tư duy của học sinh
Khi sử dụng bài tập như một phương pháp dạy học, cần lưu ý những yêu cầu sau đây:
* Bảo đảm tính quán triệt mục tiêu dạy học
Khi thiết kế các hoạt động học tập cho HS , GV cần cụ thể hóa bằng các bài tập hướng vào mục tiêu bài học. Tiến trình tổ chức cho HS từng bước giải quyết được các bài tập đó đồng thời là q trình thực hiện các mục tiêu đề ra.
* Bảo đảm tính khoa học,chính xác của nội dung
Bài tập dùng để mã hóa nội dung dạy học. Tuy nhiên bài tập cần đảm bảo tính khoa học chính xác.
* Đảm bảo tính thực tiễn
Việc thiết kế bài tập phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
* Phát huy tính tích cực của học sinh
Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức. Bài tập phải được xây dựng sao cho có thể tạo động lực tìm tịi cái mới, tức là tạo ra mâu thuẫn liên quan giữa cái biết và cái chưa biết ở HS nhằm phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của HS.
* Đảm bảo tính cơ bản gắn liền với tính tổng hợp
Hệ thống bài tập của bộ môn phải khái quát hết những thông tin cơ bản nhất của chương trình bộ mơn. Nó buộc HS khi giải hệ thống bài tập đó phải huy động tổng hợp những kiến thức cơ bản của tồn bộ chương trình và những kiến thức hỗ trợ liên mơn.
*Đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa
Giải bài tập hóa học thực chất là vận dụng các quy luật của hóa học và việc biến đổi bài tập ban đầu thành những bài tập trung gian, sơ đẳng hơn, cơ bản hơn. Những bài tậpcơ bản điển hình (đơn giản nhất của một kiểu nhất định) giữ vai trò rất quan trọng trong học vấn của HS vì chúng sẽ là kiến thức cơng cụ để giúp HS giải được những bài tập tổng hợp. Do đó, GV phải quy hoạch toàn bộ hệ thống
những bài tập đưa ra cho HS trong tồn bộ chương trình của mơn học, sao cho chúng sẽ kế thừa nhau, bổ sung nhau, cái trước chuẩn bị cho cái sau, cái sau phát triển cái trước, tất cả tạo nên (cùng với nội dung các lý thuyết khác) một hệ thống toàn vẹn những kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo.
*Đảm bảo tính kĩ thuật tổng hợp
Bài tập phải đóng vai trị cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa nhà trường và đời sống sản xuất. Nó phải là phương tiện rèn cho HS những kĩ năng chung nhất của việc tự học, của việc giải quyết các vấn đề nhận thức. Nó cũng góp phần vào việc hình thành ở HS những phẩm chất và những nét của văn hóa lao động (trí óc và chân tay).
* Đảm bảo tính phân hóa của hệ thống các bài tập
Trước hết bài tập ra cho HS phải vừa sức. Muốn cho bài tập có khả năng vừa sức với ba loại trình độ HS trong lớp, người GV phải phân hóa bài tập từ những bài tập trung bình vừa sức với đại đa số HS, GV phức tạp nó lên để dùng cho một số HS khá, giỏi và đơn giản nó đi để dùng cho HS yếu, kém.Có như vậy bài tập mới trở thành động lực thường xuyên của sự học tập tích cực.
Thường xuyên coi trọng việc dạy HS phương pháp giải bài tập
Dựa vào đặc trưng của bộ môn, GV phát hiện ra đặc trưng của phương pháp giải bài tập bộ mơn. Trên cơ sở đó, GV có kế hoạch rèn luyện cho HS hệ thống kĩ năng và kĩ xảo giải bài tập. Phương pháp giải bài tập bộ môn sẽ là cơ sở và điểm xuất phát để hình thành và phát triển những phương pháp hợp lý chung nhất của tự học và của hành động.
2.3. Quy trình lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học chương: Amin, Amino axit và Protein (Hóa học 12)