Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Bao cao thuc tap tot nghiep (Trang 25 - 29)

Thực tế cuộc khủng hoảng của ngành tài chính thế giới thời gian qua một lần nữa cho thấy, hoạt động tín dụng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra hậu quả khôn lường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. Chính vì vậy, các Ngân hàng có sự kiểm soát chặt trong hoạt động cho vay dù phải hy sinh lợi nhuận. Tăng dư nợ là một vấn đề nhưng đáng quan tâm hơn là biết được dòng vốn đó chảy vào đâu. Bởi nếu các dòng vốn đó đi đúng mục tiêu như các chính sách của Chính phủ đề ra thì không gây ra nguy cơ nhưng nếu không kiểm soát tốt để nguồn vốn đó đi vào các kênh đầu cơ như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản thì rủi ro xảy ra là điều khó tránh.

Với nguyên tắc “Có tăng trưởng thêm nguồn vốn ổn định mới tăng trưởng thêm dư nợ” những năm qua tổng nguồn vốn kinh doanh tăng mạnh là cơ sở cho tăng trưởng dư nợ.

Hình 2.4: Xu hướng tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2005 – 2010 và kế hoạch năm 2015

(Nguồn: phòng Tín dụng)

Tình hình dư nợ tăng mạnh qua các năm cho thấy công tác đầu tư tín dụng của Ngân hàng đã đạt nhiều kết quả tích cực. Dư nợ tăng khẳng định một điều rằng quy mô hoạt động của Ngân hàng được mở rộng, số lượng khách hàng tăng, cung cấp nguồn vốn cần thiết cho nền kinh tế, thu lãi được nhiều. Tuy nhiên, dư nợ càng lớn thì luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Vì thế, Ngân hàng phần nào hạn chế chỉ tiêu dư nợ để cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro sao cho hợp lý. Theo kế hoạch năm 2015 Ngân hàng dự kiến dư nợ cho vay sẽ đạt mức 280,000 triệu đồng.

2.2.3.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng

Dư nợ là số tiền tính tới thời điểm hiện tại ngân hàng đang cho vay và chưa thu hồi. Bao gồm các khoản cho vay chưa đến thời điểm thanh toán, các khoản nợ quá hạn, nợ quá hạn được gia hạn nợ. Dư nợ cho vay có ý nghĩa quan trọng trong công tác đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và quy mô hoạt động của Ngân hàng.

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng

Đơn vị: Triệu đồng, %

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 95,552 67.87% 97,761 66.34% 2,209 2.31% Trung hạn 45,239 32.13% 49,602 33.66% 4,363 9.64%

Tổng dư nợ: 140,791 100% 147,363 100% 6,572 4.67%

(Nguồn: phòng Tín dụng)

Cùng với sự gia tăng doanh số cho vay thì dư nợ cho vay cũng biến động theo. Tổng dư nợ cho vay năm 2010 đạt mức 147,363 triệu đồng; tăng 6572 triệu đồng với tốc độ tăng 4.67% so với năm 2009. Nhìn chung, tốc độ tăng dư nợ nhanh hơn tốc độ tăng doanh số cho vay nhưng mức tăng nhỏ. Ngân hàng luôn cân nhắc kỹ đối với các khoản vay, chú trong bản chất hơn là hình thức nhằm tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, giảm nguy cơ rủi ro luôn tiền ẩn.

 Dư nợ cho vay ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng 66.34% trong tổng dư nợ, năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt mức 97,761 triệu đồng tăng 2,209 triệu đồng so với năm 2009. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng là vì công tác cho vay ngắn hạn của nhiều thành phần kinh tế trước xu thế phát triển kinh tế tăng, Ngân hàng có chủ trương mở rộng cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình với mục đích cho vay kinh doanh, làm kinh tế phụ gia đình hoặc cho vay tiêu dùng.  Dư nợ cho vay trung hạn: Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với dư nợ ngắn hạn. Năm

2009 mức dư nợ trung hạn đạt mức 45,239 triệu đồng đến năm 2010 con số này tăng lên mức 49,602 triệu đồng với tốc độ tăng 9.64%. Những dự án lớn chưa được triển khai một cách hiệu quả so với tiềm năng của huyện góp phần đẩy dư nợ trung hạn lên cao. Nếu xét cơ cấu cho vay thì cho vay tài trợ vốn lưu động, vốn ngắn hạn chiếm ưu thế hơn. Ngân hàng cần chuyển dịch cơ cấu cho vay tăng dần cho vay trung và dài hạn đối với các dự án lớn, đáp ứng yêu cầu vốn trung và dài hạn hợp lý cho người dân.

2.2.3.2. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ an toàn, chất lượng và hiệu quả, tăng trưởng trên cơ sở tăng nguồn vốn huy động tại địa phương đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ nhằm khẳng định vai trò chủ lực đầu tư nông nghiệp, nông thôn ngân hàng đã đề ra nhiều giải pháp khả thi để tăng trưởng dư nợ.

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng, %

CHỈ TIÊU

Năm 2009 Năm 2010 (+),(-) so % (+),(-) so Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ với năm trước với năm trước Ngành nông nghiệp 79,293 56.32% 81,773 55.49% 2,480 3.13% Ngành CN, TTCN 6,742 4.79% 8,473 5.75% 1,731 25.67% Ngành thủy, hải sản 16,020 11.38% 17,881 12.13% 1,861 11.62% Ngành TM, DV 15,038 10.68% 16,186 10.98% 1,148 7.63%

Ngành vận tải 6,717 4.77% 8,029 5.45% 1,312 19.53% Tiêu dùng 16,221 11.52% 14,186 9.63% -2,035 -12.55% Ngành khác 760 0.54% 835 0.57% 75 9.87% Tổng dư nợ 140,791 100% 147,363 100% 6,572 4.67% (Nguồn: phòng Tín dụng) Chú thích:

CN, TTCN: Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp TM, DV: Thương mại, Dịch vụ

Sản xuất nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện nên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ ngành nông nghiệp đạt mức 81,773 triệu đồng, tăng 2,480 triệu đồng so với năm 2009. Dư nợ tăng chậm do cho vay ngành nông nghiệp có tính thời vụ, tính chất các khoản vay là ngắn hạn, thời gian thu hồi nợ nhanh. Kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, bà con mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thiết bị máy móc cho sản xuất nhưng diễn biến thời tiết xấu, giá cả hàng hóa tăng, bệnh dịch lây lan là những nguyên nhân làm cho dư nợ ngành tăng.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy chỉ chiếm 5.75% trên tổng dư nợ nhưng là ngành có tốc độ tăng khá nhanh 25.76%. Năm 2010 dư nợ ngành đạt mức 8,473 triệu đồng, tăng 1,713 triệu đồng so với năm 2009. Với chủ trương công nghiệp hóa, cơ khí hóa nông thôn, đây là ngành có triển vọng trong tương lai để phát triển kinh tế huyện, cần chú trọng đến công tác đầu tư ngành này nhằm đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

Ngành thủy, hải sản là ngành có giá trị kinh tế cao, thời gian qua đã đóng góp tích cực trong công tác thay đổi bộ mặt của huyện. Năm qua, ngành nhiều khó khăn do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh ở một số loài tôm khiến nhiều ngư dân gần như mất trắng đã làm tăng dư nợ của ngành. Bên cạnh đó, hoạt động nuôi trồng và khai thác vẫn còn hạn chế, chưa tận dụng hết được tiềm năng của huyện. Dư nợ năm 2010 đạt mức 17,881 triệu đồng; tăng 1,861 triệu đồng với tốc độ tăng 11.62% so với năm 2009. Do cách thức nuôi trồng và đánh bắt chủ yếu là ven bờ nên nhu cầu vay vốn chủ yếu là tu sửa thuyền bè, mua lưới đánh bắt. Dựa vào tính chất ngành nghề, Ngân hàng có thể mạnh dạn đầu tư vốn cho ngư mua thuyền lớn phục vụ đánh bắt xa bờ nhằm khai thác tối đa tiềm lực của huyện.

Thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, mang lại nhiều lợi nhuận và thời gian này ít gặp rủi ro nên rất nhiều người tăng cường vay vốn để đầu tư, chính vì vậy làm cho dư nợ ngành này tăng lên. Năm 2010 dư nợ ngành đạt mức 16,186 triệu đồng, tăng 1,148 triệu đồng so với năm 2009. Chiếm tỷ trọng 10.98% trên tổng dư nợ, thương mại dịch vụ đang từng ngày thay đổi bộ mặt kinh tế của huyện. Là ngành dịch vụ, hướng tới phục vụ nhu cầu khách hàng là xu hướng tất yếu khi kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất con người ngày càng tăng cao.

Vận tải chiếm 5.54% trong tổng dư nợ nhưng có tốc độ tăng khá nhanh 19.53%. kinh tế ngày càng tăn trưởng, đường xá mở rộng, giao thông thuận tiện là điều kiện

để ngành vận tải phát triển, giúp lưu thông hàng hóa từ vùng này đến vùng khác. Năm 2010 dư nợ cho vay ngành này đạt mức 8,029 triệu đồng, tăng 1,312 so với năn 2009.

Tiêu dùng năm qua giảm đáng kể, tốc độ giảm 12.55%. Tình hình kinh tế khó khăn, giá cả nhiều mặt hàng tăng cao trong khi tốc độ tăng lương chậm hơn, tình trạng lạm phát khiến người dân phải thắt eo buộc bụng, cắt giảm chi tiêu đến mức tối đa có thể nhằm chống chọi với cơn bão giá. Năm 2010, dư nợ tiêu dùng giảm 2,035 triêu đồng còn 14,186 triệu đồng so với năm 2009, chiếm 9.63% trên tổng dư nợ cho vay.

Một số ngành khác có mức dư nợ thấp, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trên tổng dư nợ; với số tiền 835 triệu đồng tăng 75 triệu đồng so với năm 2009. Nhìn chung dư nợ các ngành đều gia tăng với mức tăng không đồng đều, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngành để phát triển phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, ngân hàng cần tăng hơn nữa dư nợ cho vay nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tăng trưởng an toàn, chất lượng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bao cao thuc tap tot nghiep (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w