NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC D

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thành tốt công tác di dân tái định cư thủy điện sơn la (Trang 46 - 51)

DÂN THỦY ĐIỆN SƠN LA.

1. Một số hạn chế và tồn tại trong thời gian qua:

Quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn cịn một số tồn tại chưa được khắc phục :

- Cơ chế quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện dự án sau một thời gian áp dụng phát sinh những điểm cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở và yêu cầu nhiệm vụ mới đã được UBND tỉnh kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương nhưng đến nay vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời. Việc phối hợp giải quyết công việc giai đoạn đầu giữa một số cơ quan cấp tỉnh và Ban quản lý dự án tỉnh với các chủ đầu tư ở một số khâu quản lý, điều hành chưa hợp lý, nhất là chế độ thông tin báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

- Công tác tuyên truyền vận động đã được tập trung chỉ đạo nhưng đến hết năm 2008 vẫn còn 632 hộ chưa lựa chọn điểm đến để ký cam kết di chuyển theo qui định.

- Tiến độ lập qui hoạch chi tiết của các chủ đẩu tư cịn chậm so với u cầu của Chính phủ, tỉnh. Trong q trình thực hiện các chủ đầu tư chưa thường xuyên giám sát tiến độ để đôn đốc các đơn vị tư vấn, chưa hoàn thiện được hồ sơ qui hoạch chi tiết sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng qui định. Công tác quản lý qui hoạch cịn yếu, chưa thực hiện đúng qui trình trong cơng tác cơng khai, công bố qui hoạch.

- Công tác thống kê, áp giá, thẩm định và phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ chưa được các huyện triển khai kịp thời và dứt điểm tại đầu đi và điểm

đến, nên rất khó khăn cho cơng tác tổng hợp và quản lý tổng mức đầu tư; việc phối hợp các cấp chính quyền nơi có dân di chuyển và nơi đón nhận dân trong cơng tác lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ có lúc chưa được chặt chẽ và đồng bộ, dẫn đến tiến độ phê duyệt và thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ chậm, việc hồn thiện được hồ sơ quyết tốn chưa kịp thời.

- Với lượng đơn vị tư vấn đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh ít, trong khi các đơn vị đo đạc của Trung ương do điều kiện xa không tham gia đo đạc nên công tác đo đạc lập bản đồ địa chính phục vụ cho thu hồi đất tại các khu, điểm tái định cư chậm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi đất để giao đất cho các hộ tái định cư tại nơi ở mới cũng như việc tính tốn, xác định giá trị chênh lệch tiền đất cho các hộ tái định cư.

- Tiến độ thi công xây dựng các dự án thành phần chậm và hầu hết đều trong tình trạng đang thi cơng dở dang. Đến hết năm 2008 đã có 269 cơng trình được thi cơng hồn thành, nhưng mới có 9 dự án thuộc điểm TĐC Nà Nhụng, xã Mường Chùm, huyện Mường La đã quyết tốn xong; cịn lại 260 dự án các chủ đầu tư chưa hoàn thiện được thủ tục theo qui định để bàn giao đưa vào quản lý sau đầu tư và thực hiện thanh quyết toán vốn đầu tư theo qui định. Đặc biệt, ngoài điểm tái định cư Nà Nhụng, Mường Chùm, huyện Mường La, các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mai Sơn và Thành phố Sơn La chưa tổ chức triển khai thực hiện quyết tốn thí điểm các điểm tái định cư đã đăng ký trong năm 2008 để làm cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm về cơng tác quyết tốn, khu, điểm tái định cư.

Những tồn tại trên đã đem lại rất nhiều các hệ quả xấu, không chỉ làm chậm tiến độ thực hiện công tác di dân tái định cư, mà rất nhiều hộ dân sau khi được di chuyển đến nơi ở mới cũng khơng có điều kiện để ổn định cuộc sống.

Hiện nay, hơn 30 hộ dân ở xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai mặc dù đã được chính quyền vận động di dời nhiều lần những vẫn khơng kí cam kết di chuyển đến nơi tái định cư. Nguyên nhân theo phản ảnh của người dân thì có nhiều, nhưng có thể gói gọn lại là do quy hoạch chưa hợp lý. Điểm tái định cư mới nơi dự kiến sẽ di chuyển hơn 30 hộ dân đến ở, theo các hộ dân phản ánh : cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, giao thơng đi lại khó khăn. Thêm vào đó đất sản xuất lại được dự kiến quy hoạch rất xa nơi ở, điều kiện canh tác không phù hợp với tập quán của người dân.

Tại bản Phiêng Nhựt II, xã Mường Giôn (tên điểm, khu tái định cư) người dân đã chuyển đến ở từ trong năm 2006 nhưng sang đến cuối năm 2007 vẫn chưa có phương án cụ thể về chỗ chăn thả trâu, bò và phương án về đất sản xuất cho người dân.

Một ví dụ khác là tại điểm tái định cư Co Có, thuộc xã Mường Trai, huyện Mường La, theo phản ánh của người dân thì chỉ sau hơn 1 năm đi vào sử dụng, một số ngôi nhà được dựng lên thuộc dự án tái định cư đã bắt đầu nghiêng, lún và xuất hiện những vết nứt. Bên cạnh đó, các con đường dẫn vào khu tái định cư cũng đang bị sạt lở, vùi lấp nghiêm trọng. Vào những ngày trời mưa, hầu như xe cộ không thể đi vào trong bản, việc đi lại trong bản, và đi ra ngồi bản cũng rất khó khăn.

Khu tái định cư Tân Lập, thuộc huyện Mộc Châu là khu tái định cư kiểu mẫu của tỉnh Sơn La. Song những năm trước, nơi đây lại nổi lên như một điểm nóng về tái định cư. Bởi, sau khi người dân đến ở thì nhà ở xuống cấp nghiêm trọng, kiến trúc không phù hợp với phong tục tập quán ở và canh tác của đồng bào vùng cao. Cơ sở hạ tầng, điện- đường- trường- trạm thiếu và xuống cấp.

2. Nguyên nhân:

2.1. Nguyên nhân khách quan.

- Cơ chế, chính sách của Chính phủ về cơng tác di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La, còn một số điểm chưa phù hợp với thực tế địa phương, một số lĩnh vực chậm được bổ sung, sửa đổi nên rất khó khăn cho q trình tổ chức thực hiện. Ví dụ : Nghị định 84 của bộ Tài Nguyên- Môi Trường về việc thu hồi đất quy định : Phải đo đất chính quy tức là phải đo bằng máy. Nhưng người dân lại khơng nhất trí, vì trước đây, bà con nhận đất theo cách kẻ chỉ, căng dây nên khi đo bằng máy chắc chắn có nhiều sự chênh lệch. Trước khi có Nghị định 84, tỉnh Sơn La đã di chuyển được hơn 5200 hộ dân đến nơi ở mới. Nhưng khi Nghị định 84 có hiệu lực, tỉnh lại phải làm lại toàn bộ hồ sơ của các hộ này theo quy định của Nghị đinh 84.

- Dự án được triển khai trên qui mô lớn, phạm vi rộng với khối lượng cơng việc nhiều, trong khi đó thời gian thực hiện Dự án và tổ chức di chuyển dân với yêu cầu về tiến độ đòi hỏi phải khẩn trương, gấp rút và được thực hiện ở một tỉnh miền núi, khó khăn có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, mặt bằng trình độ dân trí khơng đồng đều… Đối tượng bị điều chỉnh bởi Dự án là các hộ dân có số lượng lớn với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, phong tục, tập quán khác nhau.

- Giá cả vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu và chính sách tiền lương có nhiều biến động, trượt giá lớn cùng với những khó khăn về nguồn vốn trong năm 2008 đã trực tiếp ảnh hưởng đến đơn giá, tiến độ xây dựng cơng trình và thanh quyết tốn vốn đầu tư.

- Thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại, mưa lớn kéo dài trong năm đã trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

- Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành đôi khi chưa được cương quyết, cùng với một bộ phận dân cư cịn có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại, chưa nhất quán trong việc lựa chọn điểm đến và ký cam kết di chuyển theo quy định.

- Bộ máy tổ chức và cán bộ trực tiếp thực hiện dự án tại cơ sở tuy đã được kiện tồn, nhưng vẫn cịn yếu và thiếu những cán bộ chuyên ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và quản lý tài chính.

- Các chủ đầu tư chưa thực sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao như: Hoàn thiện hồ sơ pháp lý với các khu qui hoạch chi tiết đã được phê duyệt; thực hiện qui trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp tại một số khu qui hoạch chi tiết và đặc biệt là cơng tác quyết tốn vốn đầu tư các cơng trình đã hồn thành, quyết tốn thí điểm các điểm tái định cư đã lựa chọn ...

- Công tác lựa chọn nhà thầu của các chủ đầu tư đôi khi chưa được chặt chẽ trong khâu kiểm tra, kiểm soát năng lực thực tế của các đơn vị, nên không trách khỏi một số đơn vị sau khi được lựa chọn, năng lực thực hiện không đáp ứng được tiến độ theo cam kết.

Chương III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THÀNH TỐT CƠNG TÁC DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ

THỦY ĐIỆN SƠN LA

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thành tốt công tác di dân tái định cư thủy điện sơn la (Trang 46 - 51)