Đối với NHNo&PTNT huyện Đông Hòa

Một phần của tài liệu Bao cao thuc tap tot nghiep (Trang 43 - 45)

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, Chính quyền, hội nông dân, hội phụ nữ ở địa phương để nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án của khách hàng. Bám sát chương trình phát triển kinh tế của huyện để có kế hoạch tiếp thị các dự án có nhu cầu vốn, khả thi để tăng trưởng dư nợ.

Tổ chức xét phân loại khách hàng nhằm xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Cần có bộ phận riêng xác định nhu cầu và dự báo tình hình phát triển nền kinh tế trên mọi lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Thống nhất nhận

thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn. Khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm an sinh tín dụng nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong công tác cho vay cũng như thu nợ.

Quan tâm đúng mức đến đa dạng hoá, hiện đại hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro. Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng. Không tập trung cho vay một loại khách hàng, một ngành hàng mà cần mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng cho vay tiêu dùng; đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay phát triển kinh tế tư nhân; cho vay nông nghiệp, nông thôn…

Ngân hàng nên tổ chức, củng cố lại bộ phận phòng Tín dụng theo hướng dần dần chuyên môn hoá bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận quản lý khoản tiền vay, nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong khi phải phát triển tín dụng. Tích cực thu hồi nợ tồn đọng làm giảm bớt áp lực tăng thu, bù chi. Tăng thu dịch vụ, nâng cao trình độ, năng lực nhận thức của cán bộ về nghiệp vụ, công nghệ và kỹ năng chăm sóc khách hàng. Phối hợp với Ngân hàng cấp trên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBTD. Bố trí thời gian hợp lý để CBTD xuống địa bàn tìm hiểu về khách hàng, đối với từng địa bàn cần có chỉ tiêu kế hoạch phù hợp. Ngoài ra, Ngân hàng cần khích lệ tinh thần CBNV có thành tích tốt trong công tác.

Công tác xử lý nợ cần có biện pháp đồng bộ và hữu hiệu:

 Những nơi có dư nợ cao cần cử nhân viên tới tận nơi để thu nợ nhằm giảm tải công việc cho CBTD khi cùng lúc khách hàng đến quá đông, giúp Ngân hàng chủ động hơn trong thu nợ, giảm chi phí phát sinh cho người đi vay.

 Rà soát và kiểm tra lại dư nợ đối với khách hàng trên cơ sở đó tăng thị phần cho vay đối với khách hàng sản xuất kinh doanh giỏi, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm đối với Ngân hàng, giảm dư nợ cho vay đối với khách hàng không đủ điều kiện vay vốn. Đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế trên cơ sở cho vay có tài sản bảo đảm, tiếp tục tiếp thị khách hàng mới, tiếp cận các dự án mới.

 Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở ưu tiên khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ và chọn lọc năng lực tài chính của khách hàng nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn.  Tổ chức công tác thu nợ nhất là đối với các khoản nợ đã đưa vào xử lý rủi ro nợ

quá hạn. Duy trì và phát huy hiệu quả của tổ xử lý nợ, tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng, kiên quyết không để tình trạng nợ kéo dài.  Liên hệ phòng kế toán tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát danh mục dư nợ

và tình hình thu nợ.

Mặt khác, vì trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế, Ngân hàng cần nghiên cứu quy trình cho vay thật sự đơn giản, chặt chẽ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay, đảm bảo cho vay có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác thông tin đại chúng, tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng, dễ biết, dễ hiểu mang tính thị hiếu cao đối với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tổ chức chăm sóc khách hàng nhằm giữ và phát triển khách hàng, thực hiện tốt công nghệ mới để phát triển đa dạng các loại dịch vụ.

Một phần của tài liệu Bao cao thuc tap tot nghiep (Trang 43 - 45)