên Nèn) đa số các hộ dân bị thu hồi toàn bộ đất ở, phải di chuyển toàn bộ nhà cửa và điều chỉnh lại quy hoạch đất sản xuất và đất ở như hộ tái định cư. Khi triển khai bồi thường hỗ trợ theo quy định, người dân bị thu hồi đất khơng đồng tình, và đề nghị được hưởng chính sách như các hộ tái định cư của dự án. Để đảm bảo lợi ích của người dân bị thu hồi đất khi thực hiện dự án Thủy điện Sơn La, đề nghị cần phải sửa đổi bổ sung đối tượng là hộ tái định cư như sau: “ Hộ dân sở tại bị thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư khu vực đô thị, phải di chuyển nhà đến nơi ở mới và sắp xếp lại đất sản xuất”.

1.1.3. Về chính sách bồi thường, hỗ trợ đất sản xuất nông lâm nghiệp.

Do đặc thù của một tỉnh miền núi, đất nơng nghiệp và đất lâm nghiệp có sự đan xen, vì vậy khi tiến hành quy hoạch và chuyển giao đất lâm nghiệp cho các hộ quản lý, có diện tích khi giao cho người dân quản lý sử dụng là đất lâm nghiệp (trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ), trong khi hiện trạng trước khi quy hoạch người dân đang sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm, cây lâu năm), sau khi quy hoạch người dân vẫn tiếp tục sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp trên diện tích đất đã quy hoạch. Khi thực hiện thu hồi đất thực hiện dự án thủy điện Sơn La đã phát sinh ra các trường hợp: Loại đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện trạng việc sử dụng đất không khớp nhau. Theo quy định tại điều 8 quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007, các trường hợp sử dụng đất sai mục đích khi bị nhà nước thu hồi đất sẽ không được bồi thường hỗ trợ về đất. Hội đồng bồi thường các cấp đã

tổ chức tuyên truyền chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án đến với người dân, song người dân không đồng thuận, không thực hiện việc giao đất. Việc sử dụng đất sai mục đích của các hộ dân lại đảm bảo cuộc sống cho họ, do đó khi bị thu hồi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các hộ dân. Để sớm ổn định đời sống của các hộ dân bị thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất của dự án đề nghị bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất đối với các trường hợp trên như sau:

- Loại đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất. Khi bị thu hồi đất người dân sử dụng khơng đúng mục đích được giao trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo loại đất thực tế các hộ dân đang canh tác.

- Hộ được giao đất trồng rừng phòng hộ, khi nhà nước thu hồi đất đang sử dụng trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng rừng sản xuất thì khơng được bồi thường về đất nhưng được hỗ trợ về đất theo mục đích sử dụng đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mức bồi thường do UBND cấp tỉnh quy định.

1.2. Điều chỉnh lại một số chính sách nhằm ổn định tốt hơn đời sốngnhân dân. nhân dân.

Cụ thể việc điều chỉnh như sau:

1.2.1. Về chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng trình cơng

cộng điểm tái định cư xen ghép: Hiện nay tỉnh Sơn La khuyến khích triển khai hình thức tái định cư xen ghép. Việc bố trí tái định cư xen ghép đảm bảo tiến độ di chuyển dân nhanh, chi phí đầu tư tiết kiệm hơn so với xây dựng mới khu tái định cư tập trung.

Chính sách hỗ trợ đối với các xã tiếp nhận hộ đến tái định cư theo quy định tại Quyết định số 02/2007/QĐ-TTG ngày 09/01/2007 của Thủ tướng

Chính phủ 25 triệu đồng/ người tái định cư hợp pháp; trong điều kiện giá cả thị trường có nhiều biến động, cơ sở hạ tầng tại các điểm bố trí tái định cư xen ghép chưa được đầu tư đồng bộ, số hộ bố trí tái định xen ghép thường nhỏ vì vậy mức hỗ trợ hiện hành sẽ khơng đảm bảo kinh phí cho các xã bản đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng phúc lợi công cộng do gia tăng dân số và khơng khuyến khích các xã, bản nhường đất ở, đất sản xuất để đón tái định cư xen ghép.

Để đảm bảo phù hợp với thực tế chi phí đầu tư do yếu tố trượt giá, đề nghị điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí từ 25 triệu đồng/người tái định cư hợp pháp lên 40 triệu đồng/người tái định cư hợp pháp.

1.2.2. Về chính sách hỗ trợ đời sống:

- Đối với hộ không phải di chuyển nhưng bị thu hồi đất sản xuất: Tại

Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg mới quy định chính sách hỗ trợ lương thực đối với hộ bị thu hồi đất sản xuất và được giao đất mới, chưa quy định chính sách hỗ trợ lương thực đối với hộ bị thu hồi đất sản xuất và không được giao đất sản xuất mới. Khi thu hồi đất người dân bị thu hồi đất nhưng khơng được giao đất mới khơng đồng tình, khơng thực hiện giao đất cho dự án và đề nghị được hưởng chính sách hỗ trợ như hộ bị mất đất sản xuất và được giao đất sản xuất mới. Đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi chính sách hỗ trợ quy định như sau: "Hộ sở tại, hộ không phải di chuyển nhưng bị thu hồi đất sản xuất, mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ được hỗ trợ lương thực bằng tiền, UBND tỉnh căn cứ diện tích đất bị thu hồi để quy định mức và thời gian hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối đa không quá 20 kg/người/ tháng với thời gian không quá 2 năm (đối với hộ bị thu hồi 100% đất sản xuất)".

- Về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ cơng chức, lực lượng vũ trang và lao động hưởng lương hưu hiện sinh sống cùng gia đình: Quyết định số

02/2007/QĐ-TTg hiện quy định mức hỗ trợ đối với cán bộ hưởng lương 500.000 đồng/ người. Trong thực tế điều kiện giá cả thị trường có nhiều biến động, mức hỗ trợ là quá thấp. Đề nghị điều chỉnh mức hỗ trợ từ 500.000 đồng/ người lên 2.000.000 đồng/người.

- Về chính sách hỗ trợ đối với nhân khẩu sống cùng hộ cán bộ công chức: Triển khai công tác di chuyển dân dự án thuỷ điện Sơn La, đặc biệt là di dân tại khu huyện lỵ Quỳnh Nhai, đã phát sinh hộ tái định cư cả vợ, chồng đều làm cán bộ công chức nhà nước (gọi tắt là hộ cơng chức), có nhân khẩu cùng chung sống trong gia đình như ơng, bà, bố, mẹ, các con của hộ công chức là những người khơng tham gia sản xuất nơng, lâm nghiệp, khơng có thu nhập ổn định hoặc khơng có thu nhập.

Tại Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg chưa quy định chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng nêu trên, do đó khi di chuyển đến điểm tái định cư với mức lương hiện tại cuộc sống của các hộ gia đình cơng chức gặp rất nhiều khó khăn.

Để tạo điều kiện cho các hộ công chức sớm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới và yên tâm công tác, đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ đối với nhân khẩu sinh sống cùng hộ công chức như sau: “ Nhân khẩu sinh sống cùng hộ cán bộ công chức, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, nơi phải di chuyển, được hỗ trợ 01 lần 1.000.000 đồng/ người. Mức hỗ trợ theo số nhân khẩu thực tế được ghi trên hộ khẩu tại thời điểm di chuyển nhưng tối đa không quá 4 nhân khẩu/ hộ”.

1.2.3. Chính sách hỗ trợ sản xuất:

a) Đối với hộ tái định cư:

- Theo quy định tại Quyết định số 141/2007/QĐ-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ mức hỗ trợ đối với hộ có 1 người từ 7 triệu đồng,

hộ có nhiều người từ người thứ 2 trở lên mỗi người tăng thêm được hỗ trợ từ 3 triệu đồng. Trong thực tế khi di chuyển đến điểm tái định cư, người dân phải tổ chức lại sản xuất theo hướng thâm canh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng mới đảm bảo ổn định đời sống. Mặt khác do điều kiện đất đai nơi tiếp nhận dân tái định cư chủ yếu là đất kiềm, việc triển khai các dự án phát triển sản xuất đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn, trong điều kiện giá cả có sự biến động lớn, mức hỗ trợ nêu trên khơng đảm bảo kinh phí cho các hộ dân triển khai phương án sản xuất theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & phát triển nơng thơn, rất khó cho địa phương trong việc chỉ đạo sản xuất và khơng khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

- Để đảm bảo phù hợp với thực tế phát sinh và khuyến khích các hộ dân trong chuyển đổi phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại điểm tái định cư đề nghị điều chỉnh mức hỗ trợ sản xuất đối với hộ có 1 người từ 7 triệu đồng lên 10 triệu đồng, hộ có nhiều khẩu từ khẩu thứ 2 trở lên mỗi người tăng thêm được hỗ trợ từ 3 triệu đồng lên 5 triệu đồng.

b) Đối với hộ không phải di chuyển nhưng bị thu hồi đất sản xuất. Tại khoản 2 điều 26 Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 quy định hỗ trợ sản xuất đối với hộ không phải di chuyển, hộ sở tại bị thu hồi đất sản xuất được hỗ trợ 1000 đồng/m2 đất thu hồi.

Thực tế khi thu hồi đất sản xuất các hộ dân sở tại phải thực hiện sắp xếp lại quy hoạch đất sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất theo phương thức sản xuất mới để đảm bảo thu nhập phục vụ sản xuất. Có những hộ bị thu hồi đất sản xuất song do quỹ đất sản xuất tại từng vùng, từng điểm có hạn khơng được giao thêm đất sản xuất vì vậy mức hỗ trợ phát triển sản xuất 10 triệu đồng/ ha trong điều kiện giá cả thị trường có nhiều biến

động, kinh phí hỗ trợ khơng đảm bảo cho các khoản đầu tư của hộ dân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và sắp xếp lại quỹ đất sản xuất.

Đề nghị điều chỉnh mức hỗ trợ sản xuất đối với hộ không phải di chuyển nhưng bị thu hồi đất, hộ sở tại bị thu hồi đất sản xuất từ 1000 đồng/m2

lên 2000m2 đất thu hồi.

c) Đối với hộ sở tại bị ảnh hưởng:

Tại mục 3, điều 24 quyết định 459/QĐ-TTg ngày 12/5/2004: Căn cứ diện tích đất sản xuất bị thu hồi của hộ sở tại để giao cho hộ tái định cư, UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ sản xuất cho hộ sở tại, mức hỗ trợ tối đa bằng 70% mức hỗ trợ tái định cư.

Khi chuyển sang thực hiện quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 9/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ thì hộ sở tại bị ảnh hưởng khơng được hỗ trợ sản xuất vậy đối với các hộ bị ảnh hưởng đã nhường đất cho các hộ tái

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thành tốt công tác di dân tái định cư thủy điện sơn la (Trang 53 - 84)